Malaysia và Campuchia đều là hai quốc gia nằm trong top 5 nước có tổng vốn đăng ký đầu tư Việt Nam cao nhất. Mỗi quốc gia đều có thế mạnh riêng để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các nhà đầu tư Việt Nam về việc nên đầu tư sang Malaysia hay đầu tư sang Campuchia một cách toàn diện nhất.
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Malaysia, Campuchia
Mối quan hệ Việt Nam – Malaysia
Một trong số 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam chính là Malaysia. Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Malaysia tăng đều hàng năm, chỉ riêng năm 2022 đã đạt tới gần 14,8 tỷ USD.
Cả hai nước đều rất coi trọng quan hệ hợp tác thương mại dựa trên sự cân bằng và bền vững, nỗ lực đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương vào năm 2025 đạt 18 tỷ USD.
Đặc biệt, hai Chính phủ đã ký thỏa thuận hợp tác lần đầu tiên về việc đưa người Việt Nam sang làm việc tại Malaysia vào năm 2003, tiếp tục tái ký vào năm 2015 và năm 2022. Đây là điểm sáng cho các nhà đầu tư đang muốn đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Malaysia. Việt Nam và Malaysia đã tham gia một số hiệp định quan trọng nhằm tăng cường hợp tác kinh tế thương mại song phương như: Hiệp định Đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Malaysia, Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Tránh đánh thuế kép (DTA),…Tại sao nhà đầu tư Việt Nam nên đầu tư vào Malaysia?
Mối quan hệ Việt Nam – Campuchia
Việt Nam và Campuchia có quan hệ đối tác chiến lược và liên minh chặt chẽ được xây dựng và tăng cường dựa trên nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, hợp tác đôi bên cùng có lợi và hướng đến lợi ích chung.
Trong những năm qua, hai bên không ngừng tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, trong đó Việt Nam vẫn luôn là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia và ngược lại.
Những thỏa thuận thương mại nhằm tạo điều kiện cho đôi bên cùng phát triển có thể kể đến như: Hiệp Ðịnh Thương Mại Giữa Việt Nam – Campuchia 1998, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia 2001, Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam – Lào 2016,… Thời gian gần nhất, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 83 năm 2021 về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia giai đoạn 2021-2022.
Ngoài ra, Việt Nam và Campuchia đã cùng nhau hợp tác trong nhiều diễn đàn của khu vực và quốc tế, gồm: Liên hợp quốc, ASEAN và Diễn đàn hợp tác châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Những vấn đề cần lưu ý khi đầu tư tại Campuchia
Những thuận lợi khi đầu tư sang Malaysia, Campuchia
Thuận lợi khi đầu tư sang Malaysia
Về khuôn khổ pháp lý, Malaysia cung cấp một khuôn khổ pháp lý tương đối mạnh đem lại sự ổn định và tính bảo mật cho các nhà đầu tư dài hạn an tâm khi các khoản đầu tư, nghiên cứu và sản phẩm của họ được bảo vệ. Đó cũng được coi là thế mạnh của Malaysia khi không phải tất cả các quốc gia trong khu vực ASEAN có thể đảm bảo điều này.
Về khả năng tiếp cận tài chính, các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) có thể tiếp cận nguồn vốn và khoản vay dễ dàng hơn tại Malaysia. Ngoài kênh đi vay ngân hàng, các tổ chức tài chính truyền thống, Malaysia đã phát triển kênh gây vốn mới như huy động quỹ từ cộng đồng, cho vay ngang hàng. Đây là đặc điểm khiến Malaysia dễ dàng thu hút các NĐTNN tham gia vào thị trường.
Về khía cạnh thuế, trong năm 2022, chính phủ nước này đã phân bổ quỹ đặc biệt 2 tỷ RM (khoảng 430 triệu USD) để thu hút các NĐTNN tham gia đầu tư vào thị trường Malaysia. Đặc biệt, Malaysia còn áp dụng chính sách không đánh thuế thu nhập có thời hạn lên đến 15 năm cho các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ chuyển hoạt động sang Malaysia.
Thuận lợi khi đầu tư sang Campuchia
Luật Đầu tư năm 2021 của Campuchia đã đưa ra một số điều khoản sửa đổi tích cực nhằm thu hút và bảo vệ NĐTNN. Cụ thể:
Giảm thời gian cấp giấy phép đầu tư: Thời gian cấp giấy phép đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài được giảm xuống từ 30 ngày còn 20 ngày. Các điều khoản mới liên quan đến đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ và đặt ra mục tiêu tăng cường quản lý, giám sát các hoạt động đầu tư nước ngoài cũng được nêu lên một cách chi tiết.
Chế độ ưu đãi thuế và tài chính mở rộng: Theo Điều 25 của Luật này, các khoản đầu tư vào các ngành được khuyến khích đủ điều kiện hưởng các ưu đãi về thuế cơ bản và/hoặc thuế hải quan (trừ trường hợp bị đưa vào Danh sách Tiêu cực). Nhà đầu tư Việt Nam có thể yêu cầu các ưu đãi sau khi nhận được giấy tờ chứng nhận đăng ký xác nhận tình trạng Dự án đầu tư đủ điều kiện (QIP) của khoản đầu tư, được cấp bởi Hội đồng Phát triển Campuchia và Tiểu ban Đầu tư Tỉnh-Thành phố. Có 02 phương án để các nhà đầu tư yêu cầu các ưu đãi thuế cơ bản nêu tại Điều 26 Luật Đầu tư 2021 của Campuchia:
- Phương án 1: Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3 đến 9 năm, tùy thuộc vào bản chất của khoản đầu tư. Sau đó, các nhà đầu tư phải trả 25% tổng số thuế phải trả trong hai năm, 50% trong hai năm tiếp theo và 75% trong hai năm tiếp theo. Nhà đầu tư cũng được miễn thuế trả trước, thuế tối thiểu nếu đã thực hiện kiểm toán độc lập và thuế xuất khẩu, trừ khi có yêu cầu khác.
- Phương án 2: Khấu trừ chi phí đầu tư cơ bản thông qua khấu hao đặc biệt theo quy định hiện hành về thuế. Khấu trừ tới 200% chi phí cụ thể phát sinh trong tối đa 9 năm, tùy thuộc vào hoạt động đầu tư. Tương tự phương án 1, nhà đầu tư được miễn thuế trả trước, thuế tối thiểu nếu đã thực hiện kiểm toán độc lập và thuế xuất khẩu, trừ trường hợp có quy định khác.
Những khó khăn khi đầu tư sang Malaysia, Campuchia
Khó khăn khi đầu tư sang Malaysia
Cạnh tranh gay gắt: Malaysia có môi trường kinh doanh rất cạnh tranh, đặc biệt với các quốc gia xuất khẩu lớn khác như Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia. Đây là một thách thức lớn, đòi hỏi các nhà đầu tư Việt Nam phải tìm cách phát triển sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh để tạo lợi thế trong thị trường.
Đa dạng văn hóa và tôn giáo: Malaysia có các cộng đồng gồm: người Hoa, Ấn Độ, Malaysia gốc và dân tộc bản địa với đa dạng bản sắc dân tộc và văn hóa. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm hiểu rất kỹ lưỡng và đáp ứng đa dạng nhu cầu của các phân khúc thị trường khác nhau, cho ra các sản phẩm, chiến dịch marketing và bán hàng phù hợp với từng nhóm khách hàng.
Chứng chỉ Halal: Đây là một loại chứng chỉ chất lượng về hàng hóa thực phẩm tại các thị trường Hồi giáo và yêu cầu này được áp dụng tại Malaysia. NĐTNN có thể tốn thêm một khoản chi phí và quy trình phê duyệt phức tạp cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thực phẩm. Tuy nhiên, để tiếp cận thị trường này thì nhà đầu tư cần đảm bảo rằng sản phẩm tuân thủ các quy định Halal.
Rào cản thương mại và kỹ thuật: Các nhà đầu tư Việt Nam cần nắm vững các quy định và thủ tục nhập khẩu, chứng nhận kỹ thuật và đáp ứng yêu cầu của Malaysia bởi chính phủ nước này có thể áp đặt một số biện pháp phòng vệ thương mại và yêu cầu kỹ thuật đối với một số ngành nghề và sản phẩm.
Khó khăn khi đầu tư sang Campuchia
Hạn chế hạ tầng: Cơ sở hạ tầng của Campuchia tuy đã phát triển nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt ở vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa, việc tiếp cận cơ sở hạ tầng quan trọng như điện, nước và giao thông có thể khó khăn.
Vấn đề nhân công: Mặc dù có dân số trẻ và lực lượng lao động giá rẻ nhưng nguồn lao động ở Campuchia vẫn chưa được đào tạo đầy đủ và chất lượng lao động còn thấp. Điều này có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.
Thị trường hẹp, cạnh tranh khốc liệt: Quy mô thị trường Campuchia nhỏ hơn so với một số quốc gia khác trong khu vực. Điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp địa phương và quốc tế có sẵn trên thị trường, vì vậy cần có chiến lược tiếp cận thị trường hiệu quả.
Các ngành nghề đầu tư phổ biến ở Malaysia và Campuchia
Ngành nghề đầu tư phổ biến ở Malaysia
- Ngành công nghiệp sản xuất: Bao gồm sản xuất điện tử, ô tô, thiết bị y tế, thiết bị điện tử tiêu dùng và hàng tiêu dùng.
- Ngành dầu khí và năng lượng: Malaysia có nguồn tài nguyên dầu khí phong phú, đặc biệt là dầu và khí tự nhiên.
- Công nghệ thông tin và truyền thông: Malaysia có một hệ thống viễn thông tiên tiến và lực lượng lao động chất lượng cao. Nước này đang thu hút các công ty công nghệ và dự án phần mềm, dịch vụ truyền thông và các dịch vụ công nghệ liên quan.
- Tài chính và dịch vụ tài chính: Hệ thống tài chính của Malaysia đa dạng và phát triển các dịch vụ tài chính đa dạng, gồm ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và quản lý tài sản.
Ngành nghề đầu tư phổ biến ở Campuchia
- Nông nghiệp: Chi phí sản xuất trong nông nghiệp ở Campuchia thường thấp hơn so với ở Việt Nam, vì thế, các nhà đầu tư Việt Nam có thể tiết kiệm chi phí như giá đất nông nghiệp cho thuê, giá thuê lao động,…
- Du lịch: Tiềm năng phát triển ngành du lịch của Campuchia là rất có triển vọng với những di sản văn hóa lịch sử như Đền Angkor Wat, Banteay Srei, Preah Vihear và cảnh đẹp thiên nhiên với các hồ, thác nước, rừng núi. Đây là cơ hội tiếp cận thị trường tiềm năng dành cho các nhà đầu tư Việt Nam.
- Năng lượng: Kể từ năm 2016 tới nay, ngành năng lượng của Campuchia đang đạt được đà phát triển. Với lợi thế về vị trí địa lý, Campuchia có tiềm năng về năng lượng mặt trời lớn do bức xạ trung bình cao. Hiện, có rất ít trang trại năng lượng mặt trời lớn ở Campuchia, do đó, đây là một thị trường lý tưởng dành cho các nhà đầu tư Việt Nam.
- Y tế, sức khỏe: Là thành viên của WTO, Campuchia cho phép thành lập các bệnh viện 100% do nước ngoài sở hữu với yêu cầu duy nhất là một trong các giám đốc phải là người Campuchia.
Thủ tục đầu tư sang Malaysia và Campuchia khác nhau thế nào
Thủ tục đầu tư sang Malaysia
Bước 1: Đáp ứng các điều kiện để xin cấp mới dự án
- Nguyên tắc áp dụng: Theo sự khuyến khích đầu tư của Nhà nước Malaysia và quy định pháp luật.
- Không thuộc ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và đáp ứng điều kiện đối với ngành nghề có điều kiện.
- Cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc cam kết thu xếp ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép.
- Có quyết định đầu tư ra nước ngoài (Do nhà đầu tư tự quyết định theo quy định luật doanh nghiệp hoặc Cơ quan quyết định việc đầu tư ra nước ngoài đối với doanh nghiệp Nhà nước).
- Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Bước 2: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có)
Nhà đầu tư Việt Nam xem xét nguồn vốn có thuộc trường hợp cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư hay không, bao gồm:
- Dự án có nguồn vốn từ 20.000 tỷ đồng trở lên
- Dự án có cơ chế, chính sách đặc biệt (cần Quốc hội phê duyệt)
- Các dự án có vốn 800 tỷ đồng trở lên
- Dự án có ngành, nghề điều kiện vốn 400 tỷ đồng trở lên thì cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư.
Bước 3: Xin phép cấp đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư Việt Nam cần đảm bảo chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ gồm:
- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Văn bản về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- Quyết định đầu tư ra nước ngoài do nhà đầu tư quyết định theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Văn bản xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài
- Giấy tờ cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ/văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư cần lưu ý nộp kèm theo văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư để quá trình xin cấp giấy chứng nhận đầu tư dễ dàng hơn;
- Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
- Văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế (cần lưu ý đến cơ quan thuế trên địa bàn sinh sống)
- Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài
Bước 4: Thực hiện xin cấp phép cho dự án đầu tư tại Malaysia
Bước 5: Chuyển vốn đầu tư sang Malaysia để thực hiện hoạt động đầu tư
Thủ tục đầu tư sang Campuchia
Bước 1: Đáp ứng các điều kiện để xin cấp mới dự án
- Nguyên tắc áp dụng: Theo sự khuyến khích đầu tư của Nhà nước Malaysia và quy định pháp luật.
- Không thuộc ngành nghề cấm đầu tư và đáp ứng điều kiện đối với ngành có điều kiện.
- Cam kết tự thu xếp ngoại tệ/cam kết thu xếp ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép.
- Có quyết định đầu tư ra nước ngoài (Do nhà đầu tư tự quyết định theo quy định luật doanh nghiệp hoặc Cơ quan quyết định việc đầu tư ra nước ngoài đối với doanh nghiệp Nhà nước).
- Có giấy tờ của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Bước 2: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có)
Nhà đầu tư Việt Nam cần xem xét nguồn vốn có thuộc trường hợp cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư không:
- Dự án có nguồn vốn từ 20.000 tỷ đồng trở lên
- Dự án có cơ chế, chính sách đặc biệt cần Quốc hội phê duyệt.
- Các dự án có vốn 800 tỷ đồng trở lên
- Dự án có ngành, nghề điều kiện vốn 400 tỷ đồng trở lên thì cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư.
Bước 3: Xin phép cấp đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư Việt Nam cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đầy đủ gồm:
- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- Quyết định đầu tư ra nước ngoài do nhà đầu tư quyết định theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài
- Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ/văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư. Nộp kèm theo văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư;
- Nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
- Văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế (lưu ý đến cơ quan thuế trên địa bàn sinh sống)
- Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài
Bước 4: Thực hiện xin cấp phép cho dự án đầu tư tại Campuchia
Bước 5: Chuyển vốn đầu tư sang Campuchia để thực hiện hoạt động đầu tư
Trên đây là những thông tin tham khảo cho câu hỏi “Nên đầu tư sang Campuchia hay đầu tư sang Malaysia”. Việc đầu tư sang quốc gia nào là tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện của từng doanh nghiệp bởi mỗi quốc gia sẽ có những thuận lợi và khó khăn khác nhau khi tiếp cận thị trường. Quý vị có những vướng mắc về pháp lý khi tìm hiểu về các thị trường nước ngoài để đầu tư có thể lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp lý của Công ty Luật Siglaw.
Dịch vụ tư vấn đầu tư sang Malaysia và Campuchia tại Siglaw
Công ty Luật Siglaw là một trong những công ty luật hàng đầu tại Việt Nam, với đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực luật đầu tư. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ tận tình, hiệu quả và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong quá trình tư vấn soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý, chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị đi đầu trong cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, bao gồm tư vấn tư ra nước ngoài trong đó có Malaysia và Campuchia. Chúng tôi luôn cập nhật và nắm bắt tình hình pháp lý mới nhất, giúp khách hàng đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng.
Đội ngũ luật sư của Siglaw bao gồm những chuyên gia có trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan mọi lĩnh vực. Chúng tôi có khả năng đưa ra những giải pháp phù hợp nhất, quản trị rủi ro để giúp khách hàng có thể dễ dàng, thuận tiện nhất trong triển khai thực hiện dự án.
Chi phí tư vấn đầu tư ra nước ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ với chi phí hợp lý và cạnh tranh nhất. Chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp với quý khách về các chi phí cần thiết trước khi bắt đầu công việc, để quý khách có thể kiểm soát tốt hơn ngân sách và kế hoạch tài chính của mình.
Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện về thành lập công ty tại Malaysia hay thành lập công ty tại Campuchia, Quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Luật TNHH Siglaw (Siglaw Firm)
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Hotline: 0961 366 238
Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.