Tìm hiểu mã ngành 8411 là gì?

Mã ngành 8411 liên quan đến các hoạt động của Đảng Cộng sản, các tổ chức chính trị – xã hội, cùng với các hoạt động quản lý nhà nước nói chung và quản lý kinh tế tổng hợp. Đây là lĩnh vực quan trọng, đóng vai trò nền tảng trong việc điều hành và phát triển đất nước. Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu sâu hơn về phạm vi hoạt động mã ngành này.

Mã ngành 8411 là gì?

Mã ngành 8411: Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị – xã hội, hoạt động quản lý nhà nước nói chung và kinh tế tổng hợp bao gồm các hoạt động liên quan đến sự quản lý và điều hành của Đảng Cộng sản, các tổ chức chính trị – xã hội, cũng như các hoạt động quản lý nhà nước chung và quản lý tổng hợp các lĩnh vực kinh tế.

Mã ngành 8411: Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, hoạt động quản lý nhà nước nói chung
Mã ngành 8411: Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị – xã hội, hoạt động quản lý nhà nước nói chung

Phạm vi hoạt động của Mã ngành 8411

Phạm vi hoạt động của mã ngành 8411 chia làm 2 hoạt động là Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị – xã hội và Hoạt động quản lý nhà nước nói chung và kinh tế tổng hợp. Cụ thể của từng hoạt động như sau:

Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị – xã hội Hoạt động quản lý nhà nước nói chung và kinh tế tổng hợp
– Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm xây dựng các đường lối chính sách về phát triển kinh tế – xã hội của đất nước để làm phương hướng cho Chính phủ đề ra các bước thực hiện cụ thể về phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, với phạm vi hoạt động bao gồm các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam chuyên trách ở Trung ương, ngành, địa phương và cơ sở;

 – Hoạt động của các tổ chức thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ Việt Nam và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm vận động các thành viên trong tổ chức của mình thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Chính phủ trong từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Cụ thể như:

 + Hoạt động của các tổ chức thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; phạm vi hoạt động bao gồm hoạt động của các tổ chức Công đoàn chuyên trách Trung ương, các địa phương, các ngành và cơ sở thuộc các Doanh nghiệp Nhà nước và các đơn vị sản xuất khác với nguồn vốn cho hoạt động chủ yếu từ ngân sách Nhà nước,

 + Hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam: Phạm vi hoạt động bao gồm các hoạt động của các tổ chức Đoàn chuyên trách ở Trung ương, các ngành, các địa phương và cơ sở với nguồn vốn hoạt động chủ yếu từ ngân sách Nhà nước,

 + Hoạt động của các tổ chức thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Phạm vi hoạt động bao gồm các hoạt động chuyên trách Hội Phụ nữ ở Trung ương, các ngành, các địa phương và cơ sở với nguồn vốn hoạt động chủ yếu từ ngân sách Nhà nước,

 + Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: phạm vi hoạt động bao gồm hoạt động chuyên trách của Mặt trận Tổ quốc ở Trung ương và địa phương với nguồn vốn cho hoạt động chủ yếu từ ngân sách Nhà nước,

 + Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,….

Nhóm này gồm Quản lý các hoạt động chung (hành pháp, lập pháp, tư pháp, quản lý tài chính ở tất cả các cấp độ của Chính phủ) và giám sát hoạt động kinh tế – xã hội.

 Cụ thể:

– Quản lý lập pháp và hành pháp ở Trung ương, vùng và tỉnh;

– Quản lý và giám sát các vấn đề tài chính:

 + Quản lý hoạt động của hệ thống thuế,

 + Thu thuế về hàng hóa và giám sát các biểu hiện gian lận về thuế,

 + Quản lý hải quan;

 – Cấp ngân quỹ và quản lý quỹ và nợ công:

 + Huy động, nhận tiền và quản lý việc chi tiêu chúng;

 – Quản lý toàn bộ (dân sự) chính sách nghiên cứu, phát triển (R&D) và liên kết chúng;

 – Quản lý và tổ chức toàn bộ kế hoạch kinh tế – xã hội và dịch vụ thống kê ở nhiều cấp độ của Chính phủ.

 – Quản lý nhà nước về tôn giáo.

Loại trừ:

 – Các hoạt động sản xuất (có tính thị trường và không có tính chất thị trường) do các tổ chức Đảng tiến hành. Các hoạt động sản xuất này sẽ được phân vào các nhóm thích hợp trong hệ thống ngành kinh tế. Cụ thể:

 + Các hoạt động xuất bản báo chí do các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện được phân vào nhóm 5813 (Xuất bản báo, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ),

 + Các hoạt động về giáo dục, đào tạo do các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện được phân vào các nhóm tương ứng trong ngành P (Giáo dục và đào tạo),

 + Các hoạt động nghiên cứu và triển khai do các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện được phân vào nhóm 722 (Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn);

 – Các hoạt động sản xuất ra các sản phẩm vật chất và dịch vụ (có tính chất thị trường và phi thị trường) do các đơn vị thuộc tổ chức chính trị – xã hội thực hiện (nhu xuất bản báo chí, giáo dục, đào tạo…). Các hoạt động này sẽ được phân vào các nhóm tương ứng của hệ thống ngành kinh tế

Loại trừ:

 – Hoạt động của các tòa nhà thuộc sở hữu hoặc có liên quan đến chính phủ được phân vào nhóm 6810 (Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê);

 – Quản lý các chính sách nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm tăng đời sống cá nhân và các quỹ liên quan được phân vào nhóm 84120 (Hoạt động quản lý nhà nước của các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa và các dịch vụ xã hội khác (trừ bảo đảm xã hội bắt buộc));

 – Quản lý các chính sách nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm cải thiện bộ mặt và sức cạnh tranh của nền kinh tế được phân vào nhóm 84130 (Hoạt động quản lý nhà nước của các lĩnh vực kinh tế chuyên ngành);

 – Quản lý các chính sách nghiên cứu và phát triển (R&D) liên quan đến quốc phòng và các quỹ liên quan được phân vào nhóm 84220 (Hoạt động quốc phòng).

Những doanh nghiệp nào nên đăng ký Mã ngành 8411?

Theo quy định về phân ngành kinh tế Việt Nam, mã ngành 8411 – “Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị – xã hội, hoạt động quản lý nhà nước nói chung và kinh tế tổng hợp” dành cho các doanh nghiệp, tổ chức thuộc các đối tượng sau:

  1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam:

– Các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam từ trung ương đến cơ sở

  1. Tổ chức chính trị – xã hội

– Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội khác như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, v.v.

  1. Cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp:

– Các bộ, ban, ngành ở trung ương.

– Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện, xã.

  1. Tổ chức quản lý, điều hành kinh tế tổng hợp:

– Các cơ quan tham mưu, giúp việc Chính phủ trong quản lý, điều hành nền kinh tế.

– Các tổ chức nghiên cứu, tham mưu chiến lược, chính sách kinh tế vĩ mô.

Vì vậy, các doanh nghiệp, tổ chức nêu trên nên đăng ký mã ngành 8411 để phản ánh đúng lĩnh vực hoạt động của mình. Đây là yêu cầu cần thiết để tuân thủ quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về Mã ngành 8411. Nếu có thắc mắc gì về Dịch vụ bổ sung ngành nghề hoặc Thành lập doanh nghiệp bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Siglaw để nhận được những tư vấn chính xác, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất!

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238