Ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 10%. Ngành sản xuất thực phẩm hiện đang là ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế Việt Nam. Vậy công ty sản xuất thực phẩm là gì? Quy trình thành lập Công ty sản xuất thực phẩm như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Công ty sản xuất thực phẩm là gì?
Công ty sản xuất thực phẩm là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm thực phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người. Bao gồm thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm. Công ty sản xuất thực phẩm có thể sản xuất và chế biến nhiều loại sản phẩm khác nhau như thực phẩm tươi sống; Thực phẩm chế biến; Thực phẩm tiện lợi…
Một số mã ngành kinh doanh sản xuất, chế biến thực phẩm theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Mã ngành | Tên ngành |
1010 | Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt |
1020 | Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản |
1040 | Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật |
1050 | Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa |
1061 | Xay xát và sản xuất bột thô |
1062 | Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột |
1071 | Sản xuất các loại bánh từ bột |
1072 | Sản xuất đường |
1073 | Sản xuất ca cao, sôcôla và bánh kẹo |
1074 | Sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự |
1075 | Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn |
1076 | Sản xuất chè |
1077 | Sản xuất cà phê |
1079 | Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu |
1101 | Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh |
1102 | Sản xuất rượu vang |
1103 | Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia |
1104 | Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng |
Kinh doanh ngành sản xuất thực phẩm có cần thực hiện xin giấy phép không?
Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành, ngành nghề kinh doanh sản xuất thực phẩm thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, để kinh doanh sản xuất thực phẩm, doanh nghiệp cần phải đáp ứng điều kiện cần thiết và thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định chi tiết tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Những trường hợp không cần thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện kinh doanh thuộc các trường hợp dưới đây không cần thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
(1) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
(2) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định
(3) Sơ chế nhỏ lẻ
(4) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
(5) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn
(6) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
(7) Nhà hàng trong khách sạn
(8) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm
(9) Kinh doanh thức ăn đường phố
(10) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Quy trình thành lập Công ty sản xuất thực phẩm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tùy thuộc vào loại hình mà doanh nghiệp lựa chọn sẽ cần chuẩn bị các hồ sơ khác nhau. Dưới đây Công ty Luật Siglaw sẽ giới thiệu đến bạn hồ sơ thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Để thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
(2) Điều lệ công ty
(3) Danh sách thành viên (công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên)
(4) Bản sao các giấy tờ:
+ Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
+ Giấy tờ pháp lý của thành viên công ty
+ Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo ủy quyền của thành viên
+ Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền
(5) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
(6) Văn bản ủy quyền (nếu có)
Bước 2: Nộp hồ sơ. Doanh nghiệp có thể chọn một trong những hình thức sau để nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp:
+ Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh
+ Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính
+ Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử
Ngoài ra, khi nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có mất phí, do đó bạn cần chuẩn bị khoản tiền để nộp lệ phí đăng bố cáo lúc nộp hồ sơ
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và sẽ thực hiện cấp đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp
Bước 4: Làm con dấu pháp nhân
Bước 5: Thực hiện một số thủ tục sau khi thành lập công ty
Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục khác có thể kể đến như Treo bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở công ty; Đăng ký chữ ký số; Đăng ký tài khoản ngân hàng; Đăng ký khai thuế qua mạng; Đăng ký và thông báo sử dụng hóa đơn điện tử; Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện…
Bước 6: Thực hiện xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Sau khi được cấp đăng ký kinh doanh, chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm bắt buộc phải liên hệ Ban quản lý Vệ sinh An toàn thực phẩm để xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi chính thức đưa sản phẩm của mình ra thị trường.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về Thành lập công ty sản xuất thực phẩm. Nếu có thắc mắc gì về Dịch vụ Thành lập công ty sản xuất thực phẩm bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Siglaw để nhận được những tư vấn chính xác, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất!
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw