Tư vấn M&A đối với dự án khai thác mỏ, khoáng sản

Tìm hiểu chung về M&A?

M&A là một thuật ngữ chuyên ngành viết tắt của từ tiếng Anh Mergers and Acquisitions (sáp nhập và mua lại). Đây là hoạt động chiếm quyền kiểm soát một công ty thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập những sản phẩm, dịch vụ hoặc mua bán, sáp nhập 02 doanh nghiệp đang có những hoạt động thương mại. Pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm chung cho M&A, nhưng nhìn chung, mua bán và sáp nhập có thể hiểu như sau:

  • M – Mergers (sáp nhập) là việc kết hợp, chuyển toàn bộ quyền và nghĩa vụ cũng như tài sản của một hoặc một số công ty riêng lẻ, độc lập (công ty bị sáp nhập) thành một doanh nghiệp thống nhất (công ty nhận sáp nhập). Những công ty này có thể có chung nhà cung cấp/khách hàng, hoặc có thể là đối thủ cạnh tranh. Sau khi công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, công ty sáp nhập hoạt động và kế thừa tất cả tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập (Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020). Khái niệm này được quy định khá rõ tại khoản 2 Điều 29 Luật cạnh tranh 2018. 

Ví dụ như thương vụ sáp nhập Uber vào Grab năm 2018. Grab đã thu mua lại toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á. Công ty công nghệ Grab tích hợp hoạt động kinh doanh đặt xe công nghệ và giao nhận đồ ăn của Uber vào nền tảng công nghệ tài chính và di chuyển đa phương hiện có của Grab, giúp Grab tiếp tục trở thành nền tảng di động Online-to-Offline (O2O) lớn nhất khu vực này và là một nền tảng quan trọng trong hoạt động giao nhận đồ ăn. 

  • A – Acquisitions (Mua lại) là việc một công ty lớn (doanh nghiệp mua) tiến hành mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phiếu của những công ty nhỏ hơn (doanh nghiệp được mua), từ đó giành quyền kiểm soát những công ty nhỏ này. Hậu quả pháp lý là doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ và có quyền sở hữu hợp pháp doanh nghiệp được mua. Đây cũng là khái niệm được quy định khá rõ tại khoản 4 Điều 29 Luật cạnh tranh 2018

Ví dụ như phi vụ mua lại Big C Việt Nam đình đám của ông lớn tới từ Thái Lan là Central Group vào năm 2016. Tập đoàn Central Group đã phải chi 1,14 tỷ USD để sở hữu thương hiệu bán lẻ quốc dân tại Việt Nam này.   

   

Tư vấn M&A đối với dự án khai thác mỏ, khoáng sản
Tư vấn M&A đối với dự án khai thác mỏ, khoáng sản

Khó khăn và thuận lợi khi thực hiện M&A cho hoạt động khai thác mỏ, khoáng sản

Khó khăn khi thực hiện M&A với dự án khai thác mỏ, khoáng sản

  • Hoạt động M&A tiêu tốn chi phí rất lớn để nắm giữ quyền kiểm soát doanh nghiệp
  • Vấn đề pháp lý liên quan tới M&A rất phức tạp và cũng đòi hỏi chi phí cao. Đặc biệt khi mà khai thác mỏ, khoáng sản là một ngành khá nhạy cảm, có thể gây hại tới an ninh, quốc phòng của quốc gia nếu không được thực hiện đúng quy định. Pháp luật Việt Nam không cấm nhà đầu tư nước ngoài khai thác khoáng sản nhưng họ phải đáp ứng các điều kiện về khai thác khoáng sản giống như những nhà đầu tư trong nước. 
  • Việc tập trung mua lại một doanh nghiệp có thể làm bỏ lỡ cơ hội mua bán khác mà đem lại lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp. Một số thương vụ sáp nhập và mua lại không đạt được các mục tiêu ban đầu, thậm chí phải giải thể vì thua lỗ như Robins.vn của Central Group khiến nhiều doanh nghiệp lớn phải cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định thực hiện M&A đối với một công ty, đồng thời phải chấp nhận và chuẩn bị sẵn sàng cho những rủi ro, thua lỗ tài chính có thể xảy ra. Thực tế xảy ra với các công ty khoáng sản cũng tương tự khi mà rủi ro về trữ lượng cũng ảnh hưởng tới kinh tế của doanh nghiệp. Thực tế chỉ ra rằng có những mỏ nghiên cứu được dự đoán có tính khả thi cao nhưng kết quả lại trái ngược hoàn toàn.   
  • Sáp nhập hoặc mua lại các công ty với nhau có thể gây ra xung đột do khác biệt văn hóa doanh nghiệp, cách thức quản lý,..; tạo ra khó khăn trong hoạt động quản lý, vận hành và gây ra sự sụt giảm cổ phiếu trên thị trường.  

Thuận lợi khi thực hiện M&A với dự án khai thác mỏ, khoáng sản

  • Sau khi M&A thành công, quy mô doanh nghiệp được mở rộng giúp cải thiện hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Phạm vi phân phối hàng hóa, sản phẩm được mở rộng và đẩy mạnh giúp đem lại cơ hội lớn hơn về nguồn thu nên sẽ có tác động tích cực cho kinh tế của công ty.
  • Giúp giảm chi phí nhân công: việc thiết lập lại công ty thông qua hoạt động sáp nhập giúp doanh nghiệp sắp xếp, sàng lọc và loại bỏ những vị trí đem lại hiệu quả kém, tận dụng nguồn nhân lực hiệu quả cao. 
  • Nâng cao trình độ công nghệ-kỹ thuật: Việc tận dụng những công nghệ mới (nếu có) từ công ty được sáp nhập sẽ tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. 

Top những thương vụ M&A về mỏ, khoáng sản lớn, thành công trên thế giới

Theo số liệu thống kê của trang GlobalData uy tín, giao dịch M&A trong ngành khai khoáng và kim loại tổng hợp đạt tổng giá trị là 20,7 tỷ USD (tính tới quý 2 năm 2022) trên toàn cầu. Trong đó, có năm thương vụ kinh doanh M&A về mỏ, khoáng sản lớn nhất trên thế giới là:

  • Thỏa thuận mua lại Yamana Gold của công ty khai thác mỏ Nam Phi Gold Fields trị giá 6,7 tỷ USD 
  • Thương vụ 6,3 tỷ USD mua lại 30% cổ phần của công ty khai thác vàng Polyus của tập đoàn AKROPOL GROUP
  • Thỏa thuận mua lại Denway Development của Seroja Investment trị giá 2 tỷ USD 
  • Thương vụ mua lại China Aluminium Zhongzhou Aluminium và Chinalco Shandong trị giá 1,57 tỷ USD của China Aluminium New Materials
  • Thỏa thuận mua lại công ty vàng bạc Nomad Royalty của Sandstorm Gold trị giá 646,37 triệu USD.

Quy trình một thương vụ sáp nhập M&A dự án mỏ, khoáng sản 

Giai đoạn 1: Chuẩn bị (Tiền M&A)

Đây là giai đoạn chuẩn bị cho thương vụ M&A ngành mỏ, khoáng sản, đóng vai trò quan trọng về thành công hay thất bại của hoạt động M&A mỏ, khoáng sản. Vậy có thể chia Giai đoạn 1 thành các bước chính như sau:

Bước 1: Xây dựng chiến lược M&A kinh doanh mỏ, khoáng sản: Người bán phải lập kế hoạch và chuẩn bị cẩn thận, xác định rõ mục tiêu khi thực hiện M&A, cách thức mua lại hoặc sáp nhập. Đồng thời tìm hiểu và đánh giá (tổng thể, chi tiết đặc điểm,…) về bên bán xem liệu bên bán và bên mua đã đạt đến giai đoạn giao dịch chính thức hay chưa. Đây chính là chìa khóa để giao dịch thành công. Còn người mua cũng cần xác định mục đích sáp nhập, đặc điểm của công ty mua nhằm hạn chế bất lợi cho bản thân.

Bước 2: Tiếp cận đối tượng mục tiêu: Đây cũng là bước mà bên mua cần lập ra những tiêu chí (tỷ suất lợi nhuận, vị trí địa lý phù hợp, phân khúc khách hàng,..) để chọn ra công ty mỏ, khoáng sản có tiềm năng đem lại lợi nhuận cao cho công ty.

Việc tiếp cận công ty mỏ, khoáng sản mục tiêu có thể thực hiện thông qua: bên bán tự marketing thương hiệu, tự tìm kiếm trong mạng lưới thông tin của bên mua, hoặc thông qua các đơn vị tư vấn, tổ chức môi giới trong cùng lĩnh vực đầu tư kinh doanh hoặc các đơn vị chuyên tư vấn M&A.

Có một lưu ý rằng, phạm vi tiếp cận công ty mỏ, khoáng sản được mua lại sẽ phụ thuộc vào đánh giá sơ bộ của Bên bán dựa trên các yếu tố sau trước khi quyết định tiến đến bước tiếp theo của quá trình thâu tóm: Đối tượng mục tiêu phải có hoạt động trong lĩnh vực khai thác mỏ, khoáng sản tương đồng với định hướng phát triển của bên mua; Công ty mỏ, khoáng sản được M&A có nguồn khách hàng, đối tác sẵn có hoặc có thị phần nhất định trên thị trường mà Bên bán có thể tiếp tục khai thác và phù hợp với chiến lược thâu tóm thị trường của Bên mua; Công ty mỏ, khoáng sản được M&A có quy mô đầu tư dài hạn hoặc trung hạn mà có thể tận dụng được như kết quả đầu tư công nghệ, kinh nghiệm quản lý, nguồn lao động có tay nghề; Ưu tiên công ty mỏ, khoáng sản được M&A có lợi thế về đất đai, cơ sở vật chất, hạ tầng để giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu; Đối tượng mục tiêu chiếm vị trí nhất định trên thị trường, giúp bên mua có thể giảm thiểu chi phí ngắn hạn và tăng thị phần trên thị trường, tận dụng khả năng bán chéo dịch vụ hay tối ưu kiến thức về sản phẩm, kinh nghiệm thị trường để tiếp tục củng cố và tạo các cơ hội đầu tư kinh doanh mới. 

Bước 3. Báo cáo thẩm định: Dựa vào những đánh giá sơ bộ từ bước 2, Người mua làm việc với các cố vấn pháp lý và tài chính chuyên nghiệp để đánh giá toàn bộ công ty mỏ, khoáng sản trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

Dù vậy, thực tế chỉ ra rằng, Người bán không bắt buộc phải cung cấp tất cả các thông tin nội bộ của công ty liên quan tới quy chế quản lý thông tin nội bộ của mình, quy định pháp luật nghề nghiệp, yêu cầu của cổ đông,… Do đó, cả hai bên thường có thể ký thỏa thuận không tiết lộ thông tin trước khi người mua có thể truy cập dữ liệu thông tin của người bán.

Ở Việt Nam, trong giai đoạn này, tuỳ từng đối tượng mục tiêu và nhu cầu của bên mua, bên mua thường tổ chức đánh giá một trong hai hoặc cả hai loại:

  • Báo cáo thẩm định tài chính (“Financial Due Dilligence”): công việc chính là kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu kế toán, các khoản vay từ tổ chức và cá nhân, chuyển nhượng vốn, trích lập dự phòng, tính ổn định của luồng tiền (có tính đến chu kỳ kinh doanh), kiểm tra khấu hao tài sản và khả năng thu hồi công nợ,..
  • Báo cáo thẩm định pháp lý (“Legal Due Diligence”): công việc chính là đánh giá đầy đủ và chi tiết các vấn đề pháp lý có thể kể đến như tư cách pháp nhân, tình hình góp vốn và tư cách của các cổ đông, các quyền và nghĩa vụ pháp lý của đối tượng mục tiêu, tài sản, lao động, dự án…

Dù chỉ là một bước trong quy trình M&A tổng thể, nhưng kết quả của báo cáo định giá chi tiết rất cần thiết cho người mua vì giúp họ hiểu và tóm tắt các vấn đề cần giải quyết trong một thương vụ mua lại hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp khai thác mỏ, khoáng sản. 

Giai đoạn 2: Đàm phán, thực thi (Ký kết M&A):

Bước 1: Đàm phán và ký kết M&A: Từ kết quả thẩm định pháp lý hoặc tài chính chi tiết, Người mua xác định rõ ràng hơn mục tiêu là sẽ thâu tóm toàn bộ hay chỉ một phần, qua đó làm cơ sở để đàm phán nội dung M&A. Những điểm cần lưu ý ở giai đoạn này như sau:

Thứ nhất, từng đặc điểm của loại hình và biến thể của hình thức giao dịch M&A cần được nghiên cứu kỹ để đàm phán các nội dung cho phù hợp và hiệu quả. Bởi trên thực tế, M&A luôn đi cùng nhau nhưng bản chất pháp lý lại khác nhau: trong khi công ty bị mua lại (Merge) không còn tồn tại và bị thâu tóm hoàn toàn bởi bên bán; thì với việc sáp nhập (Acquisition), hai bên được hợp nhất lại thành một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng. Bản thân trong “Acquisition” cũng có nhiều biến thể chẳng hạn như: sáp nhập ngang, sáp nhập mở rộng thị trường, sáp nhập mua, sáp nhập hợp nhất, sáp nhập mở rộng sản phẩm, sáp nhập tập đoàn,…

Thứ hai, đôi khi bên mua và Bên bán rất khó thỏa thuận về giá cả, bởi thường Bên mua chào giá quá cao còn Bên bán chỉ có thể chi trả ở mức thấp hơn. Để giải quyết vấn đề này, các bên trong giao dịch M&A khai thác mỏ và khoáng sản có thể thuê một đơn vị thẩm định giá độc lập, khách quan đứng ra xác định giá trị của bên mua. 

