Dự án đầu tư là gì? Đặc điểm & Phân loại

Việc thu hút các dự án đầu tư góp phần tác động thúc đẩy chuyển dịch, cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia,thúc đẩu cải cách kinh tế, môi trường kinh doanh, phát triển nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập, tăng cường đối ngoại, hợp tác và hội nhập quốc tế.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc thu hút, tăng cường các hoạt động đầu tư, Siglaw xin chia sẻ tới quý độc giả các kiến thức về dự án đầu tư trong bài viết dưới đây:

Dự án đầu tư là gì?

Dự án đầu tư là tổng hợp các ý kiến đề xuất bỏ vốn trung hạn & vốn dài hạn để tiến hành hoạt động đầu tư vào các dự án trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian có xác định. Đồng thời, Luật Đầu tư cũng xác định đầu tư dự án kinh doanh là việc rót vốn thực hiện hoạt động kinh doanh dự án của nhà đầu tư thông qua các hình thức: thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phầm, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.

Dự án đầu tư là gì?
Dự án đầu tư là gì?

Về mặt hình thức, đầu tư dự án là một tập hồ sơ tài liệu trình bài một cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

Về mặt quản lý, đầu tư dự án là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế, xã hội trong một thời gian dài.

Về mặt nội dung, dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai

Đặc điểm của dự án đầu tư

Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế đã và đang trở thành một phần tất yếu trong việc phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Để có cơ sở toàn cầu hoá nền kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh là yếu tố then chốt quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của dự án đầu tư.

Việc tạo dựng một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn cùng với hệ thống pháp luật mang tính ứng dụng cao song hành với hoạt động đầu tư là việc mà mỗi quốc gia cần hướng tới để thu hút đầu tư nước ngoài. Do đó dự án đầu tư thường có những đặc điểm như sau:

  • Các hoạt động của dự án có liên quan đến nhau. Các hoạt động của dự án phải liên quan đến nhau theo một trật tự thời gian nhất định, chẳng hạn như một công việc chỉ có thể bắt đầu khi một số công việc khác đã kết thúc hoặc có những mốc thời gian của các giai đoạn chính của dự án.
  • Mỗi dự án đều có mục tiêu và hạn chót cụ thể.
  • Kết quả của dự án phải rõ ràng. Các kết quả phải thể hiện rõ những mục tiêu của dự án.
  • Mỗi dự án đều có các điều kiện ràng buộc như: tài chính, kết quả, thời hạn. Không có dự án nào không có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc. Do đó, bất kì một dự án nào cũng đặt vào một khoảng thời gian định trước hết sức nghiêm ngặt, bất kì một sự trễ hạn nào cũng có thể kéo theo một chuỗi bất lợi như vượt chi, thay đổi tiến độ cung cấp thiết bị vật tư,…và không đáp ứng được nhu cầu sản phẩm vào đúng thời điểm mà cơ hội xuất hiện như dự đoán ban đầu.

Xem thêm:

Thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án

Điều kiện thực hiện dự án đầu tư

Cách lập dự án đầu tư

Công dụng của dự án đầu tư

Đối với nhà nước và các định chế tài chính, dự án đầu tư là cơ sở để thẩm định và ra quyết định đầu tư, quyết định tài trợ vốn cho dự án.

Đối với chủ đầu tư thì hoạt động dự án là căn cứ quan trọng nhất để quyết định bỏ vốn đầu tư; là cơ sở để xin phép được đầu tư và cấp giấy phép hoạt động; là cơ sở để xin phép được nhập khẩu máy móc thiết bị, xin hưởng các khoản ưu đãi trong đầu tư; là phương tiện tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư.

Chu kì của một dự án đầu tư

Chu kì của một dự án đầu tư là các bước hoặc các giai đoạn mà một dự án phải trả qua từ khi dự án mới chỉ là ý đồ cho đến khi dự án được hoàn thành và chấm dứt hoạt động, bao gồm các bước: Ý tưởng về dự án đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, vận hành các kết quả đầu tư, ý tưởng về dự án mới.

Trong đó, giai đoạn chuẩn bị đầu tư bao gồm các công việc sau: nghiên cứu tiền khả thi sơ bộ lựa chọn dự án; nghiên cứu khả thi (lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật); đánh giá và quyết định đầu tư (thẩm định dự án). Giai đoạn thực hiện đầu tư bao gồm các công việc sau: thực hiện đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị theo bảng kế hoạch thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong dự án đầu tư; thực hiện dự án đầu tư, nghiệm thu dự án đầu tư.

Phân loại dự án đầu tư

Theo nguồn vốn đầu tư

Dựa vào nguồn gốc của vốn đầu tư, dự án đầu tư được chia làm các loại:

  • Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công là vốn từ ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để dành đầu tư theo quy định pháp luật;
  • Dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước;
  • Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
  • Dự án đầu tư khác: là các dự án có nguồn vốn toàn bộ là nguồn vốn ngoài nhà nước.

Thời điểm thực hiện dự án đầu tư

Dựa vào thời điểm thực hiện dự án thì dự án đầu tư được chia thành:

  • Dự án đầu tư mới là dự án được thực hiện lần đầu hoặc dự án hoạt động độc lập với dự án đang được hoạt động đầu tư;
  • Dự án đầu tư đã hoạt động (dự án đang hoạt động)

Theo nhà đầu tư

Dựa vào quốc tịch của nhà đầu tư mà dự án đầu tư gồm có:

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài: là dự án của nhà đầu tư là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam;
  • Dự án của nhà đầu tư Việt Nam: là dự án của nhà đầu tư là cá nhân có quốc tich Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông
  • Dự án của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: là dự án của tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam nhưng có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Theo địa điểm thực hiện dự án

  • Dự án được hoạt động đầu tư tại Việt Nam
  • Dự án đầu tư ra nước ngoài là việc một tổ chức hoặc cá nhân đầu tư vào một dự án kinh doanh ở một quốc gia khác. Điều này có thể bao gồm việc mua cổ phần của một công ty nước ngoài, xây dựng các cơ sở hạ tầng mới, hoặc thậm chí là mua lại một doanh nghiệp hoặc thương hiệu đã tồn tại. Mục tiêu của dự án đầu tư ra nước ngoài thường là tạo ra lợi nhuận, mở rộng quy mô kinh doanh, hoặc tiếp cận các thị trường mới. Đây là một phần quan trọng của kinh doanh quốc tế và có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả các bên đầu tư và đất nước nhận vốn.

Trên đây là những chia sẻ của công ty luật Siglaw về kiến thức liên quan đến dự án đầu tư. Nếu như có bất kì thắc mắc nào về dự án đầu tư, xin hãy liên hệ với Siglaw để nhận được những tư vấn chính xác, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: [email protected] 

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238