Các loại thuế mà doanh nghiệp nước ngoài phải nộp [2024]

Đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam đều được áp dụng hệ thống chính sách thuế chung như nhau được quy định bởi pháp luật. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư nước ngoài , doanh nghiệp nước ngoài cần chủ ý thêm tới một số loại thuế đặc thù cần phải nộp. Bài viết dưới đây của công ty Luật Siglaw sẽ giải đáp thắc mắc “ Các loại thuế mà doanh nghiệp nước ngoài phải nộp là gì?”

Các loại thuế mà doanh nghiệp nước ngoài phải nộp

Các loại thuế mà doanh nghiệp nước ngoài phải nộp
Các loại thuế mà doanh nghiệp nước ngoài phải nộp

Lệ phí môn bài

Khái niệm: Đây là loại thuế mà bất kể loại hình doanh nghiệp và loại hình kinh doanh nào cũng phải nộp. 

Cách tính thuế môn bài

Cơ sở để thực hiện việc thu lệ phí môn bài là dựa trên tiêu chuẩn về vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký. Đối với doanh nghiệp nước ngoài có thể dựa vào mức vốn đầu tư để phân ra thành ba khung phí dưới đây:

+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Khái niệm:

Đây là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của doanh nghiệp. Loại thuế này xuất phát từ các khoản thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật. Loại thuế này bằng phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp trừ đi các khoản chi phí hợp lý

Nhà nước coi loại thuế này như một nguồn thu quan trọng nhằm phát triển ngân sách đầu tư vào các mảng như y tế, giáo dục, giao thông,…

Tính chất của thuế thu nhập doanh nghiệp tỷ lệ thuận với doanh thu doanh nghiệp ( thu nhập cao đồng nghĩa với tỷ lệ đóng góp cao hơn), miễn hoặc giảm thuế với các đối tượng thu nhập thấp và hoàn cảnh khó khăn. Chính vì thế, loại thuế này với vai trò làm công cụ giúp cân bằng cán cân thị trường, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, điều chỉnh sự phân bổ hiệu quả của các nguồn lực trong nền kinh tế, thúc đẩy hoặc ngăn chặn sự phát triển của một số ngành hàng hoặc một số loại hàng hoá

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp:

Công thức chung Trường hợp doanh nghiệp có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) ) x Thuế suất thuế TNDN

Trong đó

Thu nhập tính thuế Thu nhập chịu thuế Thuế suất
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước. Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác – Mức thuế suất 20%: Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

– Mức thuế suất từ 32% – 50%: Áp dụng cho những doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.

– Mức thuế suất 50%: Áp dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm như: bạch kim, vàng, bạc, thiếc…

Thuế giá trị gia tăng

Khái niệm:

 Đây là loại thuế đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong suốt quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối. Các doanh nghiệp nên lưu ý không phải tất cả các hàng hóa dịch vụ đều phải chịu loại thuế này. Cụ thể có thể kể đến một số đối tượng như:

  • Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
  •  Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).
  • Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

Cách tính thuế giá trị gia tăng

Có hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm: Phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ 

Phương pháp khấu trừ thuế:

Thuế giá trị gia tăng phải nộp = Thuế GTGT đầu ra- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT. Số thuế của một hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT được xác định bằng:

Số thuế GTGT đầu ra= Giá tính thuế của hàng hóa dịch vụ (HHDV) bán ra * Thuế suất HHDV

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định; trên chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu; trên chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài và đáp ứng đầy đủ các điều kiện khấu trừ thuế đầu vào.

Phương pháp trực tiếp

Số thuế GTGT phải nộp= Tỷ lệ %* Doanh Thu

Tỷ lệ % được quy định như sau:

Lĩnh vực hoạt động Tỷ lệ
Phân phối, cung cấp hàng hóa 1%
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên liệu 5%
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên liệu 3%
Hoạt động kinh doanh khác 2%

Thuế xuất nhập khẩu

Khái niệm

Loại thuế khi doanh nghiệp nước ngoài thực hiện hành vi xuất, nhập khẩu hàng hóa thì có nghĩa vụ nộp thuế xuất nhập khẩu

Cách tính thuế xuất, nhập khẩu

Có ba phương pháp tính thuế xuất, nhập khẩu: Phương pháp tỷ lệ %; phương pháp tuyệt đối, phương pháp hỗn hợp

Những trường hợp mặt hàng áp dụng thuế theo %, Thuế xuất nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất nhập khẩu nhân với giá tính thuế và nhân với thuế suất.

Thuế XNK phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK x Giá tính thuế x Thuế suất

Trường hợp mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối, thuế xuất nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất nhập khẩu nhân với mức thuế tuyệt đối nhân với tỷ giá tính thuế.

Thuế XNK phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK x Mức thuế tuyệt đối x Tỷ giá tính thuế

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Khái niệm: Đây là loại thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ xa xỉ, không cần thiết cho cuộc sống hàng ngày,hoặc các lĩnh vực mà Nhà nước muốn hạn chế . Công ty có vốn đầu tư nước ngoài nếu kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ trong luật thuế tiêu thụ đặc biệt thì phải đóng loại thuế này

Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

STT TÊN HÀNG HÓA
1 Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm
2 Rượu
3 Bia
4 Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng
5 Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3
6 Tàu bay, du thuyền (sử dụng cho mục đích dân dụng)
7 Xăng các loại
8 Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống
9 Bài lá
10 Vàng mã, hàng mã (không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học)
11 Kinh doanh vũ trường
12 Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke)
13 Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự
14 Kinh doanh đặt cược (bao gồm: Đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác theo quy định của pháp luật)
15 Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn
16 Kinh doanh xổ số

Lưu ý: hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải là các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh, không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hóa này

Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt

Số thuế TTĐB = Giá tính thuế TTĐB x thuế suất thuế TTĐB

Trên đây là thông tin tổng hợp của công ty Luật Siglaw về các loại thuế doanh nghiệp nước ngoài phải nộp.

Để được tư vấn cụ thể quý khách hàng vui lòng thể liên hệ với Công ty luật Siglaw để được giải đáp nhanh nhất và chi tiết nhất:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238