Nên đầu tư sang Hàn Quốc hay đầu tư sang Nhật Bản

Hàn Quốc và Nhật Bản đều là những thị trường có tính cạnh tranh cao và có những chính sách ưu đãi riêng dành cho nhà đầu tư nước ngoài. Vậy nhà đầu tư nên đầu tư sang Hàn Quốc hay đầu tư sang Nhật Bản? Cùng tìm hiểu những lợi ích và hạn chế khi đầu tư vào hai quốc gia Đông Á trong bài viết dưới đây.

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc, Nhật Bản

Với Hàn Quốc

Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao từ tháng 12/1992. Tuy khác nhau về khoảng cách địa lý, thể chế chính trị và cả ý thức hệ nhưng hai quốc gia lại có rất nhiều nét tương đồng về con người, lịch sử và văn hóa như đề cao tính tự lập, tự cường, phấn đấu, chịu khó, ham học hỏi, cống hiến.

Năm 2001, chưa tới 10 năm kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã được nâng tầm thành Quan hệ đối tác toàn diện; Đến năm 2009 trở thành Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược, với đà phát triển ngày càng mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc. Năm 2015, hai bên đã ký Hiệp định Thương mại tự do song phương (VKFTA) và hiện đều là thành viên của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (RCEP). 

Đối với Việt Nam, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba, là quốc gia đứng thứ nhất về đầu tư trực tiếp (FDI) và đứng thứ hai về hợp tác phát triển (ODA); Ngược lại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Hàn Quốc.

Với Nhật Bản

Nhật Bản và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào tháng 9 năm 1973 và luôn là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Từ năm 1992-2003, Nhật Bản là quốc gia tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam với khoảng 8,7 tỷ USD, tương đương khoảng 30% tổng khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1,2 tỷ USD. 

Theo số liệu năm 2021, trong số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Nhật Bản đứng thứ 2 về số vốn đăng ký với 64,2 tỷ USD. Quy mô dự án bình quân của Nhật Bản đạt 13,4 triệu USD/dự án, cao hơn quy mô dự án bình quân chung của cả nước là 11,8 triệu USD/dự án.

Nên đầu tư sang Hàn Quốc hay đầu tư sang Nhật Bản
Nên đầu tư sang Hàn Quốc hay đầu tư sang Nhật Bản

Thuận lợi khi đầu tư sang Hàn Quốc và Nhật Bản

Thuận lợi khi đầu tư sang Hàn Quốc

Ưu đãi về thuế: Hàn Quốc xóa bỏ cho Việt Nam hơn 11.000 dòng thuế, bao gồm các nhóm ngành: dệt may, hoa quả nhiệt đới, rau quả nông sản, sản phẩm gỗ, nhóm các hàng hóa khác,… Đối với các nhà đầu tư công nghệ cao, thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp được tăng từ 8 lên 10 năm. Chính quyền địa phương cũng được phép tự mình quy định mức ưu đãi giảm/miễn thuế từ 8 năm đến 15 năm; lập, điều hành các khu công nghiệp đầu tư nước ngoài

Thị trường dịch vụ mở cửa: Hàn Quốc mở cửa thị trường dịch vụ cho Việt Nam trong 5 phân ngành gồm: Dịch vụ pháp lý; dịch vụ chuyển phát; dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa đường sắt; dịch vụ hỗ trợ dịch vụ vận tải đường sắt; dịch vụ nghiên cứu và phát triển khoa học tự nhiên.

Chính sách thông thoáng thu hút FDI: Đạo luật xúc tiến đầu tư nước ngoài (FIPA) có hiệu lực từ năm 1998 cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tận dụng dịch vụ một cửa và đãi ngộ đồng nhất, tạo môi trường hấp dẫn đầu tư FDI như: ưu đãi về thuế, tiền thuê nhà máy rẻ hơn, quy trình thủ tục hành chính đơn giản,…

Lực lượng lao động được đào tạo và có tay nghề cao: Hơn 97% công nhân Hàn Quốc có trình độ đào tạo nghề hoặc trình độ đại học. Tỷ lệ biết chữ 98%. 

Thuận lợi khi đầu tư sang Nhật Bản

Nền kinh tế ổn định: Nhật Bản có sự phát triển kinh tế, nền chính trị ổn định, ít biến động trong nhiều thập kỷ. Xây dựng khung pháp lý chi tiết và rõ ràng.

Ưu đãi khi đầu tư lâu dài: Nhật Bản có những hỗ trợ hữu ích dành riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu xác định đầu tư lâu dài tại Nhật. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ được miễn phí một số dịch vụ tại Nhật Bản như văn phòng tạm thời với đầy đủ trang thiết bị tại Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp (IBSC) được đặt tại 6 thành phố lớn là Tokyo, Yokohama, Nagoya, Osaka, Kobe và Fukuoka; hay những chương trình hỗ trợ kinh phí trong thời gian đầu tư ban đầu.

