1 Số yếu tố cần thiết để thành lập công ty Singapore

Singapore là môi trường đầu tư lý tưởng dành cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài, một trong số hoạt động đầu tư phổ biến của các nhà đầu tư là thành lập công ty tại Singapore, vậy để thành lập công ty tại Singapore, nhà đầu tư cần thực hiện những hoạt động gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời. 

Thành lập công ty Singapore là gì ?

Một cách dễ hiểu theo kinh tế học thì thành lập doanh nghiệp là hoạt động thành lập lên tổ chức với mục đích kinh doanh, tạo lợi nhuận. Tổ chức này cần chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất như trụ sở, nguồn nhân lực, dây chuyền sản xuất, nhà xưởng, vốn và đặc biệt là các yêu cầu pháp lý có liên quan.

Các hình thức công ty tại Singapore cho nhà đầu tư nước ngoài

Loại hình công ty được phép thành lập khi đầu tư vào Singapore đó là:

1 Số yếu tố cần thiết để thành lập công ty Singapore
1 Số yếu tố cần thiết để thành lập công ty Singapore

Chi phí khi đầu tư thành lập công ty sang Singapore là bao nhiêu?

Ngoài những chi phí trong nước (tại Việt Nam) thì khi đầu tư sang Singapore, nhà đầu tư phải chi trả một số chi phí tiêu biểu sau đây: 

  • Chi phí xin chấp thuận chủ trương đầu tư sang Singapore: miễn phí
  • Chi phí xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư sang Singapore: miễn phí
  • Đăng ký tên doanh nghiệp tại Singapore: 15 đô la Mỹ
  • Đăng ký công ty tại Singapore: 300 đô la Mỹ
  • Tiền vốn đầu tư: tùy lượng vốn của nhà đầu tư, vốn điều lệ tối thiểu có thể là từ 0,75 USD (1 đô la Sing) đến 37,500 USD (50,000 đô la Sing).
  • Chi phí dịch vụ luật sư: tùy dịch vụ và công ty luật thì chi phí cũng sẽ khác nhau, nhưng Công ty Luật Siglaw sẽ đảm bảo chi phí thấp nhất cho quý khách cũng như thời gian là việc nhanh nhất.
  • Và các chi phí có liên quan khác.

Điều kiện, yếu tố cần thiết để thành lập công ty tại Singapore

Về chủ thể đầu tư sang Singapore

Theo luật Việt Nam, chủ thể được thực hiện đầu tư từ Việt Nam sang Singapore bao gồm sáu nhóm sau: Hộ kinh doanh (Ví dụ: Bánh trung thu Bảo Phương ở Thụy Khuê, Hà Nội); Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (Ví dụ: Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh ngân hàng Shinhan bank); Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã (Ví dụ: Hợp tác xã Sinh dược sản xuất xà phòng); Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam (Ví dụ: công ty TNHH Kinh Đô); Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (Ví dụ: công ty Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ VinFast); Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp. Thêm vào đó, tùy ngành nghề thì các chủ thể phải tuân thủ những điều kiện đầu tư ra nước ngoài mà quy định Việt Nam có đề cập.    

Theo quy định của Singapore, pháp luật Singapore trên thực tế không có quy định rõ ràng điều chỉnh vấn đề đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, có thể thấy khi muốn thành lập công ty để đầu tư tại Singapore, nhà đầu tư cần trên 18 tuổi và có tài chính tốt, hoặc đơn giản là không bị phá sản

Về ngành nghề đầu tư sang Singapore

Pháp luật Việt Nam có quy định ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài và ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện. Không chỉ vậy, khi đầu tư vào Singapore, những ngành nghề dù có điều kiện hay không đều phải tuân thủ quy định pháp luật Singapore nếu thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện theo pháp luật Singapore quy định. Vậy, những ngành, nghề sau đây bị cấm đầu tư:

  • Ma túy; pháo nổ; dịch vụ đòi nợ; các loại hóa chất, khoáng vật; mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên; mại dâm; mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; và các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo các điều ước quốc tế có liên quan.
  • Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
  • Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Nhật Bản.
  • Những ngành, nghề đầu tư có điều kiện bao gồm 05 ngành, nghề: Chứng khoán; Bảo hiểm; Ngân hàng; Báo chí, phát thanh, truyền hình và Kinh doanh bất động sản.

