Pháp luật mới quy định về con dấu doanh nghiệp

Con dấu doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt được doanh nghiệp sử dụng để đóng lên văn bản, giấy tờ do doanh nghiệp phát hành, nhằm khẳng định giá trị pháp lý của các tài liệu đó. Con dấu doanh nghiệp là một công cụ thiết yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về con dấu của doanh nghiệp? Con dấu có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp. Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Quy định của pháp luật hiện hành về con dấu doanh nghiệp

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020, quy định cụ thể về hình thức, nội dung, quản lý và lưu giữ con dấu của doanh nghiệp như sau:

(1) Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử

(2) Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp

(3) Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Pháp luật mới quy định về con dấu doanh nghiệp
Pháp luật mới quy định về con dấu doanh nghiệp

Trên con dấu có những nội dung gì?

Mẫu con dấu công ty được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.

Trong nội dung mẫu con dấu phải có thông tin về mã số doanh nghiệp và tên doanh nghiệp. Ngoài thông tin nêu trên, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp như Số điện thoại; Fax; Email; Logo…

Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý về một số hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu sau đây trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu, bao gồm:

(1) Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(2) Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp. 

(3) Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Vai trò của con dấu trong doanh nghiệp

  •  Xác định danh tính và tính pháp lý của doanh nghiệp: đóng dấu lên các văn bản, hợp đồng, con dấu giúp xác định danh tính của doanh nghiệp, thể hiện sự cam kết và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nội dung được ghi trong văn bản, hợp đồng. Việc sử dụng con dấu đúng quy định góp phần đảm bảo tính pháp lý của các văn bản, hợp đồng do doanh nghiệp phát hành 
  • Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp: Khi có tranh chấp xảy ra, con dấu là bằng chứng quan trọng để xác định bên liên quan, nội dung giao dịch và trách nhiệm của các bên. Việc sử dụng con dấu đúng quy định giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh 
  •  Nâng cao uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp: Con dấu là một phần của bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Việc sử dụng con dấu chuyên nghiệp, rõ ràng, thống nhất góp phần tạo dựng hình ảnh uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Con dấu còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong phong cách làm việc của doanh nghiệp, tạo ấn tượng tốt với khách hàng và đối tác 
  • Quản lý hoạt động của doanh nghiệp: Con dấu được sử dụng để ký các văn bản nội bộ, văn bản hành chính, hợp đồng, hóa đơn, chứng từ,… của doanh nghiệp. Việc sử dụng con dấu đúng quy định giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả. Đồng thời con dấu cũng là minh chứng giúp truy tìm nguồn gốc, trách nhiệm của các cá nhân liên quan trong các hoạt động của doanh nghiệp.

Trước khi sử dụng mẫu dấu, doanh nghiệp có cần thông báo mẫu dấu không?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, trước khi sử dụng con dấu doanh nghiệp cần thông báo mẫu dấu đến cơ quan đăng ký kinh doanh để thực hiện đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, đã bỏ quy định trên. Trên cơ sở đó, từ ngày 01/01/2021 doanh nghiệp không cần thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ các quy định liên quan đến con dấu để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp.

Trên đây là những chia sẻ của Siglaw về Con dấu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu như có bất kì thắc mắc nào liên quan đến Dịch vụ thành lập doanh nghiệp xin hãy liên hệ với Công ty Luật Siglaw để nhận được những tư vấn chính xác, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn 

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238