Khó khăn khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Việt Nam đang là một trong những điểm thu hút đầu tư nước ngoài mạnh nhất tại khu vực Đồng Nam Á. Một trong những hình thức đầu tư phổ biến nhất của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam là thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Trong bài viết này, Công Ty Luật Siglaw chia sẻ về những khó khăn nhà đầu tư nước ngoài có thể gặp phải khi đầu tư tại Việt Nam theo hình thức này.

Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi, nền chính trị an toàn, ổn định, nguồn lao động dồi dào giá rẻ, hành lang pháp lý dần thông thoáng để chào đón các nhà đầu tư nước ngoài nên có những thuận lợi nhất định mà không phải quốc gia nào cũng có để thu hút đầu tư nước ngoài. Nhưng bên cạnh những thuận lợi, nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập công ty FDI tại Việt Nam có thể gặp phải những khó khăn sau đây:

 Những khó khăn khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Những khó khăn khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Khó khăn khi xác định ngành nghề đầu tư kinh doanh

Khi xác định ngành nghề đầu tư kinh doanh, nhà đầu tư có thể gặp phải những khó khăn sau:

Thứ nhất, có rất nhiều lĩnh vực kinh doanh ở nước ngoài nhưng chưa có tại Việt Nam. Trong khi theo quy định, Nhà đầu tư phải áp mã ngành kinh doanh theo hệ thống ngành kinh tế hoặc mã CPC. Nếu không xác định được Mã để áp thì gần như không thể đăng ký.

Thứ hai, khó khăn trong việc xác định mục tiêu dự án đầu tư (mã CPC) và ngành nghề kinh doanh (VSIC). Do hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam có nhiều ngành không hoàn toàn khớp với hệ thống phân loại sản phẩm trung tâm của Liên Hợp Quốc, nên nhà đầu tư sẽ gặp những khó khăn nhất định khi xác định mã CPC và VSIC. Cụ thể là việc áp mã không đồng nhất và thường thiếu sót mã ngành VSIC. Ngoài ra, còn một khó khăn khác là nhà đầu tư có thể hiểu sai mã mục tiêu đầu tư và mã ngành nghề dẫn đến việc chuyển đổi từ mã CPC sang mã VSIC bị sai dẫn đến việc đăng ký kinh doanh một ngành nhưng lại hoạt động sang ngành khác.

Ví dụ, Doanh nghiệp dự kiến thành lập sẽ kinh doanh ngành nghề lắp đắt máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong một dây chuyền cho nhà xưởng của công ty. Khi tiến hành đăng ký đầu tư, Nhà đầu tư đăng ký mục tiêu: Công tác lắp dựng và lắp đặt (CPC 514, 516). Nhưng thực chất, việc lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trong một dây chuyền cho nhà xưởng của công ty, hiểu chính xác lại là một ngành dịch vụ liên quan đến sản xuất (CPC 885), tương ứng với ngành nghề kinh doanh: Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp (VSIC 3320).

Khó khăn về đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

Thứ nhất, đối với những ngành nghề Việt Nam chưa có cam kết trong các Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam cũng chưa có quy định, nhà đầu tư nước ngoài sẽ gặp những khó khăn nhất định khi đầu tư vào các ngành này vì phải giải trình chi tiết các điều kiện đầu tư, cũng như chờ ý kiến phê duyệt của các Sở, Ban, Ngành liên quan (có thể phải chờ thời gian lâu hơn để xin cấp dự án đầu tư hoặc có thể bị từ chối tiếp nhận đầu tư vào các ngành này); 

Một số ngành nghề tuy đã có cam kết về mở cửa thị trường nhưng lại yêu cầu tư cách nhà đầu tư phải là cá nhân/tổ chức. Điều này cũng gây khó khăn nhất định cho các nhà đầu tư nếu muốn đầu tư ngành nghề đó mà không đáp ứng điều kiện đầu tư.

Vấn đề thứ hai nhà đầu tư nước ngoài thường gặp phải liên quan đến điều kiện kinh doanh, đó là việc không đáp ứng được quy định về điều kiện kinh doanh đối với từng ngành nghề riêng biệt được quy định tại các luật chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn luật chuyên ngành. 

Có những dự án đầu tư mà nhà đầu tư muốn kinh doanh lại thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài đã chuẩn bị các phương án đầu tư kinh doanh, lên kế hoạch kinh doanh. Nhưng sau khi xin cấp phép lại không đáp ứng đủ các điều kiện để kinh doanh lĩnh vực đó, gây ra thiệt hại về tiền bạc và thời gian cho Nhà đầu tư.

Ví dụ, nhà đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư và doanh nghiệp cho lĩnh vực xử lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên lại bị vướng mắc ở khâu xin giấy phép xử lý chất thải nguy hại do không đáp ứng được vấn đê quy hoạch; đánh giá tác động môi trường theo quy định của luật chuyên ngành. 

Đây được xem là một trong những khó khăn lớn đối với nhà đầu tư khi đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề có điều kiện. Đặt ra yêu cầu đối với nhà đầu tư là phải tìm hiểu kỹ các quy định cũng như yêu cầu liên quan khi chuẩn bị đầu tư vào ngành, nghề nào đó.

Khó khăn liên quan đến nguồn vốn đầu tư và các hoạt động liên quan đến vốn đầu tư

Ngoại trừ các ngành nghề có quy định vốn pháp định khi thành lập công ty có vốn nước ngoài như giáo dục, lữ hành, trung gian thanh toán,… các ngành nghề khác không yêu cầu hạn mức đầu tư, do đó, nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty FDI tại Việt Nam phải chứng minh nguồn vốn hợp lý, hợp pháp, tương ứng với quy mô, phạm vi của dự án. 

Ngoài ra, liên quan tới việc chuyển vốn cũng là một trong những khó khăn đối với nhà đầu tư khi thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam. Theo quy định của pháp luật, đối với công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khi nhà đầu tư góp vốn đầu tư phải thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Ngoài việc mở tài khoản ngân hàng để thực hiện giao dịch, thanh toán trong kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoài cần phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp để thông qua đó tiếp nhận vốn, vay, trả nợ của các khoản vay nước ngoài và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài… Tuy nhiên, hiện nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài mới thành lập ở Việt Nam khi chuyển tiền góp vốn lại không mở tài khoản vốn mà chuyển qua tài khoản thanh toán của công ty, dẫn đến sai sót về quy trình góp vốn, làm chậm thời gian góp vốn của nhà đầu tư.

Một vấn đề khó khăn nữa liên quan đến việc góp vốn của nhà đầu tư: có rất nhiều trường hợp do nhà đầu tư chậm tiến độ góp vốn vì lý do khách quan nhưng để được góp vốn sau khi phát hiện ra là quá hạn thì rất khó thực hiện. Có thể sẽ bị thanh tra, phạt vi phạm rồi điều chỉnh GCN đầu tư liên quan đến thời hạn góp vốn rồi mới được chuyển vốn. 

Khó khăn liên quan đến chọn địa điểm thực hiện dự án và thành lập công ty

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, thành lập công ty vốn nước ngoài là một trong những vấn đề nhà đầu tư cần quan tâm nhất, bởi đây là vấn đề then chốt, chịu rủi do pháp lý cao nhất trong hoạt động đầu tư.

 Khi lựa chọn địa điểm thành lập công ty, nhà đầu tư thường gặp khó khăn đối với việc thuê đất, thuê văn phòng của các dự án đầu tư nằm ngoài khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghiệp.

Bởi thực tế hiện nay có rất nhiều tòa nhà khi xây dựng xong nhưng chưa hoàn tất thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận. Khi nhà đầu tư tiến hành thuê thường không biết việc này vì những cam kết của các bên cho thuê. Tuy nhiên trên thực tế, cơ quan nhà nước đòi hỏi quá nhiều giấy tờ mà nhà đầu tư gần như không thể đáp ứng. Nên xảy ra trường hợp tất cả hồ sơ hoàn chỉnh, duy nhất có địa điểm trụ sở không thể đáp ứng và vẫn không được cấp phép.

Cũng tương tự khi nhà đầu tư thuê đất của các dự án trong khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghiệp, nếu bị vướng phải quy hoạch cũng như giấy tờ pháp lý không đầy đủ, minh bạch, rõ ràng cũng có thể dẫn đến không thể xin cấp phép đầu tư và thành lập công ty.

