Trong bối cảnh kinh tế hiện đại, việc thành lập doanh nghiệp không chỉ là một cách để khởi nghiệp mà còn là bước đi chiến lược giúp bạn xây dựng thương hiệu, tạo ra giá trị và nắm bắt cơ hội trên thị trường. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng nên thành lập công ty, mà điều này cần phải được xem xét kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố. Vậy thành lập doanh nghiệp là gì, và khi nào là thời điểm thích hợp để bạn hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình? Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.
Thành lập doanh nghiệp là gì?
Thành lập công ty (hay thành lập doanh nghiệp) là việc mà trong đó cá nhân hay tổ chức muốn kinh doanh sẽ thực hiện những thủ tục pháp lý, đăng ký kinh doanh tại cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm xác định tư cách pháp nhân, cũng như là đảm bảo những hoạt động của doanh nghiệp đó được bảo hộ của hệ thống luật pháp nhà nước Việt Nam.
Song song đó, quá trình này cũng cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh để một tổ chức có thể hoạt động kinh doanh, bao gồm văn phòng, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nhân sự, vốn…
Dưới góc độ pháp lý, có thể hiểu thủ tục pháp lý được chủ doanh nghiệp tiến hành tại những cơ quan quản lý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những hồ sơ, thủ tục này sẽ có mức độ đơn giản hoặc phức tạp tùy thuộc vào loại hình công ty.
Những điều cần lưu ý khi thành lập công ty
Trước khi tiến hành thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần đảm bảo thỏa các điều kiện dưới đây để tránh trường hợp không mong muốn như: bị trả hồ sơ thành lập, kéo dài thời gian xét duyệt hồ sơ…
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Căn cứ vào quy mô, chiến lược kinh doanh mà 3 loại hình phổ biến được các nhà đầu tư lựa chọn: công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần.
Ngành, nghề kinh doanh
Doanh nghiệp khi muốn thành lập mới cần đặc biệt chú ý về ngành nghề kinh doanh. Một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu các điều kiện đặc biệt như giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm,…
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Theo Điều 13 của Luật Doanh Nghiệp nêu rõ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trong đa số các trường hợp, người đại diện pháp luật chính là chủ doanh nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp giữ chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thì họ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị;
- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
- Tuyển dụng lao động;
- Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Người đại diện theo pháp luật ký với Chủ tịch công ty, ký với công ty theo nghị quyết của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
Địa chỉ công ty
Địa chỉ trụ sở công ty phải đầy đủ, chính xác, thông tin 4 cấp và được đặt ở nhà đất hoặc chung cư văn phòng (nếu đặt ở chung cư văn phòng phải có giấy tờ chứng minh phần diện tích đăng ký hoạt động được sử dụng làm văn phòng), không được đặt ở nhà tập thể hay chung cư để ở.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đặt trụ sở tại một nơi nhưng hoạt động tại một nơi, trong trường hợp này, bạn nên thành lập địa điểm kinh doanh tại nơi hoạt động. Đồng thời, bạn treo biển đầy đủ tại trụ sở công ty để tránh bị khóa mã số thuế với lý do không hoạt động tại trụ sở.
Cách đặt tên doanh nghiệp, công ty
Việc đặt tên doanh nghiệp không ảnh hưởng đến ngành nghề kinh doanh mà chỉ phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, cụ thể:
Công ty cổ phần + tên riêng;
Công ty TNHH + tên riêng (không phân biệt TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên)
Vì lý do đó, bạn có thể lựa chọn tên doanh nghiệp phù hợp với sản phẩm kinh doanh, tên riêng… miễn không trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác.
Ví dụ: Công ty TNHH Sản xuất Thép Hoàng Anh và công ty TNHH Thép Hoàng Anh sẽ được xem là gây nhầm lẫn.
Khi nào nên thành lập công ty?
Việc thành lập công ty vào thời điểm nào cần phụ thuộc vào hoàn cảnh và các yêu cầu thực tế. Không có một công ty nào không gặp phải khó khăn và đều đạt được thuận lợi 100%. Dựa trên chiến lược kinh doanh, mục tiêu hướng đến và tầm nhìn trong tương lai, khi là chủ doanh nghiệp, bạn có thể cân nhắc đến các thời điểm, hoàn cảnh sau:
- Khi có ý tưởng kinh doanh rõ ràng và bạn đã sẵn sàng để hiện thực hóa.
- Sau khi đã nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, đánh giá rủi ro cùng các tác động và lên kế hoạch kinh doanh:
- Khi có đủ nguồn lực (tài chính, nhân lực, kiến thức): Bạn cần xác định và chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để bắt đầu việc thành lập một doanh nghiệp.
- Khi muốn mở rộng kinh doanh hoặc tăng tính cạnh tranh
Trên đây chỉ là một số đề xuất về những thời điểm bạn có thể cân nhắc khi thành lập công ty. Ngoài ra, thành lập công ty là vấn đề quan trọng nên bạn có thể tham khảo tư vấn của các chuyên gia, tư vấn pháp lý để đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp và đảm bảo tính pháp lý. Việc xác định đúng thời điểm lập công ty chính là con đường ngắn nhất để bạn thành công. Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề về thành lập công ty, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện theo địa chỉ:
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: [email protected]
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: [email protected]
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw