Những điều cần biết về thành lập công ty tại Mỹ

Mỹ là thị trường lớn nhất thế giới với GDP trị giá hàng chục nghìn tỷ USD và cũng là nơi có dòng vốn FDI (Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài) hơn 65 tỷ USD tính tới tháng 1/2023. Chính vì có nền kinh tế phát triển vượt bậc và những ưu đãi dành cho các nhà đầu tư nước ngoài nên Mỹ là nơi thu hút nhiều doanh nghiệp lớn cũng như các nhà đầu tư trên thế giới thành lập công ty tại Mỹ.

Để mở công ty cũng như để vận hành, phát triển doanh nghiệp hiệu quả trên một thị trường có mức độ cạnh tranh cao như Mỹ thì các nhà đầu tư Việt Nam cần phải nắm rõ những quy định liên quan đến việc thành lập công ty, các chính sách về thuế, kế toán, tài khoản ngân hàng, …Trong bài viết này, Siglaw sẽ cung cấp cho những ai quan tâm đến việc đầu tư vào thị trường tỷ đô này những kiến thức pháp lý liên quan đến việc thành lập công ty tại Mỹ để có thể vận hành hiệu quả và phát triển trên thị trường này.

Những điều cần biết về thành lập công ty tại Mỹ
Những điều cần biết về thành lập công ty tại Mỹ

Tại sao nên lựa chọn thành lập công ty tại Mỹ?

  • Nâng cao uy tín cho doanh nghiệp: Mỹ là quốc gia có nền kinh tế hàng đầu trên thế giới. Các công ty có trụ sở tại Mỹ đều được nhìn nhận là các công ty uy tín, chuyên nghiệp. Từ đó, việc thành lập công ty tại Mỹ sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao thương hiệu, uy tín trong mắt khách hàng và đối tác.
  • Tiếp cận thị trường, khách hàng Mỹ: Thị trường tiêu dùng Mỹ là thị trường có GDP nằm trong top cao nhất thế giới, riêng GDP ngành dịch vụ trong năm 2023 đã chiếm 14,331 tỷ USD. Với 325 triệu dân, Mỹ còn đạt mức chi tiêu hộ gia đình cao nhất thế giới. Chính vì vậy, việc thành lập công ty tại Mỹ sẽ giúp các nhà đầu tư tiếp cận được với một lượng lớn khách hàng và gia tăng doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường Mỹ mà không cần qua trung gian.
  • Hệ thống ngân hàng lớn và uy tín trên thế giới: Mỹ sở hữu hệ thống ngân hàng lớn và uy tín hàng đầu thế giới với tổng số tài sản mỗi ngân hàng lên tới hàng nghìn tỷ USD như JPMorgan Chase (3,2 nghìn tỷ USD), City group (1,77 nghìn tỷ USD), …Bên cạnh đó, các tài khoản ngân hàng ở Mỹ được chính phủ bảo hiểm lên tới 250.000 USD, cao hơn ở hầu hết các quốc gia châu Âu khác. Các giao dịch với đối tác, khách hàng từ tài khoản doanh nghiệp tại Mỹ được thực hiện dễ dàng trong thời gian ngắn và hạn mức trong mỗi giao dịch các tài khoản trong cùng một quốc gia sẽ cao hơn so với các tài khoản ngân hàng ở các quốc gia khác.
  • Cổng thanh toán và hình thức thanh toán đa dạng: Mỹ sở hữu hệ thống thanh toán đa dạng nhất trên thế giới mà các doanh nghiệp có thể sử dụng như: Stripe, Shopify Payments, Paypal, …Việc thanh toán nhanh chóng sẽ tạo điều kiện cho các dòng tiền của doanh nghiệp luôn luân chuyển và phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Phí đăng ký và duy trì doanh nghiệp mở công ty tại Mỹ thấp: Tại Mỹ, sẽ có các tiểu bang có chi phí đăng ký và duy trì công ty thấp hơn nhiều các quốc gia châu Âu. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp đăng ký công ty tại Mỹ hoạt động không hiệu qủa có thể dễ dàng giải thể với quy trình và chi phí thấp.

Những điều cần biết khi đầu tư thành lập công ty tại Mỹ

Về chủ thể

Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, các nhà đầu tư cần lưu ý trong thành phần thành viên phải có ít nhất 01 (một) thành viên là công dân Mỹ hoặc là người thường trú hoặc là các diện được phép cư trú và làm việc hợp pháp khác tại Mỹ và công dân đó phải cư trú tại tiểu bang nơi đặt trụ sở chính của công ty trách nhiệm hữu hạn.

Xác định thành viên, cổ đông góp vốn hay sẽ tự đầu tư

Đây là vấn đề quan trọng cần phải xác định vì số thành viên sẽ ảnh hưởng đến loại hình công ty khi thành lập. Các thành viên/cổ đông góp vốn là những người có quyền quyết định sự tồn tại, phát triển hay giải thể của doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/cổ đông đồng quan điểm, ý tưởng sẽ là một trong những yếu tố quyết định cho việc tồn tại và hoạt động của công ty. Vì vậy, trước khi quyết định tiến hành thành lập công ty, các nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ về vấn đề này.

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Khi thành lập công ty tại Mỹ, các nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong 04 loại hình doanh nghiệp phổ biến sau: 

  • Doanh nghiệp tư nhân (Sole Proprietorship);
  • Công ty hợp danh (Partnership);
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Company – LLC);
  • Công ty cổ phần (Corporation)

Trong các loại hình doanh nghiệp trên, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp được nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn khi thành lập công ty tại Mỹ do những ưu điểm về thuế, trách nhiệm pháp lý phù hợp với các doanh nghiệp nước ngoài. Xem chi tiết tại bài viết: Nên chọn loại hình doanh nghiệp nào khi đầu tư tại Mỹ?

Lựa chọn tiểu bang thành lập công ty tại Mỹ

Trong quá trình cân nhắc, chọn lọc tiểu bang để thành lập công ty, nhà đầu tư cần cân nhắc những yếu tố sau: 

  • Chính sách thuế tại tiểu bang dự định thành lập công ty Mỹ;
  • Quy trình thành lập doanh nghiệp tại tiểu bang;
  • Xác định các tiêu chí phù hợp với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương, bán hàng, thuê nhân viên.

Đặt tên công ty

Doanh nghiệp cần đăng ký tên hợp pháp để đưa vào các hồ sơ thành lập công ty tại Mỹ. Tên hợp pháp là tên được sử dụng chính thức khi nộp đơn để thành lập công ty tại Mỹ. Tên này phải đáp ứng các điều kiện đặt tên pháp nhân kinh doanh của tiểu bang đối với loại hình kinh doanh của công ty và phải dễ phân biệt. Ngoài ra, tên công ty cần phải chứa các từ bắt buộc để thể hiện loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Company) cần chứa các từ như Limited Liability Company, Limited Company hoặc các từ viết tắt như L.L.C., LLC, L.C., LC, …

Tên công ty không được chứa các từ bị cấm hoặc bị hạn chế. Nhiều tiểu bang cũng cấm một số từ trong tên doanh nghiệp và mỗi tiểu bang sẽ có những quy định riêng về cách đặt tên công ty tại Mỹ. Do đó, nhà đầu tư cần nắm rõ các quy định khi đặt tên công ty. 

Bên cạnh đó, tại Mỹ, luật bản quyền về nhãn hiệu, thương hiệu được chính phủ Mỹ rất coi trọng và có các điều luật khắt khe dành cho các doanh nghiệp vi phạm bản quyền về nhãn hiệu, thương hiệu. Chính vì vậy, khi lựa chọn tên cho công ty thành lập tại Mỹ, các nhà đầu tư cần đảm bảo tên không được trùng với các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Việc tra cứu tên công ty có thể được thực hiện thông qua việc đối chiếu với danh sách tên công ty đã được đăng ký với Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ – USPTO.

Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập công ty gồm những tài liệu sau: 

  • Tên doanh nghiệp;
  • Địa điểm kinh doanh, tiểu bang thành lập;
  • Loại hình công ty;
  • Thông tin về giám đốc, thành viên/cổ đông, tỷ lệ sở hữu;
  • Điều lệ thành lập, danh sách cổ đông, sáng lập viên, giấy phép kinh doanh;
  • Các giấy tờ chứng minh hoạt động kinh doanh tốt, không trái pháp luật, có hiệu quả do các ban, ngành có uy tín cung cấp.

Đăng ký mã số công ty – mã số thuế liên bang

Đăng ký mã số công ty – mã số thuế liên bang (Employer Identification Number – EIN) là một chuỗi gồm 9 chữ số cần đăng ký với Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS). Việc đăng ký EIN giúp công ty có trong hồ sơ của Sở Thuế vụ Hoa Kỳ, tạo uy tín khi làm việc với các đối tác là khách hàng quốc tế. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đăng ký mã số thuế để trả lương cho nhân viên, nộp tờ khai thuế cuối năm, kê khai và giao dịch với một công ty Mỹ.

Thủ tục thành lập công ty

Chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết sẽ nộp hồ sơ cho các cơ quan có thẩm quyền và nộp lệ phí đăng ký theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào mỗi tiểu bang mà cơ quan có thẩm quyền đăng ký doanh nghiệp là khác nhau, có thể là Sở thương mại hoặc Sở ngoại giao hoặc Văn phòng phát triển doanh nghiệp và kinh tế. Chủ sở hữu doanh nghiệp có thể lựa chọn cách thức nộp trực tiếp cho cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp qua cổng thông tin điện tử.

Sau khi kiểm tra hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký doanh nghiệp sẽ cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn chỉnh.

Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi thành lập doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần xem xét thực hiện một số thủ tục sau đây:

  • Xin giấy phép kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện do cơ quan quản lý chuyên ngành cấp.
  • Mở tài khoản ngân hàng. Các nhà đầu tư khi thành lập công ty tại Mỹ có thể lựa chọn mở tài khoản ngân hàng vật lý hoặc online. Tuy nhiên, để mở tài khoản ngân hàng vật lý cho công ty tại Mỹ, giám đốc và thành viên/cổ đông công ty bắt buộc phải đến trực tiếp tại ngân hàng ở Mỹ để tiến hành mở tài khoản ngân hàng. 
  • Nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật Mỹ.

Các vấn đề về thuế, kế toán và báo cáo tài chính hàng năm

Những thủ tục thuế kế toán, báo cáo tài chính mà công ty thành lập tại Mỹ cần phải thực hiện: Thuế tiểu bang Mỹ và Thuế liên bang Mỹ.

Các nhà đầu tư khi thành lập công ty tại Mỹ bắt buộc phải nộp báo cáo tài chính cho chính quyền liên bang và Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS). Báo cáo tài chính công ty Mỹ phải tuân theo các nguyên tắc kế toán chung Mỹ (Generally Accepted Accounting Principles – GAAP). Báo cáo thường niên (Annual report) gồm:

  • Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, tờ khai thuế thu nhập cá nhân cho tiểu bang Mỹ nơi công ty thành lập;
  • Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, tờ khai thuế thu nhập cá nhân cho Sở Thuế vụ Hoa kỳ (IRS);
  • Tờ khai thuế bán hàng (Sales tax) tại các tiểu bang Mỹ nơi công ty hoạt động kinh doanh;
  • Tờ khai thuế nhà thầu hoặc các loại thuế khác phụ thuộc vào loại hình kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp.

Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Mỹ của công ty luật Siglaw

Hiện nay, Siglaw có cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập công ty tại Mỹ, nếu bạn có nhu cầu thành lập công ty tại Mỹ nhưng chưa tìm hiểu kỹ về các thủ tục cũng như chưa có kinh nghiệm hoàn thiện hồ sơ, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ.

Quy trình thực hiện dịch vụ tư vấn của Siglaw

  1. Tiếp nhận và xử lý thông tin

Chuyên viên pháp lý đầu tư – doanh nghiệp của Siglaw sẽ tiếp nhận thông tin khách hàng cung cấp. Tiếp đó, chúng tôi sẽ làm rõ, thu thập các thông tin phục vụ cho quá trình tư vấn thành lập doanh nghiệp ở Mỹ.

  1. Tư vấn cụ thể về pháp lý

Tiếp đó, Chuyên gia của Siglaw sẽ tư vấn cụ thể về thủ tục, quy trình làm việc, giải pháp tối ưu để xử lý yêu cầu thành lập công ty tại Mỹ của quý khách một cách nhanh nhất.

  1. Đàm phán và Ký kết hợp đồng

Sau quá trình tư vấn của chuyên viên, nếu bạn quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Mỹ của chúng tôi, Siglaw sẽ tiến hành ký kết hợp đồng với Quý khách hàng.

  1. Thực hiện dịch vụ
  • Chuyên viên của Siglaw sẽ tư vấn cụ thể và hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp của khách hàng.
  • Giải đáp, tư vấn những quy định pháp luật liên quan đến pháp luật đầu tư sang Mỹ, pháp luật doanh nghiệp.
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị tài liệu, thông tin cần thiết cần thiết để thực hiện các hoạt động đầu tư.
  • Tư vấn khách hàng các vấn đề có liên quan quy định về thuế, bảo hiểm…có liên quan đến đầu tư sang Mỹ.

Trên đây là nội dung chia sẻ về những điều cần biết khi thành lập công ty tại Mỹ của Công ty Luật Siglaw. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ Siglaw để được hỗ trợ tốt nhất. Xin chào và hẹn gặp lại trong các nội dung chia sẻ tiếp theo.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Hotline: 0961 366 238

Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238