Ngành nghề kinh doanh Logistics & 1 Số thuận lợi khó khăn

Việt Nam sở hữu nhiều điều kiện để thúc đẩy logistics, một ngành được ví như mạch máu của nền kinh tế. Nằm ở trung tâm khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trên tuyến hàng hải quốc tế; đặc biệt có tuyến bờ biển dài, nhiều địa điểm có thể xây cảng nước sâu, cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng với nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết,… Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng để phát triển ngành dịch vụ logistics.

Nếu nền kinh tế là bộ máy, thì logistics được ví như dầu bôi trơn cho bộ máy đó vận hành được thông suốt, đạt được công suất lớn nhất với chi phí nhiên liệu ít nhất và độ bền cao nhất. Logistics là chìa khóa tăng trưởng kinh tế, nó giúp các hoạt động sản xuất, giao thương trở nên thuận tiện và tiết kiệm. Đồng thời là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp với nhau. Doanh nghiệp nào xây dựng được một hệ thống quản lý logistics hiệu quả, doanh nghiệp đó sẽ có được nhiều lợi thế. Ngoài ra, logistics còn là “trợ thủ” đắc lực cho hoạt động Marketing. Bằng cách cung cấp sản phẩm đúng lúc, đúng thời điểm mà khách hàng đang có nhu cầu.

Vậy Logistics là gì? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu để biết rõ hơn về ngành nghề kinh doanh Logistics!

Logistics là gì?

Dịch vụ Logistics là một hoạt động kinh doanh bao gồm các hoạt động như nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói, dán nhãn, giao hàng hoặc các dịch vụ khác liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hoàn trả.

Nói một cách khác, logistics là một khâu trung gian vận chuyển hàng hóa và dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ trong một khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Logistics đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế vì nó cho phép nguyên vật liệu và hàng hóa lưu thông và là công cụ kết nối các hoạt động trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Do đó, ngành dịch vụ logistics thường là giải pháp rất hấp dẫn đối với cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ngành nghề kinh doanh Logistics & 1 Số thuận lợi khó khăn
Ngành nghề kinh doanh Logistics & 1 Số thuận lợi khó khăn

Căn cứ pháp lý điều chỉnh các quy định về ngành nghề kinh doanh Logistics

  Luật Doanh nghiệp 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

  Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021.

  Luật Thương mại số 36/2005/QH11 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.

  Nghị định số 163/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/02/2018.

Các ngành nghề kinh doanh Logistics hàng đầu tại Việt Nam

  • Cho thuê xe có động cơ
  • Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp
  • Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
  • Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (trừ hóa lỏng khí để vận chuyển)
  • Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
  • Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa
  •  ….

Điều kiện kinh doanh ngành nghề Logistics

– Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp muốn kinh doanh các dịch vụ thuộc dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với từng loại hình dịch vụ đó.

– Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử

Ví dụ nếu bạn muốn kinh doanh dịch vụ vận tải bằng ô tô thì phải đáp ứng được các điều kiện như sau:

+  Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;

+  Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;

+  Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;

+  Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;

+  Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

+  Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử. 

Xem thêm: Thành lập công ty logistics có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Những thuận lợi và khó khăn trong ngành Logistics

Thuận lợi

– Vị trí địa lý: Logistics Việt Nam nằm giữa vùng kinh tế sôi động bậc nhất thế giới, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển tất cả loại hình vận tải hàng hóa. Lợi thế vị trí này cho phép Việt Nam phát triển hệ thống hạ tầng và mạng lưới cung ứng dịch vụ logistics phục vụ hoạt động giao thương nội địa cũng như với khu vực Đông Nam Á, châu Á và trên toàn cầu.

– Hành lang pháp lý: hành lang pháp lý, các quy định điều chỉnh dịch vụ Logistics đã và đang được hoàn thiện với hệ thống pháp luật điều chỉnh dần đầy đủ hơn. Hơn nữa, Việt Nam phê chuẩn Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại (TFA) từ tháng 11/2015. Ngày 22/2/2017, TFA đã nhận được phê chuẩn cần thiết từ 2/3 trong tổng số 164 thành viên của WTO và chính thức có hiệu lực. TFA có hiệu lực hứa hẹn sẽ đẩy nhanh sự luân chuyển, thông quan và giải phóng hàng hóa; mở ra một thời kỳ mới cho cải cách, tạo thuận lợi thương mại và tạo ra một động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động thương mại hàng hóa quốc tế, mang lại lợi ích chung cho tất cả các quốc gia thành viên.

– Các hoạt động mang tính chất thúc đẩy quá trình phát triển dịch vụ Logistics được thực hiện nhằm liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong việc phát triển nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động trong ngành Logistics;

– Nhu cầu của người dân: Hiện nay nhu cầu vận tải hàng hóa trong nước không ngừng gia tăng, không chỉ đối với thị trường trong nước mà nhu cầu vận chuyển của người dân ra nước ngoài cũng tương đối cao thúc đẩy nhu cầu vận chuyển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Logistics trong nước phát triển;

– Phát triển đất nước: Hoạt động logistics hiệu quả giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Sự phát triển của logistics có thể hạ thấp chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm và rút ngắn thời gian giao hàng, tăng cường năng lực giao hàng và đi đầu trong các hoạt động sản xuất, bán hàng và phân phối. Song song với sự phát triển của logistics là khả năng thu hút vốn đầu tư, các nhà đầu tư sẽ ưu tiên hơn cho các quốc gia có điều kiện phát triển tốt, không chỉ về cơ sở hạ tầng, mà còn do mức độ phát triển của hoạt động logistics.

Khó khăn

– Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng như hệ thống cảng biến, kho bãi, kết nối… còn hạn chế, bất cập. Theo đánh giá của các doanh nghiệp trong ngành, cơ sở hạ tầng mặc dù đã được cải thiện so với trước đây nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Tuyến trục vận tải Nam – Bắc vẫn phụ thuộc rất lớn vào đường bộ, rất cần sự tham gia hơn nữa của ngành đường sắt. Sự phát triển bất cân đối của hệ thống cảng biến Việt Nam khi hơn 92% lưu lượng container tập trung ở các Cảng dẫn đến tình trạng quá tải, kẹt cảng… gây ra sự lãng phí rất lớn.

– Khó khăn trong vận chuyển và chi phí: Thực tế, hoạt động logistics tại Việt Nam đang phục thuộc chủ yếu vào vận tải đường bộ. Các phương thức vận tải phổ biến trong chuỗi logistics gồm đường sắt, đường thủy, đường bộ và đường hàng không, song, vận tải đường bộ chiếm gần 80%, khiến chi phí vận chuyển lớn, chỉ sau vận tải hàng không. Một nguyên nhân nữa khiến chi phí logistics đường bộ quá cao là do các quy định cấm xe trọng tải lớn vào nội đô giao hàng. Điều này khiến việc tiếp cận hàng hóa khó khăn, bị ép giá cước khi thuê các xe nhỏ vận chuyển đến nơi cần, phát sinh nhiều chi phí như thuê thêm chuyến, thêm người vận chuyển….

– Rào cản cho năng lực cạnh tranh trên thị trường Việt Nam: Do mức vốn và quy mô doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế nên chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics, và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Dẫn đến chi phí cao hơn so với các doanh nghiệp Logistics nước ngoài, chưa thu hút người dân sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp Logistics Việt Nam, tạo ra rào cản cạnh tranh giữa doanh nghiệp Logistics Việt Nam và doanh nghiệp Logistics nước ngoài.

– Các loại thuế, phí cầu đường và phụ phí cao: về vấn đề chi phí logistics, chi phí vận tải tại Việt Nam hiện đang ở mức cao (gấp 3 lần so với các nước trong khu vực và thế giới) và không đồng đều ở các khu vực, nguyên nhân chủ yếu do các loại thuế, phí cầu đường và phụ phí hiện khá cao, gián tiếp làm giảm khả năng cạnh tranh so với các nước khác.

– Thủ tục hành chính: thủ tục hải quan và kiểm tra chuyên ngành còn phức tạp, chồng chéo; thời gian thông quan cho các lô hàng xuất, nhập khẩu bị kéo dài.

Một số công ty Logistics lớn tại Việt Nam

CÔNG TY TNHH MTV SOTRANS LOGISTICS

SOTRANS cung cấp chuỗi dịch vụ logistics từ khâu nhận hàng, tổ chức đóng gói, lưu kho, thuê phương tiện vận tải, thủ tục hải quan… và giao hàng đến điểm cuối (thường là kho, nhà máy hoặc công trường) theo chỉ định của chủ hàng, được khách hàng lựa chọn. Với phương châm “Tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho khách hàng” giúp cho dịch vụ của SOTRANS luôn đi đầu và mang đến hiệu quả cao cho khách hàng.

CÔNG TY CP GIAO NHẬN VÀ VẬN CHUYỂN IN DO TRẦN

Hiện nay, ITL là Chuyên gia Cung cấp Giải pháp Logistics Tích hợp Hàng đầu về Vận chuyển Hàng không, Vận tải quốc tế, Logistics tổng hợp, Dịch vụ đường sắt, Hải quan và Dịch vụ Phân phối tại Đông Dương, Hậu cần Thương Mại điện tử, Chuyển phát nhanh, Dịch vụ kho bãi với hệ thống đạt tiêu chuẩn quốc tế trải dài khắp Việt Nam và có diện tích hơn 300.000m2.

Là đại diện của hơn 22 hãng hàng không, quản lý hơn 300 chuyến bay mỗi tuần và công suất 150.000 tấn hàng hóa mỗi năm, ITL là chuyên gia cung cấp dịch vụ hàng không và GSA lớn nhất tại Việt Nam và dẫn đầu về năng lực thị trường hàng không.

Ngoài tiềm lực nội tại, ITL còn mang đến giá trị cộng thêm cho khách hàng khi liên doanh hoạt động tại Việt Nam với các “ông lớn” Logistics trên thế giới như: Mitsubishi Logistics, CEVA Logistics, Keppel Logistics, UPS Supply Chain…

CÔNG TY MTL LOGISTICS

MTL Logistics có liên kết chặt chẽ với mạng lưới Logistics quốc tế đáng tin cậy tại hầu khắp mọi điểm đến trên toàn cầu, từ khu vực châu Á đến Mỹ, châu Âu, châu Phi, Australia.

MTL Logistics cung cấp dịch vụ tốt nhất của một công ty hoạt động về lĩnh vực vận chuyển hàng hóa đi – đến các cảng biển, sân bay cũng như các điểm đến tại khắp nơi trên thế giới.

Nếu có gì thắc mắc ngành nghề kinh doanh Logistics bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Siglaw.

Chi tiết xin liên hệ:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

5/5 - (5 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238