Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty nghiên cứu thị trường

Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào doanh nghiệp nghiên cứu thị trường tại Việt Nam như thế nào? Hồ sơ thủ tục góp vốn vào công ty nghiên cứu thị trường là gì? Mời bạn tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé:

Góp vốn vào công ty nghiên cứu thị trường là gì?

Đầu tiên, công ty nghiên cứu thị trường là một loại doanh nghiệp sử dụng nghiên cứu thị trường để giao tiếp trực tiếp với khách hàng tiềm năng và kiểm tra tính khả thi của các sản phẩm và dịch vụ mới. Nghiên cứu thị trường cho phép các công ty tìm tới thị trường mục tiêu và nhận ý kiến ​​cũng như phản hồi theo thời gian thực từ người tiêu dùng. 

Thứ hai, nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty nghiên cứu thị trường là hình thức họ dùng tài sản của bản thân (có thể là tiền, hoặc tài sản có giá trị khác) để góp vào vốn điều lệ của công ty, dù là trước khi công ty thành lập hay sau khi công ty đã hoạt động. 

Thứ ba, vậy việc nhà đầu tư góp vốn vào công ty nghiên cứu thị trường chính là hoạt động dùng tài sản để góp vào vốn điều lệ công ty nghiên cứu thị trường của nhà đầu tư nước ngoài. 

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty nghiên cứu thị trường
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty nghiên cứu thị trường

Các phương pháp phổ biến được các công ty nghiên cứu thị trường sử dụng là gì?

  • Khảo sát: người được khảo sát có thể dùng điện thoại, link, các tờ khảo sát trực tiếp,…để trả lời các câu hỏi có sẵn. 
  • Các nhóm tập trung: sẽ lập thành các nhóm để khảo sát, các nhóm này có thể có các điểm chung, và sau đó họ cũng sẽ trả lời các câu hỏi hoặc các tình huống và câu trả lời, kết quả của cuộc thử nghiệm sẽ được ghi lại.
  • Phỏng vấn định tính: 01 người tham gia sẽ nói chuyện với 01 người tổ chức tại một thời điểm nào đó và trả lời các câu hỏi, thường là câu hỏi mở, khuyến khích người trả lời đưa ra các phản hồi chuyên sâu nhất có thể.
  • Lắng nghe ý kiến trên mạng xã hội: lập một loạt câu hỏi và lắng nghe ý kiến người dùng trên mạng xã hội
  • Quan sát: có thể quay phim người được thử nghiệm, và phân tích thói quen, hành vi của người đó tùy mục đích của cuộc nghiên cứu.
  • Thử nghiệm thực địa: cho người dùng sử dụng sản phẩm trong hoạt động hàng ngày, và trong 01 khoảng thời gian nhất định. 
  • Phân tích cạnh tranh: bên nghiên cứu sẽ thu thập thông tin của đối thủ cạnh tranh và phân tích chúng để học hỏi hoặc rút kinh nghiệm từ các sai lầm của đối thủ
  • Dữ liệu công khai: phân tích thông qua các dữ liệu có sẵn trên mạng
  • Mua dữ liệu: người nghiên cứu sẽ chi trả 1 khoản tiền để mua lại thông tin về đối tượng được nghiên cứu tùy theo mục đích của chương trình nghiên cứu đó. 
  • Phân tích dữ liệu bán hàng: người phân tích sẽ tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích quá trình bán hàng của công ty mình và đưa ra bài học, kinh nghiệm hoặc chiến lược cần có trong tương lai

Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty nghiên cứu thị trường

Chủ thể đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty nghiên cứu thị trường

Pháp luật của Việt Nam cho phép tất cả cá nhân, tổ chức được quyền dùng tài sản của mình để góp vốn vào công ty, dù là góp vốn thành lập công ty hay góp thêm vốn, trừ những cá nhân, tổ chức sau bị cấm góp vốn vào công ty nghiên cứu thị trường theo Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020: 

  • Cơ quan nhà nước (ví dụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,…), hoặc đơn vị vũ trang nhân dân dùng những tài sản nhà nước rót vốn vào doanh nghiệp nhằm tư lợi cá nhân cho tổ chức mà họ đang làm việc.
  • Những chủ thể khác mà Luật Viên chức; Luật Cán bộ, công chức;  Luật Phòng, chống tham nhũng không cho phép góp vốn thành lập công ty nghiên cứu thị trường (nếu có)

Vốn điều lệ đầu tư nước ngoài vào công ty nghiên cứu thị trường

Đối với các công ty kinh doanh hoạt động nghiên cứu thị trường, tỷ lệ góp vốn tối thiểu không được pháp luật Việt Nam yêu cầu. Có đa dạng hình thức của vốn mà nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vào công ty nghiên cứu thị trường, đem lại sự linh hoạt cho nhà đầu tư, và thu hút họ đầu tư hơn vào các công ty này tại Việt Nam. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể góp vốn bằng ba hình thức:

  • Vàng thật, tiền mặt (USD, Euro, Việt Nam Đồng,…);
  • Quyền sử dụng đất và tài sản gắn với đất (nhà, tòa nhà, rừng để sản xuất; công trình xây dựng;…), quyền sở hữu trí tuệ (quyền tác giả, quyền sáng chế; quyền liên quan đến quyền tác giả,…)
  • Công nghệ và bí quyết kỹ thuật. Ví dụ: công thức sản xuất đồ uống của Coca-cola.

Loại hình công ty nghiên cứu thị trường có thể góp vốn vào

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn để thành lập công ty từ ban đầu thì họ sẽ được phép góp vốn vào công ty công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Hoặc trường hợp nhà đầu tư góp thêm vốn sau khi công ty nghiên cứu thị trường đã thành lập, thì họ được phép góp vốn bằng cách mua cổ phần tại công ty cổ phần, góp vốn vào công ty TNHH và công ty hợp danh.

Quy trình để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty nghiên cứu thị trường

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty nghiên cứu thị trường đang hoạt động

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký góp vốn công ty nghiên cứu thị trường

  • 01 bản chính Giấy đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. Nội dung gồm: Thông tin của công ty nhận vốn góp (địa chỉ, tên, mã số doanh nghiệp,…), tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp.
  • 01 bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu (đối với NĐT là cá nhân); hoặc 01 bản sao chứng thực Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác (đối với NĐT là tổ chức). 
  • 01 Giấy ủy quyền và 01 văn bản ủy quyền tương ứng (nếu nhà đầu tư không tự mình nộp hồ sơ mà ủy quyền cho một người khác)

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký góp vốn công ty nghiên cứu thị trường

Nơi nộp: Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi công ty nghiên cứu thị trường đặt trụ sở. Ví dụ:

  • Số 90G đường Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
  • Tầng 6, tòa nhà 27 tầng, Khu liên cơ Võ Chí Công, số 258 đường Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội (Tòa nhà Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên Hà Nội).

Bước 3: Nhận kết quả: 15 ngày từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ 

Nếu không được góp vốn, Phòng đăng ký đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản. 

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn để thành lập công ty nghiên cứu thị trường

Bước 1: Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư 

  • 01 Giấy đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
  • 01 bản hợp đồng thuê nhà ở/văn phòng để thực hiện dự án đầu tư.
  • 01 bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của Việt Nam (nếu liên doanh với Việt Nam);
  • 01 bản sao chứng thực hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài (đối với cá nhân nước ngoài)
  • 01 Giấy xác nhận số dư tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài tối thiểu bằng số tiền đầu tư. Nếu tài khoản ở nước ngoài thì các giấy tờ phải được chứng thực lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và công chứng.
  • Đề xuất dự án đầu tư. Nội dung đề xuất gồm khá nhiều, đó là: thông tin nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, nguồn vốn và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn hoàn thành dự án và phương án đầu tư, đề xuất ưu đãi đầu tư, nhu cầu lao động, đánh giá tác động,.v.v.
  • 01 bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức nước ngoài (nếu là tổ chức);
  • 01 bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện đầu tư của tổ chức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nếu là tổ chức);
  • 01 BCTC hàng năm được kiểm toán bởi cơ quan nước ngoài trong hai năm gần nhất (phải được cơ quan lãnh sự xác nhận và có giá trị trong vòng 90 ngày) ((nếu là tổ chức)

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Phòng Đăng ký đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Bước 3: Thành lập doanh nghiệp FDI nghiên cứu thị trường

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Siglaw về việc góp vốn vào công ty nghiên cứu thị trường của nhà đầu tư nước ngoài. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung nêu trên, hãy liên hệ thông tin dưới đây để được tư vấn trực tiếp 24/7: 

Trụ sở tại Hà Nội: 19 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

Địa chỉ thành phố Hồ Chí Minh: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: số 177 Trưng Nữ Vương, Phường Hoà Thuận Đông, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Số điện thoại liên hệ: (+84) 961 366 238 

Email: vphn@siglaw.com.vn hoặc vphcm@siglaw.com.vn

5/5 - (2 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238