Thị trường nội địa phát triển: Nhật Bản có thị trường nội địa với sức tiêu thụ lớn với dân số gần 126 triệu người, thu nhập bình quân đầu người khoảng 42.000 USD. Đây cũng là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn đối với các sản phẩm nông sản, thủy sản mà Việt Nam có thế mạnh như cá và sản phẩm chế biến từ cá, tôm, rau quả tươi,…

Chú trọng công tác R&D: Nhật Bản là một trong số các cường quốc có nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ cao, đứng đầu thế giới về số bằng sáng chế. Chính phủ nước này phân bổ gần 3,5% tổng sản phẩm quốc nội cho hoạt động R&D. Quốc gia này cũng có những đổi mới vượt bậc trong lĩnh vực nông nghiệp kỹ thuật số. Nguồn cung cấp nước toàn cầu dự kiến giảm 40% vào năm 2030, vì vậy, nông dân Nhật Bản đang sử dụng các cảm biến để ước lượng lượng nước và phân bón phù hợp mà các nhà máy cần.

Nguồn nhân lực: Nhật Bản có nguồn nhân lực chuyên môn cao, nổi tiếng với tính cách tận tâm với công việc. Bên cạnh đó, hiện có một số lượng lớn người Việt Nam đã sinh sống và làm việc lâu dài ở Nhật Bản, dần quen với nếp sống văn hóa của người bản địa. Đây là một nguồn nhân lực hữu ích để giúp nhà đầu tư Việt Nam đạt hiệu quả kinh doanh. Chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản

Khó khăn khi đầu tư sang Hàn Quốc và Nhật Bản

Khó khăn khi đầu tư sang Hàn Quốc

Truyền thống về công ty gia đình: Theo nghiên cứu của VNExpress, hầu hết các doanh nghiệp khổng lồ của Hàn Quốc là các công ty gia đình. Cách thức tổ chức bộ máy điều hành công ty đã trở thành truyền thống nhưng nó cũng đem lại sự e ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài bởi tính thiếu minh bạch và trách nhiệm về thông tin.

Sự phụ thuộc vào xuất khẩu: Rủi ro tiếp theo cho những nhà đầu tư muốn đầu tư vào Hàn Quốc đó là sự phụ thuộc quá lớn của nền kinh tế vào xuất khẩu. Xuất khẩu chiếm khoảng 50% GDP của quốc gia này và đang có dấu hiệu suy giảm do suy thoái kéo dài tại nhiều nước Âu-Mỹ. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc đã phải điều chỉnh dự báo tăng trưởng 2 lần trong năm nay do lo ngại về tình hình bi quan của xuất khẩu.

Yếu tố chính trị: Những bất ổn về vấn đề chính trị giữa Hàn Quốc và Triều Tiên là một nỗi e ngại đối với các nhà đầu tư. Hãng xếp hạng uy tín Moody’s cho rằng quan hệ Liên Triều là một “nguy cơ chính trị” đối với Hàn Quốc, tương tự như môi trường chính trị tại Israel, Ả-rập Xê-út và Đài Loan.

Khác biệt về ngôn ngữ văn hóa: Việc giao tiếp và hiểu các quy định, thủ tục kinh doanh trong môi trường ngôn ngữ và văn hóa mới như Hàn Quốc có thể là một thách thức đối với các đầu tư Việt Nam. Những khó khăn thường gặp khi đầu tư vào Hàn Quốc

Khó khăn khi đầu tư sang Nhật Bản

Thuế, thủ tục: Nhật Bản không áp dụng nhiều ưu đãi về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài. Thủ tục đăng ký thực hiện dự án đầu tư kéo dài. Hiện tại, nước này đang trong quá trình xem xét cơ chế để thay đổi các thủ tục thị thực và hệ thống văn bản pháp luật liên quan nhằm tạo sự thuận lợi cho việc thu hút FDI và nhân lực từ nước ngoài.

Hạn chế về tăng trưởng kinh tế: Nhật Bản là quốc gia phát triển nên nền kinh tế không có mức tăng trưởng nhanh, nhiều lĩnh vực khó tham gia đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Dân số: Cơ cấu dân số già, yêu cầu khắt khe đối với hàng hoá và dịch vụ.

Các ngành nghề đầu tư phổ biến ở Hàn Quốc và Nhật Bản

Ngành nghề đầu tư phổ biến ở Hàn Quốc

  • Du lịch – quản trị khách sạn: Hàn Quốc nằm trong top 30 quốc gia có lượng khách du lịch quốc tế lớn nhất thế giới, đạt 17,5 triệu lượt du khách trong năm 2019. Với tỉ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 3,73%, ngành Du lịch đã đóng góp 44,5 tỉ USD cho GDP của Hàn Quốc trong năm 2018. Với mục tiêu trở thành quốc gia có ngành du lịch hàng đầu châu Á và thế giới, chính phủ Hàn Quốc đã ban hành các chính sách khuyến khích du khách trong nước và quốc tế, đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện.
  • Công nghệ thông tin: Hàn Quốc luôn đứng trong top những quốc gia có sự phát triển về tốc độ truy cập mạng internet. Đây là nơi thử nghiệm các sản phẩm sử dụng công nghệ thông tin mới nhất. Gồm thiết bị về các lĩnh vực như truyền thông, bán dẫn, thiết bị điện tử. Ngoài ra, còn có công nghệ tin học và game.
  • Kỹ thuật điện tử – Cơ khí: Hàn Quốc đã có được vị trí quan trọng trên bản đồ ngành điện tử giá trị cao trên thế giới nhờ vào đầu tư liên tục cho R&D và đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử. Hiện nay, thế mạnh của Hàn Quốc là các thiết bị điện thoại thông minh, bảng hiển thị, chip, bộ nhớ, vi mạch… Thực tế, Hàn Quốc đã đưa ngành điện tử và công nghệ thông tin trở thành động lực chính cho nền kinh tế định hướng xuất khẩu.

Ngành nghề đầu tư phổ biến ở Nhật Bản

  • Cơ Khí: Nền công nghiệp của Nhật Bản hết sức phát triển trong đó cơ khí chính là một trong những ngành mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia này.
  • Nông nghiệp: Hiện nay, Nhật Bản có ý định đưa nông nghiệp trở thành ngành công nghiệp thứ 6. Chính phủ nước này đã tạo ra một cơ chế không chỉ dành cho sản xuất thông thường, mà còn có thể chế biến nhiều sản phẩm khác nhau (kể cả sản phẩm du lịch) từ một sản phẩm.
  • Ngành Công nghệ thông tin (CNTT): Quy mô thị trường của ngành CNTT năm 2017 là khoảng 24.000 tỷ yên, tăng 2% so với năm trước. Tuy có thời kỳ doanh thu ngành sụt giảm do ảnh hưởng của cú sốc Lehman,…. nhưng hàng năm, thị trường tiếp tục tăng trưởng. Những năm gần đây, những kỹ thuật CNTT hàng đầu như điện toán đám mây hay trí tuệ nhân tạo (AI), v.v… dần trở nên phổ biến trong xã hội, từ đó có thể kỳ vọng vào sự phát triển hơn nữa trong tương lai của ngành CNTT Nhật Bản.

Thủ tục đầu tư sang Hàn Quốc và Nhật Bản khác nhau thế nào

Thủ tục đầu tư sang Hàn Quốc và Nhật Bản
Thủ tục đầu tư sang Hàn Quốc và Nhật Bản

Thủ tục đầu tư sang Hàn Quốc

Bước 1: Xin quyết định chủ trương đầu tư sang Hàn Quốc

Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư sang Hàn Quốc đối với các dự án đầu tư sau:

+ Dự án có vốn đầu tư sang Hàn Quốc từ 20.000 tỷ đồng trở lên;

+ Dự án đầu tư sang Hàn Quốc yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư sang Hàn Quốc đối với các dự án đầu tư sau:

+ Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư sang Hàn Quốc từ 400 tỷ đồng trở lên;

+ Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư sang Hàn Quốc từ 800 tỷ đồng trở lên.

Bước 2: Làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Hàn Quốc

Hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Hàn Quốc gồm: 

+ Văn bản đăng ký đầu tư sang Hàn Quốc;

+ Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của nhà đầu tư (nếu nhà đầu tư là cá nhân);

+ Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu xác nhận tư cách pháp lý có giá trị tương đương của nhà đầu tư (nếu nhà đầu tư là tổ chức);

+ Quyết định đầu tư sang Hàn Quốc (theo quy định tại Điều 57, Luật Đầu tư 2014);

+ Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư (theo quy định tại Điều 58, Luật Đầu tư 2014);

+ Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu dự án đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ).

Thủ tục đầu tư sang Nhật Bản

Bước 1: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư sang Nhật Bản

Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư sang Nhật Bản đối với các dự án đầu tư sau:

+ Dự án có vốn đầu tư sang Nhật Bản từ 20.000 tỷ đồng trở lên;

+ Dự án đầu tư sang Nhật Bản yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư sang Nhật Bản đối với các dự án đầu tư sau:

+ Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư sang Nhật Bản từ 400 tỷ đồng trở lên;

+ Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư sang Nhật Bản từ 800 tỷ đồng trở lên.

Bước 2: Làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) sang Nhật Bản

Trước khi thành lập công ty con hoặc chi nhánh tại Nhật Bản, nhà đầu tư Việt Nam cần thực hiện thủ tục xin cấp IRC như dưới đây (Căn cứ theo Điều 57, 60, 61 Luật đầu tư; Điều 75, 76, 78, 80 Nghị định 31):

Hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Nhật Bản gồm: 

+ Văn bản đăng ký đầu tư sang Nhật Bản;

+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư: Trường hợp là cá nhân cần Bản sao công chứng Giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu/Số định danh cá nhân; Trường hợp là doanh nghiệp Việt Nam cần Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Quyết định đầu tư sang Nhật Bản (theo quy định tại Điều 57, Luật Đầu tư 2014);

+ Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư (theo quy định tại Điều 58, Luật Đầu tư 2014);

+ Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu dự án đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ).

+ Tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án đầu tư (Hợp đồng/Thỏa thuận nguyên tắc về việc thuê địa điểm,…)

+ Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của

nhà đầu tư đến thời điểm nộp hồ sơ; 

+ Đề xuất dự án đầu tư sang Nhật Bản (nội dung chủ yếu: hình thức, mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án; hiệu quả đầu tư của dự án,…);

+ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư, gồm: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc tổ chức tài chính; Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

+ Báo cáo về việc cho công ty con vay (trường hợp nhà đầu tư cho công ty con vay để thực hiện dự án đầu tư) (nội dung chủ yếu: tổng số tiền cho vay; mục đích, điều kiện cho vay; kế hoạch giải ngân; kế hoạch thu hồi nợ; đánh giá khả năng tài chính của bên đi vay,…);

+ Tài liệu xác định việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (Cam kết của nhà đầu tư về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh,…) (trường hợp nhà đầu tư bảo lãnh cho công ty con vay để thực hiện dự án đầu tư).

Bước 3: Nộp hồ sơ, chờ kết quả.

Dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương của Quốc hội nộp 01 bộ gốc, 19 bộ sao; 

Dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương của Thủ tướng Chính phủ nộp 01 bộ gốc, 07 bộ sao;

Dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương 01 bộ gốc, 02 bộ sao.

Dịch vụ tư vấn đầu tư sang Hàn Quốc và Nhật Bản tại Siglaw

Ưu đãi: Siglaw là một trong những công ty luật hàng đầu tại Việt Nam, với đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực luật đầu tư sang Hàn Quốc, Nhật Bản. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ tận tình, hiệu quả và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong quá trình tư vấn soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Kinh nghiệm: Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị đi đầu trong cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, bao gồm tư vấn đầu tư ra nước ngoài trong đó có Hàn Quốc và Nhật Bản. Chúng tôi luôn cập nhật và nắm bắt tình hình pháp lý mới nhất, giúp khách hàng đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng.

Đội ngũ Siglaw: Đội ngũ luật sư của Siglaw bao gồm những chuyên gia có trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan mọi lĩnh vực. Chúng tôi có khả năng đưa ra những giải pháp phù hợp nhất, quản trị rủi ro để giúp khách hàng có thể dễ dàng, thuận tiện nhất trong triển khai thực hiện dự án đầu tư thành lập công ty tại Hàn Quốc hay thành lập công ty tại Nhật Bản.

Chi phí: Chi phí tư vấn đầu tư sang Hàn Quốc, Nhật Bản phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ với chi phí hợp lý và cạnh tranh nhất. Chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp với quý khách về các chi phí cần thiết trước khi bắt đầu công việc, để quý khách có thể kiểm soát tốt hơn ngân sách và kế hoạch tài chính của mình.

Như vậy, quyết định đầu tư sang Hàn Quốc hay Nhật Bản phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu đầu tư, ngành công nghiệp, năng lực tài chính và kiến thức về thị trường. Nhà đầu tư cần xem xét kỹ các yếu tố kể trên để quyết định thị trường đầu tư cho dự án của doanh nghiệp. Các công ty nên tham khảo các chuyên gia, nghiên cứu và tìm hiểu kỹ về các tiềm năng và rủi ro trong từng thị trường sẽ giúp bạn đưa ra quyết định thông minh và thành công trong việc đầu tư.

Trên đây là những thông tin về chủ đề “Nên đầu tư sang Hàn Quốc hay sang Nhật Bản” từ đội ngũ nhân viên Công ty Luật Siglaw. Quý khách hàng còn vướng mắc cần giải quyết, xin liên hệ với Siglaw để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí một cách nhanh nhất.

5/5 - (4 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238