Dịch vụ thành lập công ty/doanh nghiệp FDI có vốn nước ngoài

Cá nhân, tổ chức là người nước ngoài có nhu cầu thành lập công ty FDI tại Việt Nam hoặc muốn kinh doanh ở đất nước hình chữ “S” thì có rất nhiều hình thức đầu tư như: góp vốn nước ngoài vào công ty ở Việt Nam, mua vốn, thành lập doanh nghiệp FDI, dự án đầu tư, hợp đồng BCC….Sau đây Siglaw xin chia sẻ chi tiết các thông tin về đầu tư thành lập công ty FDI ở Việt Nam để có sự lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty vốn nước ngoài phù hợp nhé:

Thành lập doanh nghiệp FDI là gì?

Thành lập doanh nghiệp FDI hay thành lập doanh nghiêp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) là quá trình một tổ chức hoặc cá nhân ở một quốc gia đầu tư góp vốn FDI để mở doanh nghiệp ở một quốc gia khác. Thành lập công ty FDI cũng có thể thông qua hình thức mua bán và sáp nhập các công ty đang hoạt động, xây dựng các nhà máy hoặc văn phòng mới, mở rộng hoặc nâng cấp các hoạt động hiện có, và đầu tư vào các dự án mới.

FDI có thể mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia nhận đầu tư, bao gồm tạo ra nhiều việc làm mới, đưa công nghệ và kiến thức mới vào đất nước, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, và nâng cao chất lượng và năng suất lao động. Tuy nhiên, FDI cũng có thể gây ra một số vấn đề, chẳng hạn như việc tạo ra sự phụ thuộc vào các quốc gia đầu tư hoặc sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước.

Đầu tư thành lập công ty FDI tại Việt Nam

Một ví dụ về doanh nghiệp FDI tại Việt Nam là Samsung Electronics Việt Nam. Đây là một công ty 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Samsung Electronics, được thành lập vào năm 2008 tại Khu Công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Samsung Electronics Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện thoại di động, máy tính bảng, tivi, đồ gia dụng và các sản phẩm điện tử khác. Tại Việt Nam, Samsung là một trong những nhà sản xuất hàng đầu và cũng là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất với tổng vốn đầu tư FDI lên đến 17,3 tỷ USD.

Với quy mô sản xuất lớn và chất lượng sản phẩm cao, Samsung Electronics Việt Nam đã tạo nên nhiều việc làm và góp phần nâng cao năng lực sản xuất, tăng cường xuất khẩu và cải thiện ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam.

Các hình thức thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Một số hình thức góp vốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:

  1. Thành lập doanh nghiệp FDI 100% vốn đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài sẽ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong một quốc gia. Điều này có nghĩa là thành lập công ty FDI 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới dạng công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên…và không có sự tham gia của bất kỳ nhà đầu tư địa phương nào.
  2. Thành lập doanh nghiệp FDI liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước với nước ngoài là một hình thức hợp tác kinh doanh giữa hai hay nhiều công ty, tổ chức hoặc cá nhân, trong đó các bên đóng góp vốn và chia sẻ lợi nhuận. Trong trường hợp này, một số bên đầu tư là các công ty, tổ chức hoặc cá nhân trong nước, còn các bên khác là những nhà đầu tư nước ngoài.
  3. Đầu tư FDI theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là một hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài được chính phủ Việt Nam cho phép. Đây là một loại hợp đồng giữa các công ty trong nước và các đối tác nước ngoài, nhằm mục đích hợp tác kinh doanh và chia sẻ lợi nhuận.
  4. Đầu tư FDI dưới hình thức hợp đồng đối tác công – tư (PPP) là hình thức đầu tư FDI được thực hiện trên cơ sở hợp đồng theo đó doanh nghiệp dự án sẽ ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.
  5. Đầu tư FDI bằng việc mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp là hình thức thể hiện kênh đầu tư Cross – border M&A đã nêu ở trên. Khi thị trường chứng khoán phát triển, các kênh đầu tư gián tiếp (FPI) được khai thông, nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần, mua lại các doanh nghiệp ở nước sở tại, nhiều nhà đầu tư rất ưa thích hình thức đầu tư này.

