Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu tiến hành làm thủ tục để tiếp tục được bảo hộ độc quyền đối với nhãn hiệu của mình sau khi thời hạn bảo hộ ban đầu kết thúc.

Hiệu lực bảo hộ của một nhãn hiệu thường kéo dài 10 năm kể từ ngày nộp đơn, và có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần thêm 10 năm. Quá trình gia hạn giúp chủ sở hữu tiếp tục được bảo hộ độc quyền đối với nhãn hiệu của mình, tránh việc người khác sử dụng nhãn hiệu một cách trái phép.

Khi nào cần gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?

Tại Việt Nam, thời hạn bảo hộ của một nhãn hiệu là 10 năm, tính từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Sau đó, bạn có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần kéo dài thêm 10 năm.

Thời điểm cụ thể để gia hạn: Theo quy định, để gia hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu cần nộp đơn yêu cầu gia hạn cùng với các khoản phí liên quan tại Cục Sở hữu trí tuệ. Việc này phải được thực hiện trong khoảng thời gian 06 tháng trước khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực. Các khoản phí bao gồm: phí thẩm định yêu cầu gia hạn, lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, phí sử dụng văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ, và phí công bố quyết định gia hạn hiệu lực.

Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Quá thời hạn chủ sở hữu có được gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không?

Sau khi quá thời hạn gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, pháp luật cho phép trong thời hạn 6 tháng sau ngày hết hạn chủ sở hữu có thể nộp sau hạn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực.

Như vậy, nếu không gia hạn kịp thời trước ngày hết hạn, bạn vẫn có thể nộp đơn trong thời hết hạn này. Tuy nhiên chủ văn bằng bảo hộ phải nộp thêm phí gia hạn muộn tương đương 10% lệ phí đối với mỗi tháng gia hạn muộn.

Trường hợp quá thời hạn trên nhãn hiệu sẽ bị mất hiệu lực, do đó bạn cần đăng ký lại từ đầu, tức là thực hiện thủ tục Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật.

Hậu quả của việc chậm gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Khi chậm gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì có thể dẫn đến rủi ro sau:

  • Mất quyền bảo hộ nhãn hiệu
  • Tốn thời gian và chi phí: Đăng ký lại nhãn hiệu thường phức tạp và đòi hỏi thời gian dài hơn so với thủ tục gia hạn nhãn hiệu.
  • Rủi ro tranh chấp: Trong thời gian nhãn hiệu không được bảo hộ, các bên khác có thể sử dụng hoặc đăng ký nhãn hiệu tương tự, gây khó khăn cho bạn trong việc lấy lại quyền sở hữu.

Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

(i) Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, làm theo Mẫu 02-GH/DTVB quy định tại Phụ lục C của Thông tư này;

(ii) Bản gốc văn bằng bảo hộ (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ);

(iii) Giấy ủy quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);

(iv) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp 01 bộ hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ

Hình thức: trực tiếp hoặc qua bưu điện

Bước 3: Xử lý đơn yêu cầu gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn gia hạn trong vòng 01 tháng kể từ ngày nhận đơn. Nếu hồ sơ hợp lệ, Cục sẽ ra quyết định gia hạn, ghi nhận vào văn bằng bảo hộ (nếu yêu cầu), đăng bạ và công bố quyết định trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong vòng 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.

Sau khi thủ tục gia hạn đã hoàn tất, trường hợp chủ văn bằng bảo hộ yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận quyết định gia hạn hiệu lực vào văn bằng bảo hộ, chủ văn bằng bảo hộ phải thực hiện thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ và nộp phí, lệ phí theo quy định.

Trường hợp Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối gia hạn, có nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối, nếu đơn yêu cầu gia hạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(i) Đơn yêu cầu gia hạn không hợp lệ hoặc được nộp không đúng thủ tục quy định;

(ii) Người yêu cầu gia hạn không phải là chủ văn bằng bảo hộ tương ứng.

Nếu hết thời hạn quy định mà người yêu cầu không bổ sung hoặc bổ sung không đạt yêu cầu, không phản hồi hoặc phản hồi không hợp lý, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ.

Trên đây là những chia sẻ của Siglaw về Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nếu như có bất kì thắc mắc nào liên quan đến Dịch vụ Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu xin hãy liên hệ với Công ty Luật Siglaw để nhận được những tư vấn chính xác, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238