Phân biệt phá sản và giải thể doanh nghiệp

Nhiều cá nhân và doanh nghiệp vẫn chưa phân biệt rõ giữa phá sản và giải thể doanh nghiệp. Mặc dù cả hai đều dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, nhưng lại mang theo những ý nghĩa và hậu quả pháp lý khác nhau. Hãy cùng với Công ty Luật Siglaw tìm hiểu Sự giống và khác nhau giữa phá sản và giải thể doanh nghiệp thông qua bài viết dưới đây.

Bảng so sánh phân biệt phá sản và giải thể doanh nghiệp

Phân biệt phá sản và giải thể doanh nghiệp
Phân biệt phá sản và giải thể doanh nghiệp

Trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, môi trường đầu tư kinh doanh liên tục được cải thiện. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp Việt Nam, cả về chất lượng và số lượng. Bên cạnh những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan, dẫn đến sự không đủ cạnh tranh và buộc phải quyết định giải thể hoặc phá sản để rút lui khỏi thị trường.

Tiêu chí phân biệt Phá sản Giải thể
Giống nhau – Đều dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp

– Đều bị thu hồi con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản

Khác nhau Khái niệm Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc của cơ quan có thẩm quyền.

Quá trình chấm dứt tồn tại pháp lý của doanh nghiệp, không nhất thiết phải do vấn đề tài chính. Có thể do quyết định của các cổ đông hoặc do quyết định của cơ quan quản lý.

  Cơ sở pháp lý Thực hiện theo quy định của Luật Phá sản 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành
  Điều kiện Doanh nghiệp bị coi là phá sản phá sản khi đồng thời thỏa mãn 02 điều kiện sau:

+ Mất khả năng thanh toán các khoản nợ: doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

+ Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản

Doanh nghiệp bị giải thể khi thuộc các trường hợp:

+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn

+ Theo quyết định của những người có quyền nộp đơn yêu cầu giải thể doanh nghiệp

+ Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  Chủ thể, địa điểm thực hiện thủ tục Phá sản là một loại thủ tục tư pháp do Tòa án có thẩm quyền quyết định sau khi nhận được đơn yêu cầu hợp lệ

Địa điểm thực hiện: Nộp hồ sơ giải quyết tại Tòa án

Giải thế là một loại thủ tục hành chính do người có thẩm quyền trong doanh nghiệp tiến hành làm việc với Cơ quan đăng ký kinh doanh 

Địa điểm thực hiện: Cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư)

  Thanh toán tài sản Thông qua trung gian là Quản tài viên hoặc Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản do Tòa án quyết định Do chính chủ doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý Nhà nước về doanh nghiệp (giải thể bắt buộc) trực tiếp thanh toán tài sản và giải quyết nợ
  Nguyên tắc trả nợ Việc thanh toán các khoản nợ chỉ thực hiện khi đã mở thủ tục phá sản và thanh toán theo thứ tự luật định, không bắt buộc phải trả hết nợ nếu tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã không còn đủ để thanh toán Doanh nghiệp chỉ được tiến hành giải thể khi doanh nghiệp đảm bảo và thực sự thanh toán hết các khoản nợ và thanh lý hết các hợp đồng đã ký kết.
  Hậu quả pháp lý Tuyên bố phá sản, chấm dứt hoạt động, xóa thông tin doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện thành công phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp được tiếp tục hoạt động Doanh nghiệp bị xóa tên trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp

Trên đây là một số thông tin cơ bản Phá sản và giải thể doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc gì về Dịch vụ phá sản hoặc giải thể doanh nghiệp bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Siglaw để được hỗ trợ!

Để được tư vấn chi tiết đầy đủ nhất vui lòng liên hệ công ty Luật Siglaw

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn 

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238