Mối quan hệ Việt Nam – Malaysia – Lào
Với Malaysia
Malaysia là một trong số 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Qua mỗi năm, kim ngạch thương mại song phương giữa hai quốc gia không ngừng tăng lên. Chỉ riêng trong năm 2022 đã đạt gần 14,8 tỷ USD. Cả hai quốc gia đều rất coi trọng tăng cường hơn nữa hợp tác thương mại theo hướng phát triển cân bằng và bền vững, nỗ lực đạt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2025. Đặc biệt, từ năm 2003, hai chính phủ đã ký thỏa thuận hợp tác lần đầu tiên về việc đưa người Việt Nam sang làm việc tại Malaysia, tiếp tục ký lại năm 2015 và năm 2022. Đây là điểm sáng cho các nhà đầu tư khi có ý định đầu tư thành lập công ty tại Malaysia. Việt Nam và Malaysia đã tham gia vào một số hiệp định quan trọng nhằm tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai bên như Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Malaysia, Hiệp định Tránh đánh thuế kép (DTA),…
Với Lào
quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Lào luôn tăng trưởng đáng kể trong suốt hơn 60 năm qua. Tính đến nay, tổng vốn đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư sang Lào là 4,9 tỷ USD trong đó Lào giữ vị trí số 1 trong tổng số gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam và Việt Nam giữ vị trí top 2 trong số các nước có hoạt động đầu tư tại Lào. Để thúc đẩy giao lưu phát triển kinh tế, hai quốc giá đã ký nhiều hiệp ước như Cả hai nước đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) vào năm 2015, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô và đa dạng hóa thương mại. Hiệp định số 112/LPQT về hợp tác Kinh tế, Văn hoá, Khoa học Kỹ – là cơ sở pháp lý quan trọng cho hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia. Nó đề cập đến việc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, thông tin và viễn thông, vận tải, và môi trường,…
Thuận lợi khi đầu tư sang Malaysia và Lào mà bạn nên biết
Thuận lợi khi đầu tư sang Malaysia
- Khuôn khổ pháp lý: Malaysia có một khuôn khổ pháp lý tương đối mạnh mẽ giúp cung cấp sự ổn định và bảo mật cho các nhà đầu tư dài hạn vốn mong muốn các khoản đầu tư, nghiên cứu và sản phẩm của họ được bảo vệ. Cần biết rằng không phải tất cả các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cũng có thể đảm bảo điều này.
- Khả năng tiếp cận tài chính sâu rộng: Malaysia cho các nhà đầu tư có thể tiếp cận nguồn vốn và khoản vay dễ dàng hơn. Các phương thức gây quỹ mới như huy động vốn từ cộng đồng và các nền tảng cho vay ngang hàng đã phát triển đáng kể càng thu hút hơn các nhà đầu tư tham gia vào thị trường của Malaysia.
- Thuế: Trong năm 2022, chính phủ đã phân bổ quỹ đặc biệt 2 tỷ RM để thu hút các công ty nước ngoài đầu tư vào Malaysia. Thậm chí, Malaysia còn thực hiện chính sách không đánh thuế thu nhập lên đến 15 năm cho các công ty sản xuất và dịch vụ chuyển hoạt động sang Malaysia. Xem thêm: Chính sách ưu đãi đầu tư tại Malaysia
Thuận lợi khi đầu tư sang Lào
- Bình đẳng giữa các nhà đầu tư: Hiện Lào không có chính sách ưu đãi thuế riêng cho các nhà đầu tư nước ngoài, mà thực hiện thống nhất các ưu đãi trong cả nước, không phân biệt nhà đầu tư. Cụ thể, Chính phủ Lào có chính sách xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước dựa theo Luật Xúc tiến Đầu tư năm 2016 và văn bản luật liên quan khác của Lào trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Các chính sách ưu đãi mà nhà đầu tư Việt Nam có thể được hưởng gồm ưu đãi về thuế, chế độ, chính sách, cung cấp dịch vụ thông tin, tiện ích,…
- Ưu đãi về thuế: Khi đầu tư sang Lào, nhà đầu tư được miễn giảm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ với một số sản phẩm nhất định. Lợi nhuận trong năm dùng cho tái đầu tư doanh nghiệp sẽ được miễn thu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm đó. Miễn thuế nhập khẩu cho các vật liệu thô, thiết bị, linh kiện và xe cộ trong nước chưa sản xuất được, trực tiếp phục vụ sản xuất hoặc dùng để gia công xuất khẩu; Miễn thuế xuất khẩu (trừ tài nguyên thiên nhiên); Giảm thuế nhập khẩu đối với các nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ gia công thay thế nhập khẩu. Có thể được miễn thu thuế tối thiểu. Xem thêm: Ưu đãi nổi bật cho nhà đầu tư Việt Nam tại Lào
Khó khăn khi đầu tư sang Malaysia và Lào
Khó khăn khi đầu tư sang Malaysia
- Cạnh tranh khốc liệt: Malaysia là một quốc gia có môi trường kinh doanh cạnh tranh, đặc biệt với các quốc gia xuất khẩu lớn khác như Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia. Điều này đòi hỏi các nhà đầu tư Việt Nam phải đối mặt với mức độ cạnh tranh cao và tìm cách phát triển sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh để tạo lợi thế trong thị trường.
- Yêu cầu chứng chỉ Halal: Malaysia là một quốc gia có đa số dân số theo tôn giáo Hồi giáo và yêu cầu chứng chỉ Halal đối với các sản phẩm thực phẩm. Điều này có thể tạo ra thêm chi phí và quy trình phê duyệt phức tạp cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thực phẩm. Nhà đầu tư cần đảm bảo rằng sản phẩm của họ tuân thủ các quy định Halal để tiếp cận thị trường này.
- Đa dạng văn hóa và tôn giáo: Malaysia có một đa dạng văn hóa và tôn giáo, với các cộng đồng người Hoa, Ấn Độ, Malaysia gốc và dân tộc bản địa. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm hiểu và đáp ứng đa dạng nhu cầu của các phân khúc thị trường khác nhau. Điều này có thể đòi hỏi nỗ lực để tùy chỉnh sản phẩm, marketing và chiến lược kinh doanh để phù hợp với từng nhóm khách hàng.
- Rào cản thương mại và kỹ thuật: Malaysia có thể áp đặt một số biện pháp phòng vệ thương mại và yêu cầu kỹ thuật đối với một số ngành nghề và sản phẩm. Các nhà đầu tư Việt Nam cần nắm vững các quy định và thủ tục nhập khẩu, chứng nhận kỹ thuật và đáp ứng yêu cầu của Malaysia để tránh rào cản thương mại không cần thiết.
Khó khăn khi đầu tư sang Lào
- Đòi hỏi vốn cao: Hầu hết chính phủ Lào dành các ưu đãi tốt nhất của cho những khu vực ít phát triển và chỉ áp dụng cho một số ngành phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, nông nghiệp sạch, công nghiệp, trường học, bệnh viện… nên doanh nghiệp đòi hỏi bỏ ra vốn đầu tư lớn trong khi thời gian thu lợi nhuận chậm và nhiều rủi ro nếu doanh nghiệp không vững về tài chính.
- Lao động hạn chế: việc sử dụng lao động Việt Nam sang làm việc tại Lào còn đang bị hạn chế. Hiện nay chính phủ Lào quy định lao động Việt Nam tại dự án, nhà máy không được quá 10% tổng số lao động, thời gian lưu trú ngắn (mỗi 3 tháng người lao động phải đổi visa một lần), chi phí làm thủ tục cư trú còn cao (300 USD/lao động/năm). Đây là một khó khăn lớn vì hầu hết các dự án được khuyến khích đầu tư tại Lào thường xa khu dân cư, nguồn nhân lực tại chỗ thường không đáp ứng được.
Các ngành nghề đầu tư nước ngoài phổ biến ở Malaysia và Lào
Ngành nghề đầu tư phổ biến ở Malaysia
- Ngành công nghiệp sản xuất: Malaysia có một ngành công nghiệp sản xuất mạnh mẽ, bao gồm sản xuất điện tử, ô tô, thiết bị y tế, thiết bị điện tử tiêu dùng và hàng tiêu dùng. Quốc gia này thu hút nhiều nhà đầu tư với cơ sở hạ tầng tốt, lực lượng lao động có kỹ năng và chính sách thuế hấp dẫn.
- Ngành dầu khí và năng lượng: Malaysia có nguồn tài nguyên dầu khí phong phú, đặc biệt là dầu và khí tự nhiên. Đầu tư trong khai thác dầu khí, xử lý và phân phối năng lượng là lựa chọn hấp dẫn với tiềm năng lớn.
- Công nghệ thông tin và truyền thông: Ngành công nghệ thông tin và truyền thông đang phát triển mạnh mẽ tại Malaysia. Với một hệ thống viễn thông tiên tiến và một lực lượng lao động chất lượng cao, Malaysia thu hút các công ty công nghệ và các dự án phần mềm, dịch vụ truyền thông và các dịch vụ công nghệ liên quan.
- Tài chính và dịch vụ tài chính: Malaysia có một hệ thống tài chính phát triển và các dịch vụ tài chính đa dạng, bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và quản lý tài sản. Đầu tư trong lĩnh vực tài chính và dịch vụ tài chính có thể mang lại cơ hội lớn với thị trường ngày càng phát triển.
Ngành nghề đầu tư phổ biến ở Lào
- Năng lượng: Lào có tiềm năng phát triển nguồn năng lượng thủy điện lớn do sở hữu nhiều con sông lớn. Đầu tư vào các dự án năng lượng thủy điện và các nguồn năng lượng tái tạo khác có thể đem lại lợi nhuận cao và đóng góp vào phát triển kinh tế nước này.
- Khai thác tài nguyên: Lào có tiềm năng trong việc khai thác và xuất khẩu các tài nguyên quý như mỏ vàng, đồng, kẽm, chì và các loại khoáng sản khác. Đầu tư vào ngành khai thác tài nguyên có thể mang lại lợi nhuận đáng kể.
Các dự án trong lĩnh vực sản xuất năng lượng thủy lực và khai thác tài nguyên mỏ chiếm khoảng 80% vốn đầu tư nước ngoài được tích lũy trong mười năm qua (theo thống kê của chính phủ Lào, khai thác mỏ và thủy điện chiếm 59,1% FDI trong giai đoạn 1989-2021). Hạ tầng giao thông, du lịch và các dự án nông lâm kết hợp lớn cũng đang thu hút các nhà đầu tư mới. Hơn nữa, chính phủ đang hướng tới việc hội nhập Lào vào chuỗi cung ứng khu vực bằng cách phát triển ngành công nghiệp sản xuất nhẹ để biến nước này thành một cơ sở xuất khẩu chi phí thấp.
Thủ tục đầu tư sang Malaysia và Lào
Dù đầu tư sang quốc gia nào thì các nhà đầu tư đều phải thực hiện các thủ tục sau:
Bước 1: Đáp ứng các điều kiện để xin cấp mới dự án:
- Phù hợp nguyên tắc: khuyến khích đầu tư của Nhà nước và quy định pháp luật.
- Không thuộc ngành cấm đầu tư và đáp ứng điều kiện đối với ngành có điều kiện.
- Cam kết tự thu xếp ngoại tệ/cam kết thu xếp ngoại tệ của TCTD được phép.
- Có quyết định đầu tư ra nước ngoài (Do nhà đầu tư tự quyết định theo quy định luật doanh nghiệp hoặc Cơ quan quyết định việc đầu tư ra nước ngoài đối với doanh nghiệp Nhà nước).
- Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Bước 2: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có):
Xem xét nguồn vốn có thuộc TH cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư không:
- Dự án có nguồn vốn từ 20 nghìn tỷ đồng trở lên
- Dự án có cơ chế, chính sách đặc biệt cần Quốc hội phê duyệt)
- Các dự án có vốn 800 tỷ đồng trở lên
- Dự án có ngành, nghề điều kiện vốn 400 tỷ đồng trở lên thì cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư.
Bước 3: Xin phép cấp đầu tư ra nước ngoài
Để được cấp giấy chứng nhận đầu tư thành công tại Malaysia hay Lào, nhà đầu tư cần lưu ý đảm bảo chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ gồm:
- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- Quyết định đầu tư ra nước ngoài do nhà đầu tư quyết định theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài
- Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ/văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư cần lưu ý nộp kèm theo văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư để quá trình xin cấp giấy chứng nhận đầu tư dễ dàng hơn;
- Nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
- Văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Để xin được văn bản này nhà đầu tư lưu ý đến cơ quan thuế trên địa bàn sinh sống
- Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài
- Thực hiện xin cấp phép cho dự án đầu tư tại quốc gia định đầu tư
- Chuyển vốn đầu tư sang gia đó để thực hiện hoạt động đầu tư
Dịch vụ tư vấn đầu tư sang Malaysia và Lào từ công ty luật Siglaw
Ưu đãi: Siglaw là một trong những công ty luật hàng đầu tại Việt Nam, với đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực luật đầu tư. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ tận tình, hiệu quả và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong quá trình tư vấn soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Kinh nghiệm: kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị đi đầu trong cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, bao gồm tư vấn tư ra nước ngoài trong đó có Malaysia và Lào. Chúng tôi luôn cập nhật và nắm bắt tình hình pháp lý mới nhất, giúp khách hàng đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng.
Đội ngũ Siglaw: Đội ngũ luật sư của Siglaw bao gồm những chuyên gia có trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan mọi lĩnh vực. Chúng tôi có khả năng đưa ra những giải pháp phù hợp nhất, quản trị rủi ro để giúp khách hàng có thể dễ dàng, thuận tiện nhất trong triển khai thực hiện dự án.
Chi phí: Chi phí tư vấn đầu tư ra nước ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ với chi phí hợp lý và cạnh tranh nhất. Chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp với quý khách về các chi phí cần thiết trước khi bắt đầu công việc, để quý khách có thể kiểm soát tốt hơn ngân sách và kế hoạch tài chính của mình.
Malaysia và Lào là hai nền kinh tế tương đồng với Việt Nam. Mỗi quốc gia sẽ có những thuận lợi và khó khăn khác nhau. Việc quyết định đầu tư sang Malaysia hay Lào phụ thuộc xem nhà đầu tư muốn đầu tư vào lĩnh vực nào, vốn ra vào và các vấn đề pháp lý khác. Các nhà đầu tư nên tham khảo các chuyên gia, nghiên cứu và tìm hiểu kỹ về các tiềm năng và rủi ro trong từng thị trường sẽ giúp bạn đưa ra quyết định thông minh và thành công trong việc đầu tư.
Trên đây là những thông tin về chủ đề “Nên đầu tư sang Lào hay sang Malaysia” từ đội ngũ nhân viên Công ty Luật Siglaw. Nếu quý khách hàng còn vấn đề gì vướng mắc cần giải quyết, hãy liên hệ với Siglaw để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí một cách nhanh nhất.