Trong thế giới kinh doanh hiện đại, việc tuân thủ các quy định pháp luật là vô cùng quan trọng. Một trong những yêu cầu cơ bản mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải nắm rõ chính là giấy phép con kinh doanh. Vậy, giấy phép con kinh doanh là gì và khi nào bạn cần phải xin cấp giấy phép này? Trong bài viết này, Công ty Luật Siglaw sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin cần biết về Khi nào cần giấy phép kinh doanh?
Giấy phép con kinh doanh là gì?
Giấy phép con kinh doanh tiếng Anh là Business License và thường được hiểu nhầm là “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”. Tuy nhiên Giấy phép con kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 02 loại giấy tờ hoàn toàn khác biệt. Giấy phép này được cấp sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đối với mỗi ngành nghề khác nhau, quy định về điều kiện cấp Giấy phép con kinh doanh cũng sẽ khác nhau. Điều kiện cấp Giấy phép này có thể là: về cơ sở vật chất, về chứng chỉ hành nghề, bằng cấp, vốn điều lệ, vốn ký quỹ hoặc người đại diện pháp luật…
Khi nào cần Giấy phép con kinh doanh?
Mỗi ngành nghề kinh doanh có điều kiện đều yêu cầu giấy phép con và chứng nhận cụ thể để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra hợp pháp và an toàn. Chính vì vậy khi doanh nghiệp kinh doanh bất cứ ngành nghề có điều kiện nào cũng cần có một hoặc một số Giấy phép con kinh doanh nhất định. Ví dụ:
- Ngành thực phẩm: Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm: Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, nhà hàng, quán ăn cần có giấy phép này. Cơ quan chức năng sẽ kiểm tra điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm, nguồn gốc thực phẩm, cơ sở vật chất,…
- Ngành dược phẩm: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc: Các cơ sở bán lẻ, phân phối thuốc cần có giấy phép từ Sở Y tế để có thể triển khai hoạt động kinh doanh dược.
- Ngành giáo dục: Giấy phép hoạt động giáo dục: Các cơ sở giáo dục như trường học, trung tâm đào tạo hoặc bất kỳ hình thức đào tạo nào cần xin cấp phép đủ điều kiện để hoạt động trong ngành giáo dục.
- Ngành du lịch: Giấy phép kinh doanh lữ hành: Doanh nghiệp du lịch, hướng dẫn viên cần xin giấy phép từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khi mở công ty lữ hành, cung cấp dịch vụ du lịch hoặc tổ chức tour,…
- Ngành y tế: Giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh: Khi mở phòng khám, bệnh viện hoặc cơ sở y tế khác cần xin giấy phép này. Đây là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho cơ sở có đủ điều kiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
- Ngành môi trường: Giấy phép xử lý chất thải: Khi thành lập công ty thu gom và xử lý rác thải yêu cầu cá nhân/tổ chức phải đáp ứng khá nhiều điều kiện để có thể xin được giấy phép này. Bởi vì kinh doanh lĩnh vực này có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khỏe con người.
Trên đây là ví dụ về một số ngành nghề có điều kiện cần thực hiện xin giấy phép kinh doanh, khi doanh nghiệp muốn kinh doanh một ngành nghề nhất định, cần kiểm tra, tìm hiểu kĩ về điều kiện, yêu cầu của ngành nghề đó để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình được hợp pháp.
Xin cấp Giấy phép con kinh doanh ở đâu?
Mỗi ngành, nghề kinh doanh cụ thể có yêu cầu về điều kiện khác nhau, do đó cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy phép cũng sẽ có sự khác biệt. Ví dụ về một số Giấy phép phổ biến như:
- Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm: xin cấp giấy phép con kinh doanh ở Bộ Công thương, Bộ Y tế hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tùy vào lĩnh vực kinh doanh, cá nhân/tổ chức lựa chọn cơ quan phù hợp);
- Giấy phép phòng cháy chữa cháy: Xin cấp giấy phép con ở Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an hoặc Phòng Cảnh sát PCCC (tùy vào ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh mà cá nhân, tổ chức lựa chọn cơ quan phù hợp);
- Giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế: Xin cấp giấy phép con ở Tổng cục Du lịch;
- Giấy phép kinh doanh bán buôn rượu, bán lẻ rượu: Xin cấp giấy phép con tại Sở Công thương;
- Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô: Xin cấp giấy phép con ở Sở Giao thông vận tải.
Giấy phép con kinh doanh không chỉ là một văn bản pháp lý mà còn là nền tảng để bạn xây dựng và phát triển doanh nghiệp của mình một cách bền vững. Việc nắm rõ khi nào cần xin giấy phép con kinh doanh và cách thức làm giấy phép sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro pháp lý không đáng có.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về Khi nào cần giấy phép con kinh doanh? Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề liên quan về Khi nào cần giấy phép kinh doanh? vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.