Khó khăn về nguồn cung lao động hạn chế

Hiện tại, Việt Nam đang áp dụng chính sách quản lý đối với Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tương đối chặt chẽ và khắt khe, cụ thể:

Các điều khoản quy định Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 và Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có rất nhiều điều kiện, trình tự thủ tục tuyển dụng người lao động nước ngoài khắt khe, yêu cầu giải trình rất chi tiết cho việc tuyển dụng, điều này dẫn đến khó khăn trong thực tiễn áp dụng, kìm hãm sự phát triển của các công ty có vốn nước ngoài nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.

Mặc dù hiểu việc đặt ra các quy định này là để ưu tiên và bảo vệ nguồn việc làm cho lao động trong nước, hạn chế tối đa việc sử dụng, tuyển dụng lao động nước ngoài. Nhưng điều đó lại dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam thiếu hụt nguồn lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao, chất lượng tốt. Điều này cũng khiến các nhà đầu tư nước ngoài nhìn nhận rằng Việt Nam chưa hẳn là một thị trường mở, từ đó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ vào Việt Nam.

Khó khăn về cơ sở hạ tầng do chưa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Một số khảo sát cho thấy, Việt Nam có hệ thống cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ công kém hơn so với các quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Indonesia,… Hơn nữa, việc xây dựng, tái xây dựng lại từ đầu hệ thống cơ sở hạ tầng tốn nhiều thời gian cũng như tài nguyên. Do vậy, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ cân nhắc việc lựa chọn thì trường Việt Nam là đích đến để đầu tư, bởi hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc là một trong các yếu tố cơ bản quyết định hệ thống sản xuất, xuất khẩu và kinh doanh của công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Khó khăn về các thủ tục hành chính và thuế

Thư nhất, trong quá trình làm thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, theo quy định bắt buộc của pháp luật đầu tư, nhà đầu tư phải khai báo hàng loạt giấy tờ liên quan đến kê khai, xác minh nguồn vốn từ đơn vị nước ngoài đầu tư vào công ty dự tính thành lập. Thực tế có rất nhiều nhà đầu tư không thể thành lập các công ty để đưa vào hoạt động do có yếu tố nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó cho thấy rào cản về giấy tờ trong thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, việc xác minh nguồn vốn đầu tư hợp pháp, hoạt động giải ngân nguồn vốn đầu tư, kiểm soát nguồn đầu tư,… là một thách thức, khó khăn lớn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, Việt Nam có nhiều chính sách ưu đãi về thuế cho nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên, khâu áp dụng, thực thi chính sách của nhà nước vẫn còn nhiều bất cập và cần nhiều cải thiện, nhất là về mặt đơn giản hóa hay cụ thể hóa thủ tục hành chính. Không chỉ vậy, thời gian trung bình doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam dành ra để giải quyết các nghĩa vụ thuế cao gấp bốn lần so với thời gian trung bình tại các nước trong khu vực Đông Á; quy trình, thủ tục xử lý các thủ tục hành chính tại Việt Nam còn cồng kềnh và phức tạp.

Với rất nhiều những khó khăn khi nhà đầu tư thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nêu trên, cách giải quyết tốt nhất đó chính là tìm đến những dịch vụ tư vấn luật chuyên nghiệp để có hướng đi phù hợp ngay từ đầu. Chúng tôi – Công ty luật SIGLAW là đơn vị đã có trên 10 năm kinh nghiệm tư vấn các thủ tục liên quan đến đầu tư, đặc biệt là tư vấn pháp luật liên quan đến đầu tư thành lập doanh nghiệp cho nhà đầu tư nước ngoài, chắc chắn sẽ là người dẫn đường tin cậy cho các nhà đầu tư.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:

Liên hệ Công ty Luật Siglaw

Điện thoại: (+84) 961 366 238

Email:
vphn@siglaw.com.vn
vphcm@siglaw.com.vn

Trụ sở chính:
Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Chi nhánh:
Số A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Thời gian làm việc:
Thứ 2 – Thứ 6, 8:15 – 17:30
Thứ 7, 8:15 – 12:00

5/5 - (4 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238