Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính [2024]

Việc kiểm toán báo cáo tài chính của một doanh nghiệp không chỉ là một quy trình kỹ thuật mà còn là trọng điểm quyết định tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin tài chính. Đây là bước quan trọng để đảm bảo rằng những con số và thông tin mà doanh nghiệp công bố là minh bạch, tuân thủ các quy định và đáp ứng các tiêu chuẩn về chuẩn mực kế toán và kiểm toán.

Quy trình kiểm toán không chỉ đơn thuần là việc xác minh tính chính xác của dữ liệu mà còn đặt trong bối cảnh rộng lớn hơn về sự minh bạch, khả năng thu hút đầu tư và xây dựng niềm tin từ phía thị trường. Trong một môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh và biến động, việc có một quy trình kiểm toán tài chính mạnh mẽ và đáng tin cậy đóng vai trò không thể phủ nhận đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Sau đây, Siglaw xin giới thiệu tới quý độc giả quy trình cơ bản để kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp để quý độc giả hình dung rõ hơn về kiểm toán báo cáo tài chính.

Khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính

Theo khoản 1 Điều 3, Luật Kế toán 2015, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Kiểm toán báo cáo tài chính là công tắc kiểm tra và xác nhận về tính chính xác và trung thực của số liệu, tài liệu kế toàn và báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán. Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong đó, hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán chính là thước đo đánh giá kiểm toán báo cáo tài chính.

Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán viên cần xây dựng được quy trình kiểm toán cụ thể để thu thập được đầy đủ thông tin làm căn cứ kết luận về tính trung thực của báo cáo tài chính. Mỗi tổ chức kiểm toán sẽ có những quy trình khác nhau nhưng nhìn chung, quy trình kiểm toán báo cáo tài chính gồm 3 bước như sau:

Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính

Các kiểm toán viên và công ty hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán thường xuyên xây dựng kế hoạch kiểm toán, mô tả rõ ràng phạm vi kiểm toán và phương pháp thực hiện dự kiến. Kế hoạch này không chỉ chỉ ra rõ ràng, định hướng về phạm vi dự kiến và cách tiếp cận trong quá trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính mà còn là cơ sở chắc chắn để triển khai các bước kiểm toán tiếp theo.

Sau đó, các kiểm toán viên sẽ thực hiện tiến hành khảo sát, tìm hiểu sâu về khách hàng, và đánh giá cụ thể về hệ thống kiểm soát nội bộ. Đồng thời, khi lập kế hoạch, các công ty kiểm toán cũng đảm bảo sẵn sàng về nhân sự, năng lực để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính một cách chính xác, hiệu quả.

Thực hiện kiểm toán

Ở giai đoạn này, đội ngũ kiểm toán viên sẽ sử dụng chuyên môn của mình là các phương pháp kiểm toán, kỹ thuật hợp lý đối với từng doanh nghiệp cụ thể để thu thập thông tin chính xác. Quá trình này không đơn giảm là việc thực hiện kế hoạch kiểm toán một cách tích cực mà còn bao gồm việc xây dựng và triển khai các kế hoạch tài chính năng động nhằm đưa ra đánh gía về tình hình của doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính một cách chính xác, hợp lý

Trong giai đoạn này, các kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm soát, phân tích, và kiểm tra chi tiết hoạt động kinh doanh dựa trên kết quả đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Điều này sẽ giúp các kiểm toán viên tiếp cận thông tin một cách chính xác và khách quan hơn để đưa ra nhận định rõ ràng về độ tin cậy, chính xác của báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Xem thêm:

Kiểm toán báo cáo tài chính cần có những nội dung nào?

Các phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính

Tổng hợp, kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán

Sau khi kết thúc quá trình phân tích và đánh giá, các kiểm toán viên sẽ đưa ra những kết luận về báo cáo tài chính được ghi chép trong báo cáo hoặc biên bản kiểm toán. Trước khi đưa ra các kết luận, kiểm toán viên hoặc công ty kiểm toán cần phải: xác minh các khoản nợ ngoài dự kiến; đánh giá các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán; thu thập các giải trình từ Ban Giám đốc (nếu có),…

Cuối cùng, các kiểm toán viên sẽ tổng hợp kết quả và lập Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính. Doanh nghiệp có thể chập nhận hoặc không chấp nhận hoàn toàn đối với Báo cáo Kiểm toán báo cáo tài chính.

Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính không chỉ đảm bảo tính chính xác của thông tin tài chính mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự minh bạch và tin cậy trong hoạt động kinh doanh. Việc kiểm toán không chỉ là một quy trình công nghệ cao mà còn đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và sự tỉ mỉ trong các khía cạnh.

Nhờ vào quy trình kiểm toán, doanh nghiệp có cơ hội tự đánh giá, cải thiện và tối ưu hoá các quy trình nội bộ, từ đó nâng cao hiệu suất hoạt động và sức cạnh trạnh. Sự minh bạch trong báo cáo tài chính không chỉ giúp doanh nghiệp thu hút đầu tư mà còn xây dựng niềm tin vững chắc từ phía cổ đông và thị trường.

Mỗi bước trong quy trình kiểm toán đều đóng góp vào việc xác định tính xác thức và công bằng của báo cáo tài chính. Từ việc lập kế hoạch, thu thập thông tin, phân tích và đánh giá đến việc đưa ra nhận định và kết luận, mỗi công đoạn đều quan trọng và cần được thực hiện một cách cẩn thận.

Từ quy trình kiểm toán, không chỉ doanh nghiệp và cả cộng đồng đầu tư và người tiêu dùng đều nhận được lợi ích, khi nhận được đánh giá, kết luận từ các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính kiểm toán nhằm mang lại sự minh bạch, tin cậy cho thông tin tài chính. Đây chính là nền tảng để xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh và bền vững.

Trên đây, công ty luật Siglaw đã đưa ra quy trình kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp một cách cơ bản. Nếu như quý độc giả có bất kì thắc mắc nào liên quan đến vấn đề kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp, xin hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn chuyên nghiệp và chính xác nhất. 

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

4.6/5 - (5 votes)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238