1 Số hình thức đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản

Đầu tư sang Nhật Bản dưới hình thức thành lập văn phòng đại diện

Hình thức đầu tư ra nước ngoài tại Nhật Bản thông qua thành lập văn phòng đại diện là một phương pháp phổ biến mà nhiều công ty quốc tế trong đó có Việt Nam sử dụng để mở rộng hoạt động kinh doanh và tiếp cận thị trường Nhật Bản. 

Các văn phòng đại diện chính là một hình thức đơn vị phụ thuộc của Công ty ở Việt Nam đặt tại Nhật Bản, đơn vị này có chức năng hỗ trợ, giúp các nhà đầu tư thực hiện các hoạt động kinh doanh tại đất nước sở tại. Thông thường, chức năng của văn phòng đại diện tại Nhật Bản là  hiện các công việc điều tra thị trường, quảng cáo, thu thập thông tin khách hàng, mua sắm hàng hóa,…. nhưng cần lưu ý văn phòng đại diện không được kinh doanh trực tiếp. 

Ưu điểm: Văn phòng đại diện sẽ không cần đăng ký hoạt động kinh doanh/không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hạn chế: Nhật Bản không cho phép mở tài khoản ngân hàng và thuê bất động sản dưới danh nghĩa của văn phòng đại diện. Để thực hiện những công việc này công ty mẹ tại Việt Nam hoặc người đại diện của văn phòng đại diện (cá nhân) được ủy quyền phải đứng ra ký kết và thực hiện các hợp đồng này.

1 Số hình thức đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản
1 Số hình thức đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản

Đầu tư sang Nhật Bản dưới hình thức thành lập chi nhánh

Nếu như doanh nghiệp Việt Nam muốn thường xuyên triển khai hoạt động kinh doanh tại Nhật Bản nhưng không muốn thành lập công ty thì việc lập chi nhánh tại Nhật Bản sẽ là một sự lựa chọn phù hợp. Chi nhánh công ty tại Nhật Bản là một đơn vị hoạt động được thành lập và hoạt động dưới sự quản lý của công ty mẹ, có mục đích mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty mẹ tại thị trường Nhật Bản. Chi nhánh có thể được xem như một đại diện của công ty mẹ tại quốc gia đó, thường có quyền ký kết hợp đồng và thực hiện các hoạt động kinh doanh như mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ và tương tác với khách hàng, đối tác kinh doanh và cơ quan chính phủ.

Chi nhánh công ty tại Nhật Bản cũng có sự độc lập tương đối trong việc quản lý hoạt động của mình, nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định và luật pháp của Nhật Bản. Nó được xem là một phần mở rộng của công ty mẹ và thường được thành lập với mục tiêu tăng cường tiếp cận thị trường, xây dựng mối quan hệ đối tác và đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại Nhật Bản.

Thành lập chi nhánh công ty tại Nhật Bản yêu cầu tuân thủ các quy trình và thủ tục pháp lý, bao gồm đăng ký với các cơ quan chức năng, cung cấp thông tin về công ty mẹ, cấp giấy phép và tuân thủ các quy định liên quan đến thuế, lao động và kinh doanh.

Ưu điểm: Được thực hiện hoạt động kinh doanh mà không cần thành lập công ty. Có thể tự mở tài khoản ngân hàng và thuê bất động sản.

Hạn chế: Chi nhánh không có tư cách pháp nhân độc lập nên việc kinh doanh sẽ chỉ được thực hiện giới hạn trong phạm vi ngành nghề mà công ty mẹ ở Việt Nam đã đăng ký. Bên cạnh đó, nếu trong tương lại doanh nghiệp muốn chuyển đổi từ chi nhánh sang công ty con thì sẽ không được.

Đầu tư sang Nhật Bản dưới hình thức thành lập công ty con

Công ty con tại Nhật Bản là một công ty được thành lập và hoạt động độc lập tại Nhật Bản, nhưng nằm dưới sự quản lý và sở hữu của một công ty mẹ ở quốc gia khác. Công ty con là một phần mở rộng của công ty mẹ và thường được thành lập với mục tiêu tiếp cận và tham gia vào thị trường Nhật Bản.

Công ty con tại Nhật Bản có độc lập pháp nhân và có quyền thực hiện các hoạt động kinh doanh độc lập, bao gồm mua bán, sản xuất, cung cấp dịch vụ và tương tác với khách hàng, đối tác kinh doanh và cơ quan chính phủ tại Nhật Bản. Nó hoạt động theo các quy định và luật pháp của Nhật Bản và phải tuân thủ các yêu cầu và quy trình đăng ký, thuế, lao động và kinh doanh của quốc gia này.

Công ty con tại Nhật Bản có sự liên kết chặt chẽ với công ty mẹ, nhưng cũng có mức độ tự chủ trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của mình. Công ty mẹ thường giữ một số lượng cổ phần quyết định trong công ty con và có thể cung cấp hướng dẫn, hỗ trợ và chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm để tạo điều kiện thuận lợi cho công ty con tại Nhật Bản.

Hiện nay, Nhật Bản quy định có các loại hình doanh nghiệp như sau:

  • Công ty hợp danh trách nhiệm vô hạn (合名会社)
  • Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn (合資会社)
  • Công ty cổ phần (株式会社)
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (合同会社)

Trong đó, thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn là hai hình thức phổ biến nhất.

Ưu điểm: Công ty có tư cách pháp nhân độc lập, có thể tự mình thực hiện các hoạt động kinh doanh

Hạn chế: Thủ tục đầu tư từ Việt Nam sang Nhật Bản phức tạp hơn.

Dịch vụ tư vấn đầu tư sang Nhật Bản tại Siglaw

Ưu đãi: Siglaw là một trong những công ty luật hàng đầu tại Việt Nam, với đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực luật đầu tư. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ tận tình, hiệu quả và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong quá trình tư vấn, thực hiện thủ tục đầu tư.

Kinh nghiệm: kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị đi đầu trong cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, thành lập công ty ở Nhật Bản & hỗ trợ doanh nghiệp từ A-Z trong mọi quy trình. Chúng tôi luôn cập nhật và nắm bắt tình hình pháp lý mới nhất, giúp khách hàng đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng.

Đội ngũ Siglaw: Đội ngũ luật sư của Siglaw bao gồm những chuyên gia có trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan mọi lĩnh vực. Chúng tôi có khả năng đưa ra những giải pháp phù hợp nhất, quản trị rủi ro để giúp khách hàng có thể dễ dàng, thuận tiện nhất trong triển khai thực hiện dự án.

Chi phí: Chi phí đầu tư sang Nhật Bản phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để được tư vấn kỹ hơn, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp với quý khách về các chi phí cần thiết trước khi bắt đầu công việc, để quý khách có thể kiểm soát tốt hơn ngân sách và kế hoạch tài chính của mình.

Trên đây là những thông tin về chủ đề “Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản” từ đội ngũ nhân viên Công ty Luật Siglaw. Nếu quý khách hàng còn vấn đề gì vướng mắc cần giải quyết, hãy liên hệ với Siglaw để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí một cách nhanh nhất.

5/5 - (4 votes)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238