Khi hai vợ chồng đi đến quyết định ly hôn, một số hậu quả pháp lý sẽ phát sinh về quyền nhân thân, một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất là quyền nuôi con. Tuy nhiên, để có thể đi đến quyết định ly hôn tồn tại nhiều vấn đề pháp lý về thủ tục ly hôn mà các cặp đôi cần nắm rõ. Trên tinh thần chuyên nghiệp, hiệu quả và tận tâm với khách hàng, trong bài viết dưới đây, Siglaw sẽ chỉ ra quy trình và thủ tục Quý khách hàng cần nắm được khi thực hiện thủ tục ly hôn.
Thủ tục ly hôn
Người nộp đơn
Người đứng đơn xin ly hôn chỉ có thể là vợ hoặc chồng.
Tuy nhiên nếu một bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì cha, mẹ hoặc người thân thích của họ có thể đứng ra yêu cầu giải quyết ly hôn.
Lưu ý: Người chồng không có quyền được yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Điều kiện để được yêu cầu ly hôn
Có ba trường hợp được Tòa án chấp thuận giải quyết yêu cầu ly hôn
Mất tích: Trong trường hợp ly hôn do có người bị tuyên bố mất tích, thì chính quyết định tuyên bố mất tích là căn cứ để ly hôn, thẩm phán không cần (và cũng không có quyền) tìm hiểu gì thêm: cuộc sống chung không thể kéo dài, trước hết vì người yêu cầu không có người để cùng chung sống. Ta nói rằng việc ra quyết định cho ly hôn trong trường hợp này là đương nhiên
Thuận tình ly hôn: Sự ưng thuận ly hôn chính là khi hai bên cùng có ý chí muốn đi đến kết cục cuối cùng cho cuộc hôn nhân này. Thông thường nếu cặp vợ chồng thuận tình ly hôn thì thời gian Toà án giải quyết sẽ ngắn hơn.
Ly hôn theo yêu cầu của một bên: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Thường là khi mục đích xuất phát của việc kết hôn đã bị đánh mất – đó là xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Hồ sơ cần chuẩn bị
- Đơn xin ly hôn
Nếu hai người thuận tình ly hôn thì đơn ly hôn do cả hai vợ chồng cùng ký, trường hợp vợ hoặc chồng ở nước ngoài thì phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước đó;
- CMND/Hộ chiếu, Hộ khẩu (bản sao có chứng thực);
- Giấy chứng nhận kết hôn (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh con, nếu có con (bản sao có chứng thực);
- Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản);
- Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã xóa tên trong hộ khẩu;
- Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn.
Quy trình thực hiện thủ tục ly hôn
Bước 1: Thụ lý đơn
Vợ và chồng chuẩn bị hồ sơ nêu trên và nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền.
Bước 2: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ xem xét đơn ly hôn thuận tình, căn cứ để chấm dứt quan hệ hôn nhân và ra thông báo nộp lệ phí tạm ứng.
Sau khi vợ, chồng nộp tạm ứng lệ phí thì Tòa án sẽ mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
Bước 3: Ra quyết định
Sau khi tiến hành hòa giải mà không thành thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận ly hôn. Ngược lại, nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết việc dân sự.
Quyền nuôi con
Sau khi ly hôn, quyền nuôi con sẽ được giao trực tiếp cho bố hoặc mẹ của đứa trẻ. Tuy nhiên, người chăm sóc đứa trẻ phải đạt đủ điều kiện về điều kiện kinh tế cũng như tư cách đạo đức, thời gian,… Ai là người có điều kiện thực tế thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con được tốt hơn thì quyết định giao con cho người đó. Tuy nhiên, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên, Toà án phải xem xét cả về tình cảm của con, xem con muốn ở với người nào hơn.
Lưu ý: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng muốn giành quyền nuôi con thì cần phải chứng minh với Tòa án khả năng của mình về việc có thể nuôi dưỡng và chăm sóc con như: tình hình sức khỏe, điều kiện về chỗ ở, việc làm, thu nhập hàng tháng, điều kiện chăm sóc, giáo dục…Bên cạnh đó, Quý khách hàng cũng cần chứng minh được rằng đối phương không nuôi dạy con tốt ví dụ như không quan tâm, chăm sóc con và có những hành vi bạo lực….
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw cung cấp về thủ tục ly hôn và quyền nuôi con mới nhất 2024. Thông qua bài viết này, Siglaw hy vọng người đọc có được cái nhìn tổng quát về thủ tục cũng như quy trình ly hôn và nuôi con. Nếu Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm hay gặp phải các vấn đề khác liên quan tới ly hôn, vui lòng liên hệ cho Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện theo địa chỉ:
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw