Điều 52 của Bộ Luật lao động năm 2019 đã quy định về hoạt động cho thuê lại: “Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động”, theo đó, khi người lao động ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động, họ sẽ được giao làm việc dưới sự quản lý, điều hành của một doanh nghiệp sử dụng lao động khác. Điều này tạo ra một sự phân động lao động, trong đó người lao động vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động nhưng lại thực hiện công việc dưới sự điều hành của doanh nghiệp sử dụng lao động.
Luật cũng đặt ra điều kiện cho hoạt động cho thuê lại lao động, chỉ cho phép các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực này và áp dụng cho một số lĩnh vực nhất định. Cụ thể, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP đã liệt kê 20 ngành nghề được phép cho thuê lại lao động, bao gồm một loạt các công việc từ phiên dịch, thư ký, đến các công việc vận hành, bảo dưỡng trên tàu bay, giàn khoan dầu khí. Điều này thể hiện sự cân nhắc và điều tiết của pháp luật đối với hoạt động này, nhằm bảo đảm quyền lợi cho cả người lao động và doanh nghiệp.
Các vi phạm thường gặp trong hoạt động cho thuê lại lao động
Việc vi phạm hoạt động cho thuê lại lao động có thể xảy ra với bên cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động, cụ thể như sau:
Bên cho thuê lại lao động | Bên thuê lại lao động |
1. Không lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động; 2. Không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật; 3. Không niêm yết công khai bản chính giấy phép tại trụ sở chính và bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép tại các chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có) của doanh nghiệp cho thuê lại; 4. Không gửi bản sao chứng thực giấy phép đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đến hoạt động trong trường hợp doanh nghiệp sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động; 5. Không phối hợp với bên thuê lại lao động trong việc điều tra tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật; 6. Không thông báo cho người lao động thuê lại các nội dung về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động; 7. Không cử người thường xuyên giám sát, phối hợp hoặc kiểm tra việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại của bên thuê lại lao động. 8. Trả lương cho người lao động thuê lại thấp hơn tiền lương của người lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau của bên thuê lại lao động; không thực hiện đúng các chế độ với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; không thông báo hoặc thông báo sai sự thật cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động 9. Hoạt động cho thuê lại lao động mà không có giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động; 10. Sử dụng giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hết hiệu lực để thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động. 11. Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động để hoạt động cho thuê lại lao động; 12. Cho thuê lại lao động để thực hiện công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động; 13. Cho thuê lại lao động đối với người lao động vượt quá 12 tháng; 14. Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp; gia hạn; cấp lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động 15. Sửa chữa, làm sai lệch nội dung Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đã được cấp 16. Giả mạo Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động 17. Giả mạo văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp; gia hạn; cấp lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động 18. Không đảm bảo một trong các điều kiện để được cấp giấy phép | 1. Không thông báo hoặc không hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết một trong các nội dung sau: nội quy lao động; các yếu tố nguy hiểm; yếu tố có hại; các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và các quy chế khác của mình; 2. Không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật; 3. Không kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người bị nạn; không khai báo hoặc điều tra tai nạn khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật; 4. Phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình. 5. Sử dụng lao động thuê lại để làm những công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động; 6. Sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hoặc Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hết hiệu lực; 7. Sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động; 8. Sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ; vì lý do kinh tế hoặc chia; tách; hợp nhất; sáp nhập; 9. Chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; 10. Sử dụng lao động thuê lại nhưng không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động; 11. Sử dụng lao động thuê lại không thuộc một trong các trường hợp sau: đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định; thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân; có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. |
Mức phạt đối với các vi phạm trong hoạt động cho thuê lại lao động hiện nay
Đối với từng vi phạm, mức phạt được quy định khác nhau, dưới đây, Siglaw gửi tới quý khách mức phạt đối với các vi phạm trong hoạt động cho thuê lại lao động hiện nay theo quy định pháp luật Việt Nam
Vi phạm | Mức phạt | Lưu ý |
Bên cho thuê lại lao động | ||
Vi phạm số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 | 1.000.000 – 3.000.000 VNĐ | |
Vi phạm số 8 cụ thể:
|
| |
Vi phạm số 9, 10 | 50.000.000 – 75.000.000 VNĐ | |
Vi phạm 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 | 80.000.000 – 100.000.000 VNĐ | chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự |
Bên thuê lại lao động | ||
Vi phạm số 1, 2, 3, 4 | 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ | |
Vi phạm số 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 | 40.000.000 – 50.000.000 VNĐ |
Nếu bạn có thắc mắc nào xin hãy liên hệ với Công ty Luật Siglaw để được chúng tôi giải đáp chi tiết!
Chi tiết xin liên hệ:
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw