Kinh doanh nông sản, lâm sản: Điều kiện, Hồ sơ & Thủ tục

Đăng ký kinh doanh nông sản, lâm sản là thủ tục pháp lý bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức muốn tham gia vào hoạt động mua bán, chế biến, phân phối nông sản, lâm sản. Thủ tục này đảm bảo các sản phẩm nông sản đưa ra thị trường đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh.Do đó để đăng ký kinh doanh mặt hàng này mời bạn cùng công ty luật Siglaw tham khảo chi tiết bài viết sau:

Điều kiện để kinh doanh nông sản, lâm sản tại Việt Nam

Trước khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh nông lâm sản thì quý khách hàng cần phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh về nông sản, lâm sản ở Việt Nam bao gồm:

  • Cơ sở kinh doanh nông lâm sản có địa điểm, diện tích phù hợp, đảm bảo an toàn đối với những nguồn gây hại…
  • Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phù hợp quy trình kỹ thuật sản xuất của mỗi mặt hàng kinh doanh nông sản, lâm sản…
  • Các cơ sở sơ chế, chế biến nông sản, lâm sản cần phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên…
  • Có nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo về kỹ thuật, đủ năng lực, trình độ kinh doanh nông lâm sản.
  • Có giấy đăng ký kinh doanh nông lâm sản và giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm với cơ sở kinh doanh nông lâm sản.

Hồ sơ, thủ tục xin giấy đăng ký kinh doanh nông sản, lâm sản

Thủ tục đăng ký kinh doanh nông sản, lâm sản như thế nào?
Thủ tục đăng ký kinh doanh nông sản, lâm sản như thế nào?

Để kinh doanh buôn bán nông sản, lâm sản bắt buộc phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, để đăng ký xin giấy phép kinh doanh đầu tiên cần xác định chính xác loại hình thành lập và mô hình kinh doanh nông sản mà mình mong muốn. Theo đó, loại hình buôn bán nông sản, lâm sản sẽ phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích và quy mô hoạt động dự kiến. Cụ thể: Thành lập công ty đối với chuỗi cửa hàng lớn, cửa hàng kinh doanh quy mô lớn; Thành lập hộ kinh doanh cá thể (HKD) đối với cửa hàng mua bán nhỏ lẻ, tiệm tạp hóa có bán nông sản…

Trường hợp thành lập doanh nghiệp buôn bán nông sản, lâm sản

Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh nông lâm sản bao gồm: 

  • Điều lệ của doanh nghiệp;
  • Giấy đề nghị cấp phép thành lập doanh nghiệp kinh doanh nông sản, lâm sản;
  • Danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty Cổ phần)
  • Danh sách thành viên góp vốn (đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
  • Giấy ủy quyền (trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên/cổ đông, người được ủy quyền nộp hồ sơ (các giấy tờ không quá 6 tháng).

Thủ tục đăng ký: 

Có thể chọn 1 trong các hình thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh nông sản, lâm sản như sau:

Trường hợp thành lập hộ kinh doanh buôn bán nông sản, lâm sản

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh buôn bán nông lâm sản cần chuẩn bị:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh nông sản, lâm sản (Mẫu tại Phụ lục III-1 Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT)
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ, thành viên hộ gia đình trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp về quyết định thành lập HKD (đối với trường hợp các thành viên của hộ gia đình cùng tham gia thành lập HKD)
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho 1 thành viên làm chủ hộ kinh doanh nông sản, lâm sản (đối với trường hợp các thành viên của hộ gia đình cùng tham gia thành lập HKD )
  • Hợp đồng thuê/mượn địa chỉ đặt trụ sở kinh doanh (nếu địa điểm kinh doanh không thuộc quyền sở hữu của chủ hộ) hoặc sổ đỏ (điểm kinh doanh thuộc quyền sở hữu của chủ hộ).

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh nông sản, lâm sản:

Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa tại UBND cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ mở hộ kinh doanh nông sản , lâm sản trong vòng 3 – 5 ngày làm việc;

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký từ chối cấp Giấy thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp biết.

Cách xin giấy phép VSATTP khi kinh doanh nông sản, lâm sản

Hồ sơ xin giấy phép VSATTP đối với kinh doanh nông lâm sản mà quý khách hàng cần chuẩn bị :

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh nông sản, lâm sản (mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT);
  • Bản sao Giấy phép đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh nông sản, lâm sản (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT);
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh nông lâm sản do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh nông sản, lâm sản theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
  • Đối với cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng VSATTP theo HACCP, trong hồ sơ có bản sao công chứng giấy chứng nhận HACCP.
  • Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.

Thủ tục xin giấy phép VSATTP cho cơ sở kinh doanh nông sản, lâm sản:

Chủ cơ sở kinh doanh nông sản, lâm sản nộp hồ sơ xin giấy phép ATVSTP ở:

  1. Đối với mô hình kinh doanh, sản xuất hộ cá thể thì thẩm quyền quản lý và cấp giấy phép an toàn thực phẩm sẽ thuộc về UBND cấp quận, huyện.
  2. Đối với mô hình kinh doanh là hợp tác xã, công ty: Tổng cục hoặc Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thẩm định cấp trung ương). Hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Cơ quan thẩm định cấp địa phương).

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cơ quan có thẩm quyền (Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thẩm định và xếp loại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản xếp loại A hoặc B.

Căn cứ pháp lý khi đăng ký kinh doanh nông sản, lâm sản:

  1. Luật an toàn thực phẩm năm 2010;

  2. Nghị định 15/2018/NĐ-CP;

  3. Nghị định 115/2018/NĐ – CP.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu cần tư vấn chi tiết về điều kiện, hồ sơ thủ tục khi đăng ký kinh doanh nông sản, lâm sản vui lòng liên hệ trực tiếp tới Công ty luật Siglaw tại:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, TP.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238