Yêu cầu nhân phẩm đối với visa Úc

Để xin được các loại visa định cư tại Úc, đương đơn cần phải đáp ứng được các điều kiện về nhân phẩm. Yêu cầu về nhân phẩm được quy định theo điều 501 Bộ Luật Di trú năm 1958. Hãy cùng Siglaw tìm hiểu sâu hơn về điều kiện này trong bài viết dưới đây.

Các yêu cầu về nhân phẩm xin Visa Úc theo luật của Bộ Di Trú Úc

Đương đơn xin visa sẽ không thỏa mãn những điều kiện về nhân phẩm nếu: 

  • Từng có tiền án, tiền sự và bị kết án tù từ 12 tháng trở lên;
  • Hành vi trong quá khứ và hiện tại cho thấy ứng viên không có phẩm chất tốt;
  • Đã hoặc đang là thành viên của nhóm, tổ chức mà Bộ trưởng Nhập cư có lý do nghi ngờ có liên quan đến hành vi phạm tội hoặc có mối liên hệ với một người thuộc nhóm, tổ chức đó;
  • Bộ trưởng Nhập cư nghi ngờ rằng ứng viên đã tham gia vào các tổ chức buôn lậu, buôn người, diệt chủng, tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người, các tội ác liên quan đến tra tấn, nô lệ, tội phạm quốc tế nghiêm trọng;
  • Ứng viên có nguy cơ sẽ tham gia một số hành vi phạm pháp nếu được nhập cư vào Úc, chẳng hạn như:
    • Tham gia vào các hành vi tội ác;
    • Phỉ báng một bộ phận của cộng đồng Úc;
    • Kích động bất hòa trong cộng đồng Úc;
    • Quấy rối, đe dọa hoặc hãm hại người khác;
    • Là mối nguy hiểm cho cộng đồng Úc.
  • Bị kết tội chống lại an ninh theo Tổ chức Tình báo An ninh Úc;
  • Đã từng bị kết án hoặc phạm tội liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em;
  • Là người trực tiếp hoặc gián tiếp gây tổn hại đến cộng đồng Úc theo Interpol.

Đương đơn xin visa có thể sẽ phải cung cấp bản lý lịch tư pháp ở mỗi quốc gia mà đương đơn đã sống từ 12 tháng trở lên trong hơn 10 năm kể từ khi đủ 16 tuổi. Đồng thời, đương đơn phải tiến hành khai báo tất cả các hành vi phạm tội, nếu cố tình che dấu thì có thể sẽ gặp nhiều rủi ro trong quá trình xét duyệt hồ sơ.

Yêu cầu nhân phẩm đối với visa Úc
Yêu cầu nhân phẩm đối với visa Úc

Yêu cầu hoàn thành tờ khai nhân phẩm khi xin Visa Úc

Tờ khai nhân phẩm là một phần của quá trình đánh giá phẩm chất của đương đơn. Trong quá trình nộp hồ sơ xin visa, đương đơn có thể được yêu cầu hoàn thành một bản Tờ khai nhân phẩm.

Trong một số trường hợp, đương đơn có thể sẽ phải điền thêm một số mẫu đơn theo yêu cầu của cán bộ chuyên trách để cung cấp thông tin bổ sung như mẫu đơn 80 để đánh giá phẩm chất. Trong trường hợp nộp đơn xin visa ở nước ngoài, đương đơn không cần cung cấp mẫu đơn này trong hồ sơ (trừ khi được yêu cầu). Ngược lại, đương đơn nên kèm thêm đơn này vào hồ sơ nếu xin visa tại Úc. 

1 Số rủi ro khi phạm tội tại Úc

Nếu trong quá trình định cư tại Úc, người sở hữu visa phạm tội tại Úc thì có thể sẽ phải chịu những bất lợi sau: 

  • Bộ trưởng hoặc người được ủy quyền có thể từ chối đơn đăng ký, hủy visa của người phạm tội;
  • Nếu đã bị từ chối hoặc hủy bỏ visa kể từ lần cuối cùng đến Úc, visa duy nhất người phạm tội có thể xin là Visa Bảo vệ;
  • Tuân theo thông báo của Interpol, từ đó có thể suy luận hợp lý rằng người phạm tội là nguy cơ trực tiếp hoặc gián tiếp đối với cộng đồng Úc hoặc một bộ phận của cộng đồng Úc;
  • Phải chịu sự đánh giá bảo mật bất lợi từ Tổ chức Tình báo An ninh Úc;
  • Nếu bị Bộ Di trú trục xuất khỏi Úc, người phạm tội có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu về nhân phẩm khi nộp đơn xin các loại visa khác để nhập cảnh lại Úc.

Hy vọng bài viết trên của Công ty Luật Siglaw sẽ mang đến cho quý đọc giả một góc nhìn mở rộng hơn về yêu cầu nhân phẩm đối với Visa Úc. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc gì xin vui lòng liên hệ với Siglaw để được các chuyên gia tư vấn kịp thời.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

5/5 - (5 votes)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238