Thứ ba, sản phẩm của giai đoạn này là một Hợp đồng ghi nhận hình thức, nội dung, giá của thương vụ M&A. Nếu thành công, quá trình M&A công ty khai thác mỏ, khoáng sản đã sắp hoàn thành. Hợp đồng M&A là sự thể hiện và ghi nhận những cam kết của các bên đối với giao dịch vì vậy hợp đồng M&A cần phải được thiết lập, kiểm tra mà bảo đảm đầy đủ quyền và lợi ích cho các bên tham gia giao dịch trong suốt quá trình M&A.

Bước 2: Thủ tục pháp lý ghi nhận M&A: Bất kỳ việc mua lại công ty nào của Người mua đều không được pháp luật cho phép cho đến khi hoàn thành quy trình pháp lý liên quan đến việc phê duyệt việc chuyển giao từ Người bán sang Người mua, đặc biệt là đối với tài sản, quyền và trách nhiệm pháp lý. Khi bước này hoàn tất, thương vụ M&A có thể coi là đã khép lại. Vậy, hồ sơ và thủ tục pháp lý để hoàn thành thủ tục M&A công ty khai thác mỏ, khoáng sản là gì sẽ được cung cấp dưới đây.

Thứ nhất, vì mỏ, khoáng sản là phân ngành kinh doanh thuộc Bộ tài nguyên và môi trường, nên các công ty muốn sáp nhập hay mua lại (M&A) công ty mỏ, khoáng sản cần đáp ứng các điều kiện mà Bộ tài nguyên và môi trường đặt ra như quy định tại Điều 5 Thông tư 21/2021/TT-BTNMT về điều kiện sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập như: 

  • Có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng quy định về số lượng người làm việc tối thiểu quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
  • Không đáp ứng đủ các tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
  • Việc tổ chức lại các đơn vị đảm bảo không làm giảm mức độ tự chủ về tài chính hiện có của đơn vị; trường hợp thực hiện hợp nhất, sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ở các mức độ khác nhau thì mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi hợp nhất, sáp nhập được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài: Ngoài việc đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại điểm a, b và c khoản này, cần bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc tổ chức lại và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
  • Không thuộc danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần theo quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền, ví dụ như ngành: Vệ sinh môi trường, xử lý nước thải; chiếu sáng công cộng;…
  • Việc sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm không làm giảm mức độ tự chủ về tài chính hiện có của đơn vị; trường hợp thực hiện sáp nhập, hợp nhất các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ở các mức 4 độ khác nhau thì mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi sáp nhập, hợp nhất được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ hai, hồ sơ để thực hiện hoạt động M&A khai thác mỏ, khoáng sản:

STT Loại tài liệu dành cho việc sáp nhập công ty mỏ, khoáng sản  Loại tài liệu dành cho việc mua lại công ty mỏ, khoáng sản
1 Hợp đồng sáp nhập Hợp đồng mua lại công ty
Biên bản họp và Quyết định của công ty nhận sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp 
3 Biên bản họp và Quyết định của của công ty bị sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập. Trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập chiếm từ 65% phần vốn góp, cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập. Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận quyền thừa kế công ty mỏ, khoáng sản hợp pháp của người được thừa kế.
4 Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị sáp nhập. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị mua lại; 

Bản sao hợp lệ giấy tờ cá nhân/giấy chứng thực thông tin Bên mua như: CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

5 Một số giấy tờ có liên quan khác Một số giấy tờ có liên quan khác

 

Thứ ba, thủ tục thực hiện M&A khai thác mỏ, khoáng sản.  

