Văn phòng đại diện phải nộp những loại thuế nào?

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện ở khắp cả nước vì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày một phát triển. Điều đó giúp các tổ chức, doanh nghiệp mở rộng thị trường và phát triển theo định hướng kinh doanh. Tuy vậy, một trong những vướng mắc lớn mà nhiều doanh nghiệp gặp phải chính là vấn đề thuế. Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có những quy định khác nhau về nghĩa vụ thuế và văn phòng đại diện cũng không phải là ngoại lệ. Vậy văn phòng đại diện cần nộp những loại thuế nào? 

Sau đây, qua bài viết “Văn phòng đại diện phải nộp những loại thuế nào?” Công Ty Luật Siglaw sẽ đây sẽ tiếp cận và giải đáp câu hỏi này từ góc độ pháp lý, với hy vọng mang đến những thông tin bổ ích và đầy đủ cho các doanh nghiệp.

Văn Phòng Đại Diện có mã số thuế không?

Văn phòng đại diện là chi nhánh của một doanh nghiệp, hoạt động dưới sự uỷ quyền làm đại diện nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp đó.

Dù không sở hữu tư cách pháp nhân và không thực thi các chức năng giống như một doanh nghiệp (ví dụ: không có quyền ký kết hợp đồng kinh doanh), VPĐD vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công ty chủ quản phát triển. VPĐD của một công ty thực hiện nhiều công việc như nghiên cứu, theo dõi thị trường, quản lý việc kinh doanh tại địa phương và báo cáo cho ban giám đốc, các cấp có thẩm quyền. Mặc dù vậy, VPĐD vẫn sở hữu một mã số thuế 13 chữ số riêng biệt.

Giải đáp: Văn phòng đại diện phải nộp những loại thuế nào?

Văn phòng đại diện phải nộp những loại thuế nào?
Văn phòng đại diện phải nộp những loại thuế nào?

Mọi hộ kinh doanh hay các doanh nghiệp sau khi thành lập đều cần thực hiện các điều kiện thuế bắt buộc bao gồm tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi chi trả lương hoặc phí cho người lao động, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), và lệ phí môn bài. Nhưng với văn phòng đại diện, liệu có những sự khác biệt nào trong việc nộp thuế?

Đối với thuế GTGT, thuế TNDN

Văn phòng đại diện, với những công việc chủ yếu là đại diện, tiếp thị, và nghiên cứu thị trường, không tiến hành các hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ thì không tạo ra nghĩa vụ nộp thuế GTGT.

Do không tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, và không tạo ra doanh thu, văn phòng đại diện không cần phải thực hiện thủ tục kê khai thuế; thay vào đó, công ty chủ quản sẽ là người tiến hành kê khai nghĩa vụ thuế tại trụ sở chính của mình.

Các chi phí phát sinh từ hoạt động của văn phòng đại diện sẽ được công ty chủ quản kê khai và trừ vào thuế GTGT, miễn là nó tuân thủ các điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định.

Đối với thuế TNCN

Văn phòng đại diện chịu trách nhiệm trong việc khấu trừ, kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân liên quan đến thu nhập từ lương của nhân viên làm việc tại văn phòng.

Trong tình huống văn phòng đại diện không tiến hành ký hợp đồng lao động và không chi trả lương cho người lao động, thì không có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Nếu văn phòng đại diện không ký hợp đồng lao động hay thanh toán lương cho người lao động mà công ty mẹ chịu trách nhiệm ký hợp đồng lao động và chi trả tất cả lương cho nhân viên làm việc tại văn phòng đại diện, thì nghĩa vụ kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) nằm trong trách nhiệm của công ty mẹ, không của văn phòng đại diện.

Khi công ty mẹ trực tiếp ký hợp đồng lao động và chi trả lương cho nhân viên làm việc tại văn phòng đại diện, công ty mẹ chịu trách nhiệm trong việc kê khai khấu trừ và nộp thuế thu nhập cá nhân tại công ty mẹ.

Đối với thuế môn bài

Theo Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, những cá nhân hay tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, ngoại trừ các trường hợp được nêu trong Điều 3 của Nghị định, phải nộp lệ phí môn bài. Điều này bao gồm:

Các doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật

Các chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức nêu ở các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).

=> Điều này có nghĩa là văn phòng đại diện của doanh nghiệp phải nộp lệ phí môn bài.

Theo Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, văn phòng đại diện là một đơn vị thuộc doanh nghiệp, có trách nhiệm đại diện cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ những lợi ích đó. Văn phòng đại diện không hoạt động các chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

=> Văn phòng đại diện có hai khả năng trong việc nộp lệ phí môn bài:

Nếu văn phòng đại diện hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài;

Nếu văn phòng đại diện không hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không cần nộp lệ phí môn bài.

Theo Điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC, mức thu lệ phí môn bài cho văn phòng đại diện là 01 triệu/năm (trường hợp được thành lập trong 06 tháng cuối năm thì chỉ cần nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm).

Trên đây là bài viết “Văn phòng đại diện phải nộp những loại thuế nào?”, cung cấp cho cá nhân/tổ chức có thể hiểu được quy trình đầy đủ và vấn đề về thuế văn phòng đại diện. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được hỗ trợ, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy liên hệ tới công ty luật Siglaw để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238