Điều kiện thành lập công ty có vốn nước ngoài

Để tham gia thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Điều kiện tiếp cận thị trường khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư FDI bao gồm: tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế; Hình thức đầu tư; Phạm vi hoạt động đầu tư; Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
  2. Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  3. Điều kiện về bảo đảm quốc phòng, an ninh;
  4. Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

01 Bộ hồ sơ thành lập công ty FDI thông thường sẽ bao gồm các tài liệu cần thiết sau:

  1. Văn bản đề nghị thực hiện dự án
  2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty nước ngoài được cấp tại quốc gia đăng ký.
  3. Giấy tờ xác minh số dư tài khoản phải lớn hoặc bằng số vốn đầu tư
  4. Đề xuất thực hiện dự án đầu tư
  5. Bản sao hợp đồng thuê văn phòng tại Việt Nam.
  6. Bản sao giấy ủy quyền cho người đại diện pháp lý của công ty nước ngoài tại Việt Nam.
  7. Bản sao đầy đủ hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân của người đại diện pháp lý của công ty nước ngoài tại Việt Nam.
  8. Báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất có kiểm toán của tổ chức nước ngoài
  9. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  10. Điều lệ công ty có vốn nước ngoài
  11. Bản sao công chứng của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  12. Danh sách thành viên/cổ đông
  13. Bản sao hộ chiếu của các thành viên góp vốn, cổ đông góp vốn và người đại diện pháp luật
  14. Các tài liệu khác liên quan đến đăng ký thành lập công ty FDI tại Việt Nam (nếu có).

Thủ tục đăng ký thành lập công ty FDI tại Việt Nam

Quy trình thủ tục các bước thành lập công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam bao gồm:

Bước 1: Đăng ký tên công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh hoặc thành phố, nơi mà công ty nước ngoài muốn đăng ký thành lập.

Bước 2: Làm thủ tục đăng ký địa chỉ trụ sở doanh nghiệp FDI tại cơ quan đăng ký kinh doanh địa phương.

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh hoặc thành phố.

Bước 4: Hoàn thành các thủ tục khác

Bước 5: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư công ty có vốn nước ngoài và Giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp FDI. Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ xét duyệt hồ sơ từ 15 đến 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Để biết thêm thông tin chi tiết về cách đăng ký thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài, xin quý khách hàng liên hệ với SigLaw để được nhận tư vấn miễn phí.

Lưu ý khi thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Khi tiến hành đầu tư thành lập công ty FDI tại Việt Nam, nhà đầu tư cần phải tìm hiểu kỹ để nắm được các quy định, thủ tục pháp lý cần thiết tại Việt Nam, trong đó bao gồm nhưng không giới hạn trong việc:

Về pháp luật quốc tế khi thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Khi thành lập công ty FDI có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư ngoại cần tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam. Ngoài ra, tùy thuộc vào quốc tịch của nhà đầu tư, các bên có thể áp dụng các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc các thỏa thuận song phương giữa Việt Nam và quốc gia của nhà đầu tư để xác định các điều kiện thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài, tỷ lệ vốn góp và các quy định khác liên quan đến đầu tư FDI tại Việt Nam.

Để thực hiện đầu tư thành lập công ty FDI tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần tuân thủ các văn bản pháp lý cơ bản của Việt Nam. Các văn bản này bao gồm các luật về Đầu tư, Doanh nghiệp, Thuế, Lao động và các thỏa thuận song phương hoặc các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

Việc tuân thủ các quy định pháp luật và các thỏa thuận quốc tế là rất quan trọng để giúp nhà đầu tư nước ngoài thành công khi đầu tư tại Việt Nam.

Các điều ước quốc tế về đầu tư:

Về điều kiện đầu tư trực tiếp nước ngoài

Điều kiện đầu tư thành lập công ty FDI đối với nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là điều kiện nhà đầu tư phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư trong những ngành, nghề đầu tư có điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định tại điều ước quốc tế về đầu tư, luật, pháp lệnh và nghị định có liên quan. Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
  • Hình thức thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài;
  • Phạm vi hoạt động đầu tư;
  • Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
  • Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư trong các ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường theo quy định tại Mục A Phụ lục I của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021. Đối với các ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Mục B Phụ lục I của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường được đăng tải theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.

Lưu ý về tài chính

Nhà đầu tư nên có một kế hoạch tài chính cụ thể, bao gồm nguồn vốn, ngân sách chi tiêu, dự trữ tài chính và cách quản lý và theo dõi các hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư. Trong một số trường hợp đối với các ngành như giáo dục, y tế, kinh doanh vận tải, bảo hiểm, chứng khoán,… sẽ quy định mức vốn tối thiểu. Đối với các ngành nghề không quy định mức vốn đầu tư tối thiểu, tổ chức đầu tư có thể xác định vốn đầu tư FDI của công ty dựa trên các căn cứ khác nhau.

Nhà đầu tư cũng cần phải lưu ý đảm bảo quá trình góp vốn đúng thời hạn đã đăng ký trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong trường hợp góp vốn bằng hình thức chuyển khoản, nhà đầu tư nước ngoài phải chuyển vào tài khoản vốn được thành lập tại các tổ chức tài chính tại Việt Nam.

Các lưu ý về địa điểm thực hiện dự án đầu tư FDI

Pháp luật Doanh nghiệp quy định, trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Do vậy, nhà đầu tư khi thuê cần chọn địa chỉ thuê rõ ràng, bên cho thuê phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp.

Địa điểm thực hiện dự án/ trụ sở chính khi thành lập doanh nghiệp FDI không được đặt ở chung cư có  mục đích để ở, khu tập thể. Trường hợp đặt tại tòa nhà hỗn hợp phải có bản sao một trong các tài liệu sau để chứng minh phần đi thuê được sử dụng vào mục đích thương mại:

  • Quyết định phê duyệt dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân quận, huyện) có ghi chi tiết trụ sở mà doanh nghiệp đăng ký không thuộc căn hộ chung cư.
  • Giấy xác nhận của Chủ đầu tư dự án về việc địa chỉ trụ sở doanh nghiệp dự định đăng ký không thuộc căn hộ chung cư.
  • Giấy xác nhận của Ban Quản trị chung cư về việc địa chỉ trụ sở doanh nghiệp dự định đăng ký không thuộc căn hộ chung cư.
  • Hợp đồng chuyển nhượng có nội dung thể hiện địa chỉ trụ sở doanh nghiệp dự định đăng ký không thuộc căn hộ chung cư.
  • Hợp đồng thuê trụ sở có nội dung thể hiện địa chỉ trụ sở doanh nghiệp dự định đăng ký không thuộc căn hộ chung cư.
  • Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nội dung thể hiện địa chỉ trụ sở doanh nghiệp dự định đăng ký không thuộc căn hộ chung cư).

Dịch vụ tư vấn thành lập công ty/doanh nghiệp FDI có vốn nước ngoài của công ty luật Siglaw

Công ty luật Siglaw là 1 trong những địa chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư FDI vào Việt Nam hay Dịch vụ thành lập doanh nghiệp FDI có vốn nước ngoài tại Việt Nam uy tín nhất hiện nay:

Chi Phí ⭐Không phát sinh, giá dịch vụ thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cạnh tranh nhất trên thị trường. Liên hệ Hotline 0961 366 238 để được báo giá chính xác.
Ưu đãi ⭐Miễn phí tư vấn pháp lý thường xuyên, kế toán thuế, ngành, nghề hưởng ưu đãi khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty vốn nước ngoài
Đội ngũ ⭐Chuyên gia tư vấn đầu tư >10 năm kinh nghiệm
Bảo mật ⭐Đảm bảo tính tuyệt đối bảo mật thông tin của khách hàng

…… Và tư vấn lưu ý khác có liên quan. Để biết hơn về các lưu ý trước khi thực hiện dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, xin quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty luật SigLaw để được nhận tư vấn miễn phí.

5/5 - (11 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238