Thủ tục sáp nhập công ty mỏ, khoáng sản Thủ tục mua lại công ty mỏ, khoáng sản
Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và Điều lệ như quy định. Bước 1: Làm thủ tục thay đổi chủ doanh nghiệp
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như hướng dẫn ở trên. Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp tư nhân đặt trụ sở chính.
Bước 3: Nộp hồ sơ cho Phòng đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư) nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính.
Bước 4: Nhận kết quả hồ sơ – nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới hoặc Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
Bước 5: Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật tình trạng chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Thời gian hoàn thành:  Thời gian hoàn thành:5-7 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

Giai đoạn 3: Tái cơ cấu doanh nghiệp (Hậu M&A):

Để M&A không thất bại, khâu tái cấu trúc sau M&A là vấn đề nan giải của bên thâu tóm. Các vấn đề người mua gặp phải trong giai đoạn này thường là sự bất ổn trong công tác nhân sự, chính sách quản lý không kiên định, mâu thuẫn trong văn hóa doanh nghiệp, v.v.

Ngoài ra, việc giải quyết các vấn đề pháp lý và tài chính có thể đã được hướng dẫn bởi đánh giá chuyên sâu, nhưng vẫn có thể giải quyết triệt để các vấn đề tồn đọng và sử dụng và tận dụng chúng. Công ty bị thâu tóm có mạnh hay không phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của bên thâu tóm.

Một vấn đề khác khiến ban lãnh đạo đau đầu trong giai đoạn tái cấu trúc hậu M&A là việc đánh giá lại và sử dụng nguồn nhân lực của công ty bị mua lại. Vì trong giai đoạn thẩm định, người mua thường chỉ quan tâm đến vấn đề tài chính, pháp lý và các vấn đề khác về tài sản mà bỏ quên những vấn đề khác liên quan đến tình trạng nhân viên và con người. 

Bài học từ hoạt động M&A công ty mỏ, khoáng sản của công ty đi trước:

Mặc dù đã diễn ra khá lâu, từ trước năm 1950, nhưng bài học từ công ty khoáng sản (vàng) hàng đầu thế giới là Anglo American vẫn là một bài học lớn dành cho các công ty muốn thực hiện M&A công ty khai thác mỏ, khoáng sản. 

Ở thời điểm này, các biện pháp trừng phạt kinh tế của chế độ apartheid Nam Phi cũng như chính sách kiểm soát dòng vốn của Nam Phi khiến Anglo chuyển hướng sang kinh doanh vô số mặt hàng (từ gỗ, thép lẫn hàng tiêu dùng). Cấu trúc lỏng lẻo của công ty và việc niêm yết ở Nam Phi gây ra sự cản trợ việc huy động vốn trên thị trường quốc tế cho Anglo American. Để khắc phục, năm 1999, Anglo sáp nhập với Minorco (công ty mà Anglo có một phần sở hữu), đổi tên công ty thành Anglo American, chuyển trụ sở chính sang London và niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố London. 

Anglo muốn tăng giá trị cổ đông bằng chiến lược tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt. Nhưng thay đổi diễn ra chậm chạp khiến giá cổ phiếu của Anglo tụt dốc so với các đối thủ. Bà Caroll (quốc tịch Mỹ), người được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành Anglo vào năm 2007, quyết định thay đổi đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh, văn hóa, quy trình kinh doanh và cấu trúc công ty. Quy trình này dựa trên những số liệu đã được dùng nhằm đánh giá năng lực và nhu cầu, tập trung vào 05 mặt hàng và bán các bộ phận còn lại cùng với hoạt động kinh doanh không chính yếu. Thêm vào đó, sau vụ tai nạn tại một mỏ platin của công ty, bà Carroll đã cho đóng cửa tạm thời khu mỏ, yêu cầu kiểm tra hạ tầng và tiêu chuẩn an toàn. Kết quả là, 28.000 công nhân được đào tạo lại, và các tiêu chuẩn mới được áp dụng đồng nhất cho những mỏ khác.

Đến năm 2010, hoạt động tái cơ cấu giúp Anglo tăng gấp đôi lợi nhuận, cụ thể là đạt 9,8 tỷ USD. Anglo đã phát triển thành một công ty sản xuất kim loại thuần nhất.   

Bài học rút ra đó là việc tái cấu trúc doanh nghiệp cần sự thay đổi đồng nhất trong không chỉ lĩnh vực kinh doanh, văn hóa công ty, hội đồng quản trị và ban quản lý cao cấp mà cần cả việc thống nhất quy trình hoạt động, quy trình liên quan tới sản phẩm, dịch vụ và bộ phận của công ty, đặc biệt là các công ty khai thác mỏ, khoáng sản khi mà rủi ro sập hầm, mỏ là có thể xảy ra. 

Cơ sở pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020 

Luật cạnh tranh 2018

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Công ty Luật Siglaw

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Hotline: 0961 366 238

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

5/5 - (2 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238