Vốn FDI là gì? Vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tại Việt Nam với định hướng khuyến khích đầu tư vốn FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) để huy động và sử dụng nguồn vốn này góp phần thúc đẩy kinh tế nước nhà. Vậy vốn FDI là gì? Vai trò của dòng vốn FDI ở Việt Nam như thế nào? Mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu trong bài viết dưới:

Vốn FDI là gì?

Vốn FDI hay Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam nghĩa là một nhà đầu tư, công ty hoặc chính phủ từ một quốc gia khác sở hữu cổ phần trong một công ty ở Việt Nam. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn FDI) chính là giá trị của các giao dịch xuyên biên giới liên quan đến đầu tư trực tiếp trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một quý hoặc một năm. 

Các luồng tài chính bao gồm các giao dịch góp vốn đầu tư dự án, góp vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và các giao dịch nợ giữa các công ty. Dòng vốn FDI vào Việt Nam thể hiện các giao dịch làm tăng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế trong nước. Dòng vốn FDI được đo bằng USD và theo tỷ trọng trong GDP. 

Những năm gần đây tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng tăng mạnh, cả về số lượng, chất lượng và tính hiệu quả.

Vốn FDI là gì? Vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Vốn FDI là gì? Vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Vai trò của vốn FDI

Các vai trò chính của dòng vốn FDI hiện nay gồm:

  • Nguồn vốn FDI có vai trò then chốt trong hội nhập kinh tế quốc tế vì nó tạo ra sự liên kết ổn định và lâu dài giữa các nền kinh tế.
  • Dòng vốn FDI có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế và hội nhập với thế giới, góp phần rất tích cực bổ sung nguồn vốn, công nghệ, khả năng tổ chức, kinh doanh và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
  • Vốn FDI góp phần mạnh mẽ vào hoạt động chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy cải cách môi trường kinh doanh, phát triển nền kinh tế thị trường.
  • Vốn FDI góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động; bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển nguồn nhân lực…

Những thách thức đối với Việt Nam trước dòng vốn FDI

  • Chưa có nhiều sự liên kết giữa khu vực FDI và các doanh nghiệp nội địa, chưa hình thành được các ngành công nghiệp phụ trợ, liên kết sản xuất theo chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ở Việt Nam phải nhập khẩu phần lớn lượng sản phẩm phụ trợ, điều này đã hạn chế sự phát triển về quy mô và đầu tư theo chiều sâu của các doanh nghiệp FDI;
  • Một số doanh nghiệp FDI tuy nhận được nhiều ưu đãi của Việt Nam nhưng những giá trị mà họ tạo ra chưa tương xứng như kỳ vọng, chưa tập trung vào những khâu tạo ra giá trị gia tăng cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế Việt Nam.
  • Kiểm soát việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các doanh nghiệp FDI, để họ khai báo lợi nhuận và nộp thuế tại Việt Nam, cũng là một thách thức lớn đối với các nhà cầm quyền ở nước ta.
  • Nhiều rủi ro tiềm ẩn về an ninh và môi trường từ các dự án có dòng vốn FDI cũng là thách thức rất lớn đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Giải pháp thu hút và kiểm soát dòng vốn FDI

  • Cải cách các quy định về đầu tư: Tại Luật Đầu tư 2020, các quy định từng bước loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết trong quản lý hoạt động đầu tư: Trong đó, Luật Đầu tư mới hỗ trợ các dự án đầu tư khởi nghiệp, dự án đầu tư nước ngoài vào hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam. Nhà đầu tư các dự án lớn (như sân golf, casino…) sẽ chỉ cần xin ý kiến ​​chấp thuận của UBND các tỉnh, thành phố so với Luật trước đây phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Đây là một trong những điều chỉnh quan trọng góp phần cải cách thủ tục hành chính; 
  • Đối với dự án đầu tư nước ngoài liên quan đến đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhà đầu tư sẽ không cần thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư. Các trung tâm đổi mới, và các trung tâm nghiên cứu phát triển cũng được bổ sung vào các trường hợp ưu đãi đầu tư. Về việc giãn tiến độ đầu tư, tiến độ dự án không được kéo dài quá 24 tháng so với tiến độ ban đầu, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của Pháp luật và các trường hợp khác, qua đó tạo “lối thoát” cho nhiều dự án treo tại TP. Việt Nam.
  • Việt Nam cần cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh và tái cấu trúc nền kinh tế; kết hợp xây dựng lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài với hệ thống pháp luật minh bạch;
  • Xác định cụ thể ngành, nghề, lĩnh vực cần thu hút đầu tư nước ngoài. Xây dựng các tiêu chuẩn để lựa chọn các nhà đầu tư nước ngoài có công nghệ phát triển, thân thiện với môi trường; Nâng cao tay nghề, chuyên môn, kỹ năng mềm của lao động Việt Nam để đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng.

Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện khi thành lập công ty FDI ở Việt Nam, Quý khách liên hệ Công ty Luật Siglaw

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238