Trình độ ngoại ngữ là thước đo khả năng sử dụng một ngôn ngữ nước ngoài, bao gồm các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Vậy cụ thể trình độ ngoại ngữ bậc 2 là gì? Ở Việt Nam trình độ ngoại ngữ bậc 2 được quy đổi như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Trình độ ngoại ngữ bậc 2 là gì?
Trình độ ngoại ngữ bậc 2 là một trong những cấp độ đánh giá năng lực ngôn ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, do các trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ.
Cụ thể, người có trình độ ngoại ngữ bậc 2 có khả năng hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như thông tin cá nhân, gia đình, công việc…). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.

Ở khung ngoại ngữ bậc 2 đòi hỏi người dùng nắm được các kĩ năng gì?
BẬC 2 |
Kỹ năng | Đặc tả |
Kỹ năng nghe |
– Có thể hiểu những cụm từ và cách diễn đạt liên quan tới nhu cầu thiết yếu hằng ngày (về gia đình, bản thân, mua sắm, nơi ở, học tập và làm việc…) khi được diễn đạt chậm và rõ ràng.
– Có thể hiểu được ý chính trong các giao dịch quen thuộc hằng ngày khi được diễn đạt chậm và rõ ràng. |
|
Kỹ năng nói |
– Kỹ năng nói độc thoại: Có thể giao tiếp một cách đơn giản và trực tiếp về các chủ đề quen thuộc hằng ngày liên quan đến công việc và thời gian rảnh rỗi.
– Phát âm và độ lưu loát: + Có thể truyền đạt quan điểm, nhận định của mình trong các tình huống xã giao đơn giản, ngắn gọn nhưng chưa thể duy trì được các cuộc hội thoại. + Phát âm rõ ràng, tương đối chính xác nhóm từ, cách diễn đạt và câu ngắn tuy người đối thoại đôi khi vẫn phải yêu cầu nhắc lại. – Có thể làm người đối thoại hiểu ý mình bằng cách bổ sung các chi tiết nhỏ, mặc dù còn ngập ngừng, cắt ngắn ý và khó khăn tìm cách diễn đạt lại. |
|
Kỹ năng đọc |
– Tổng quát: Có thể hiểu các đoạn văn bản ngắn và đơn giản về các vấn đề quen thuộc và cụ thể, có thể sử dụng những từ thường gặp trong công việc hoặc đời sống hằng ngày.
– Đọc xử lý văn bản: + Có thể nhận ra và tái hiện các từ và cụm từ hoặc các câu ngắn từ một văn bản. + Có thể sao chép các văn bản ngắn được trình bày dạng in hoặc viết tay. |
|
Kỹ năng viết |
– Tổng quát: Có thể viết các mệnh đề, câu đơn giản và nối với nhau bằng các liên từ như: và, nhưng, vì.
– Ngữ pháp: Sử dụng chính xác một số cấu trúc đơn giản nhưng vẫn mắc các lỗi cơ bản một cách hệ thống như có thiên hướng nhầm lẫn giữa các thì, không sử dụng dạng thích hợp của động từ với chủ ngữ. Tuy nhiên, người sử dụng vẫn thể hiện được rõ ràng ý mình muốn truyền đạt. – Từ vựng: Có đủ vốn từ để thực hiện các giao dịch thường nhật liên quan đến các tình huống và chủ đề quen thuộc. Có đủ vốn từ để diễn đạt những nhu cầu giao tiếp cơ bản và để xử lý những nhu cầu tối giản. |
Trình độ ngoại ngữ bậc 2 được quy đổi như thế nào?
Ở Việt Nam, trình độ ngoại ngữ bậc 2 được quy định theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thường được áp dụng trong các cơ sở giáo dục và đào tạo. Theo đó, bậc 2 tương ứng với mức độ thành thạo cơ bản và có khả năng giao tiếp hiệu quả trong các tình huống hàng ngày. Dưới đây là bảng quy đổi giữa trình độ ngoại ngữ bậc 2 và các bằng cấp tương ứng cho một số ngôn ngữ phổ biến:
Chuẩn Việt Nam – Bậc 2 | ||||
Tiếng Anh | CEFT – A2 | Ielts
(3.0 – 3.5) |
TOEIC 400 (70-50) | Cambridge
120 – dưới 140 (KET) |
Tiếng Trung | HSK cấp 2 | |||
Tiếng Nga | A-2 (Waystage) | |||
Tiếng Nhật | N5/N4 |
Đơn vị nào được phép tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ
Theo quy định của pháp luật hiện hành, những tổ chức, đơn vị được phép tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ tại Việt Nam bao gồm:
(1) Các tổ chức, đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam bao gồm:
– Cơ sở giáo dục đại học có đào tạo ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài (thuộc nhóm ngành Ngôn ngữ và Văn hóa nước ngoài)
– Cơ sở giáo dục đại học sư phạm tiếng nước ngoài (thuộc nhóm ngành Đào tạo giáo viên)
– Các đơn vị sự nghiệp được giao nhiệm vụ tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ
(2) Đối với việc tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo các định dạng đề thi từ bậc 1 đến bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho học sinh phổ thông), bao gồm:
– Trung tâm Giáo dục thường xuyên;
– Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên;
– Trung tâm tin học – ngoại ngữ
Lưu ý: đối với các tổ chức, đơn vị này phải do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc sở GDĐT (nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) quyết định thành lập.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về Trình độ ngoại ngữ bậc 2. Nếu có thắc mắc gì về Thành lập Trung tâm ngoại ngữ hoặc xin Giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Siglaw để nhận được những tư vấn chính xác, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất!