Việt Nam hiện là mảnh đất màu mỡ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài ở nhiều lĩnh vực như tài chính – ngân hàng, xây dựng, vận tải, du lịch,… Do vậy, việc tìm hiểu các hình thức đầu tư FDI vào Việt Nam là chủ đề được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.
Điều 21, Luật đầu tư 2020 có nêu rõ 5 hình thức đầu tư tại Việt Nam, bao gồm: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; Thực hiện dự án đầu tư; Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC và Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, mỗi hình thức đầu tư có những quy định, điều kiện riêng về tiếp cận thị trường, vốn góp hay cổ phần. Nội dung dưới đây, Công ty Luật Siglaw sẽ đề cập chi tiết hơn về các hình thức đầu tư FDI vào Việt Nam.
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Đây là một loại hình đầu tư FDI mà ở đó nhà đầu tư trực tiếp bỏ vốn đầu tư và trực tiếp tham gia các hoạt động quản lý. Loại hình này tương đối phức tạp, đòi hỏi nhiều thủ tục đầu tư chặt chẽ hơn các loại hình đầu tư khác.
Có 4 hình thức thành lập doanh nghiệp phổ biến, gồm: Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty Cổ phần; Công ty hợp danh.
Nhà đầu tư hoạt động đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế, theo quy định Luật đầu tư 2020, đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
- Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này; Cụ thể: Các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế; hình thức đầu tư; phạm vi hoạt động đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư; năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư; điều kiện khác theo quy định.
- Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nếu tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau thì phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác:
- Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
- Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Nếu tổ chức kinh tế không thuộc các trường hợp trên thì chỉ cần thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác. Nếu tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế là hình thức đầu tư FPI gián tiếp mà nhà đầu tư nước ngoài có thể áp dụng, thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác. Mặt khác, nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Khi thực hiện hình thức đầu tư này, nhà đầu tư cần tuân thủ các hình thức và thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo Điều 24 Luật Đầu tư 2020 như sau:
- Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
- Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:
- a) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
- b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;
- c) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.
Nhà đầu tư có thể lựa chọn hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo các cách dưới đây:
Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
- Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
- Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
- Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
- Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
- Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
Về thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp:
- Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
- Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
- Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;
- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
- Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật có liên quan khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
- Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế quy định tại Điều này.
Thực hiện dự án đầu tư
Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian nhất định. Tùy thuộc vào tính chất, quy mô và điều kiện của từng dự án, dự án đầu tư được thực hiện theo một hoặc một số thủ tục sau đây:
- Quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định.
- Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế;
- Thực hiện thủ tục giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho thuê lại đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu có);
- Thực hiện thủ tục về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (nếu có);
Nhà đầu tư trúng giá quyền sử dụng đất hoặc trúng đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại văn bản quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá, văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan mà không phải thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư.
Đầu tư theo hợp đồng BCC
Hợp đồng hợp tác kinh doanh, hay gọi tắt là hợp đồng BCC, là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Đây được coi là một hình thức đầu tư linh hoạt, tiết kiệm chi phí nên ngày càng có nhiều nhà đầu tư lựa chọn hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh và phát triển hợp tác. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung theo nhu cầu hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp mình, các nội dung hợp tác phải nằm trong khuôn khổ pháp luật.
Theo Điều 28, Luật Đầu tư 2020, nội dung hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
- b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
- c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
- d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
- e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
- g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ
Luật Đầu tư năm 2020 đã dự liệu thêm về “Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ”, thể hiện tính chủ động, cởi mở, sẵn sàng tiếp nhận các hình thức đầu tư, loại hình kinh tế mới trong tương lai trước sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, không rập khuôn, bó hẹp vào các hình thức đầu tư như trước đây.
Tại Công ty Luật Siglaw, đội ngũ luật sư của chúng tôi sẽ tư vấn trực tiếp, giải đáp mọi câu hỏi liên quan đến đầu tư FDI nói chung và thành lập doanh nghiệp FDI nói riêng cho quý khách hàng.
Quý khách hàng sẽ được hướng dẫn tận tình về các thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI như sau:
- Hướng dẫn chuẩn bị tài liệu, thông tin cần thiết để soạn hồ sơ thành lập.
- Giải đáp, tư vấn quy định pháp luật liên quan đến ngành nghề kinh doanh.
- Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp tối ưu cho khách hàng.
- Tư vấn lợi thế, ưu đãi pháp lý, thuế tối ưu nhất phù hợp từng đối tượng khách hàng.
- Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ tài chính liên quan.
- Hướng dẫn mở tài khoản vốn và quy trình chuyển vốn đầu tư đúng pháp luật.
- Hướng dẫn thủ tục thuế ban đầu và chế độ báo cáo thuế theo quy định pháp luật.
- Tư vấn điều kiện và giấy phép con cần thiết để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đúng pháp luật.
Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện về các hình thức đầu tư FDI khác vào Việt Nam phù hợp nhất theo nhu cầu của Quý khách, xin vui lòng liên hệ:
Trụ sở chính: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Hotline: 0961 366 238
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh: Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Email: vphcm@siglaw.com.vn