Trường hợp nào cần xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do hàng hóa?

Giấy chứng nhận lưu hành tự do hàng hóa là văn bản chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu hàng hóa để chứng nhận hàng hóa đó được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

Giấy chứng nhận này phản ánh việc sử dụng sản phẩm đó là an toàn và sản phẩm đó được sản xuất đảm bảo theo đúng quy định pháp luật, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Do vậy khi thực hiện xuất khẩu thì bên thương nhân nhập họ thường yêu cầu cung cấp giấy chứng nhận này và ngược lại khi nhập khẩu để sử dụng, lưu hành thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước nhập khẩu sẽ yêu cầu cung cấp giấy này để xác nhận tính an toàn và hợp pháp của các hàng hóa này.

Pháp luật Việt Nam quy định danh mục các hàng hóa phải tiến hành quản lý thông qua giấy chứng nhận này. Như vậy, Giấy chứng nhận lưu hành tự do hàng hóa chỉ áp dụng với các hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu trong danh mục hàng hóa phải áp dụng hoặc theo đề nghị cấp của thương nhân.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do gồm những gì?

Giấy chứng nhận lưu hành tự do hàng hóa bao gồm:

  1. Giấy chứng nhận mang đầy đủ nội dung của Giấy chứng nhận lưu hành tự do
  2. Giấy chứng nhận mang tính đặc thù
  3. Các loại văn bản chứng nhận có nội dung tương tự.

Các trường hợp cần xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do hàng hóa

Trường hợp nào cần xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do hàng hóa?
Trường hợp nào cần xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do hàng hóa?

Hàng hóa nhập khẩu

Danh mục hàng hóa quản lý và thẩm quyền quản lý CFS được quy định tại Phụ lục V Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

Do vậy những hàng hóa trong dan mục này muốn được nhập khâu và lưu hành tại Việt Nam thì nhà cung cấp hàng hóa đó phải có CFS. Giấy chứng nhận lưu hành tự do cần phải có các thông tin tối thiểu theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định 69/2018/NĐ-CP. Cụ thể:

–  Tên cơ quan, tổ chức cấp CFS.

–      Số, ngày cấp CFS.

–      Tên sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.

–      Loại hoặc nhóm sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.

–      Tên và địa chỉ của nhà sản xuất.

–     Trên CFS phải ghi rõ là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và được phép bán tự     do tại thị trường của nước sản xuất hoặc nước cấp CFS.

–      Họ tên, chữ ký của người ký CFS và dấu của cơ quan, tổ chức cấp CFS

Lưu ý: Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý có yêu cầu CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật thì phải thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, ngoại trừ trường hợp được miễn hợp theo Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện gửi yêu cầu kiểm tra, xác minh tới cơ quan, tổ chức cấp CFS nếu có nghi ngờ tính  nghi ngờ tính xác thực của CFS hoặc hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với nội dung CFS.

Hàng hóa xuất khẩu

Thực hiện trong trường hợp:

– Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu về việc cấp CFS cho hàng hóa.

– Hàng hóa đó thuộc nhóm có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu phải thực hiện theo mẫu Giấy chứng nhận lưu hành tự do hàng hóa (CFS) của   của nước đó thì cơ quan cấp có thẩm quyền quản lý của Việt nam sẽ cấp CFS dựa trên mẫu được yêu cầu để cấp CFS

Quy trình cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu:

–  Nộp hồ sơ: gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng)

–   Nơi tiếp nhận: Cơ quan cấp CFS tương ứng được quy định trong danh mục hàng hóa nêu trên.

–      Thời gian giải quyết: 7-10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ

Lưu ý: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất khi nhận thấy việc kiểm tra trên. Số lượng CFS được cấp cho hàng hóa t

Hồ sơ:

–  Văn bản đề nghị cấp CFS

–      Giấy tờ pháp lý của thương nhân: Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

–      Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.

–      Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

Trên đây là toàn bộ thông tin, quy định pháp luật Việt Nam về các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do hành hóa. Trường hợp cần hỗ trợ thêm, Quý khách hàng cần hỗ trợ thêm thông tin vui lòng liên hệ Công ty Luật Siglaw để được chúng tôi giải đáp chi tiết!

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238