Theo pháp luật của Singapore, có một số ngành nghề mà Singapore sẽ có sự kiểm soát lên nhà đầu tư nước ngoài như: Bất động sản, Phát thanh truyền hình, Truyền thông trong nước; Dịch vụ tài chính và ngân hàng; Những dịch vụ chuyên nghiệp. Thêm vào đó, Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore nhìn chung là cơ quan giám sát các vấn đề liên quan đến thương mại và đầu tư với mục đích đảm bảo nền kinh tế Singapore tiếp tục cạnh tranh, và hấp dẫn các nhà đầu tư. Singapore có chế độ đầu tư tương đối cởi mở và không có luật cụ thể về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 

Về vốn đầu tư sang Singapore

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các nguồn vốn hợp pháp được đầu tư sang Singapore bao gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, cụ thể hơn đó là:  Lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ra nước ngoài được giữ lại để tiếp tục thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài; Quyền sở hữu trí tuệ (quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả,..); Vốn chủ sở hữu;vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài. 

Tiền và tài sản khác gồm: Cổ phần; phần vốn góp; Ngoại tệ; VNĐ; tài sản cố định, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm; dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài; tài sản hợp pháp theo quy định pháp luật dân sự.

Về thủ tục, hồ sơ thành lập công ty sang Singapore

Giai đoạn 1: Tìm hiểu và lên ý tưởng về công ty

Bước 1: Chọn loại hình công ty được thành lập tại Singapore: Công ty TNHH (Công ty con); Chi nhánh công ty; Văn phòng đại diện.

Bước 2: Đặt tên để đăng ký tên cho công ty ở Singapore

Giai đoạn 2: Quy trình thủ tục đầu tư sang Singapore tại Việt Nam ban đầu.

Bước 1: Nhà đầu tư Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện xin cấp mới dự án:

  • Không nằm trong danh mục những ngành bị cấm đầu tư cũng như đáp ứng những điều kiện riêng của từng ngành nghề đầu tư có điều kiện như Quảng cáo, bảo hiểm, thừa phát lại,.v.v.
  • Tự thực hiện ngoại tệ hoặc tự thu xếp ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép theo một cam kết
  • Có quyết định đầu tư vào Nhật Bản dành cho nhà đầu tư Việt Nam (theo quy định của Luật Doanh nghiệp, của cơ quan quyết định đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp Nhà nước).
  • Có văn bản của cơ quan thuế chứng minh nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm cơ quan thuế chấp thuận chậm nhất là 3 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.

Bước 2: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu thuộc trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư)

Một số trường hợp cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư có thể kể đến đó là các dự án đầu tư với con số vốn khổng lồ, từ 20 nghìn tỷ đồng trở lên/dự án có cơ chế đặc biệt mà Quốc hội cần can thiệp để phê duyệt, hay những dự án nhỏ hơn với mức vốn 800 tỷ đồng trở lên/dự án có ngành nghề, điều kiện vốn 400 tỷ đồng trở lên. 

Hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư như sau: 

STT Loại tài liệu Ghi chú
1 Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài 01 bản chính
2 CMND/CCCD hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức; 01 bản sao chứng thực
3 Đề xuất dự án đầu tư gồm: mục tiêu, quy mô, hình thức, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án; 01 bản chính
4 Một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư; 01 bản sao chứng thực
5 Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư; 01 bản chính
6 Quyết định đầu tư ra nước ngoài  01 bản chính
7 [Đối với các dự án trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ] Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm. 01 bản chính

Lưu ý, đối với dự án đầu tư ra nước ngoài do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, thì Quyết định đầu tư ra nước ngoài (Điểm e Khoản 1 Điều 55 của Luật Đầu tư) là hai văn bản dưới đây:

  • Văn bản chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu cho phép nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài, bao gồm các nội dung chủ yếu: Nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, hình thức, địa điểm đầu tư, tổng vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn, tiến độ thực hiện dự án, các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư cần đạt được;
  • Báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất dự án đầu tư ra nước ngoài, làm cơ sở cho việc chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định tại Điểm a Khoản này.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài (GCNĐKĐT)

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài (GCNĐTRNN)

STT Loại tài liệu Ghi chú
1 Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài 01 bản chính
2 Quyết định đầu tư ra nước ngoài  01 bản chính
3 CMND/CCCD hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức; 01 bản sao chứng thực
4 Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư 01 bản chính
5 [Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học và công nghệ]

Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm 

01 bản chính

Đối với dự án cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư: trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp GCNĐKĐT ra nước ngoài cho các nhà đầu tư mà các nhà đầu tư không cần nộp hồ sơ xin cấp GCNĐKĐT

Đối với dự án không xin chấp thuận chủ trương đầu tư: thời gian làm việc là 15 ngày từ ngày nhận hồ sơ.

Giai đoạn 3: Quy trình thủ tục đăng ký công ty tại Singapore

  • Chọn hình thức kinh doanh đáp ứng nhu cầu kinh doanh của bạn. Một số loại hình công ty phổ biến khi đầu tư vào Singapore đó là công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, các loại hình cho công ty nước ngoài (công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện).
  • Đăng ký công ty của bạn với ACRA. Theo đó, bất kỳ ai trên 18 tuổi đều có thể đăng ký công ty tại Singapore, ví dụ như người dân Singapore, người có Thẻ Doanh nhân (EntrePass), Thẻ Lao động (EP) và Thẻ Người phụ thuộc (DP) và người nước ngoài có thể thành lập công ty tại Singapore.
  • Mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp. Để đăng ký chính thức doanh nghiệp của bạn, chỉ cần gửi biểu mẫu đăng ký công ty và các tài liệu liên quan đến Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán của Singapore. Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán của Singapore để đăng ký Đường dẫn này sẽ mở trong một cửa sổ mới (ACRA). Sau khi công ty của bạn được thành lập, bạn đã sẵn sàng mở tài khoản ngân hàng và bắt đầu mọi việc.

Giai đoạn 4: Các thủ tục tiếp theo trong nước tại Việt Nam

  • Nộp đơn xin cấp Giấy phép kinh doanh nếu có yêu cầu trong pháp luật Singapore. 
  • Chuyển vốn đầu tư sang Singapore để thực hiện hoạt động đầu tư
  • Đăng ký giao dịch ngoại hối tại Ngân hàng nhà nước
  • Mở tài khoản ngân hàng đứng tên công ty lưu trữ vốn đầu tư ra nước ngoài tại tổ chức tín dụng Việt Nam. Đây là tài khoản ngoại tệ mà nhà đầu tư cần lập tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam cũng như thực hiện đăng ký chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.
  • Nộp đơn xin cấp Visa, tình trạng cư trú cho cán bộ công ty không có quốc tịch Singapore (ví dụ như Giám đốc, nhân viên,..)
  • Thông báo đầu tư ra nước ngoài tại Cục Đầu tư nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước, Đại Sứ quán/Tổng lãnh sự Việt Nam tại Singapore

Dịch vụ đầu tư nước ngoài sang Singapore của Hãng luật Siglaw gồm những gì ?

  • Miễn phí tư vấn về hợp đồng, quy định về pháp luật doanh nghiệp, pháp luật đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và pháp luật doanh nghiệp, đầu tư của Singapore.
  • Miễn phí tư vấn các vấn đề liên quan đến tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài, cư trú của của người nước ngoài theo đúng quy định pháp luật Singapore.
  • Ưu đãi tư vấn thường xuyên và giải đáp các vấn đề liên quan đến thuế: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp… tại thời điểm tư vấn của dự án đầu tư ra nước ngoài.
  • … Và nhiều giá trị gia tăng khác vượt trên sự kỳ vọng của khách hàng!

Để được tư vấn về hoạt động, hồ sơ, thủ tục, lưu ý khi thành lập công ty nhằm đầu tư sang Singapore miễn phí một cách toàn diện từ A-Z, Quý khách liên hệ: Công ty Luật Siglaw 

Trụ sở chính: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội. 

Hotline: 0961 366 238 Email: vphn@siglaw.com.vn 

Chi nhánh: Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

5/5 - (4 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238