Nên đầu tư sang úc hay đầu tư sang Mỹ

Lựa chọn một môi trường đầu tư mới luôn là một bài toán khó mà các nhà đầu tư cần phải suy nghĩ. Úc và Mỹ đều là những điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư vì cả hai quốc gia này đều là những quốc gia có nền kinh tế vô cùng phát triển. Để trả lời câu hỏi nên đầu tư sang úc hay đầu tư sang Mỹ, hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Mối quan hệ Việt Nam với Úc và Mỹ

Với Úc

Việt Nam và Úc chia sẻ nhiều quan điểm chung về các vấn đề quốc tế, bao gồm việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển bền vững ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và toàn cầu. Cả hai quốc gia cũng đã tham gia nhiều tổ chức và cơ quan quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Diễn đàn Bình Định (ADMM+),…

Hai quốc gia đều tham gia nhiều hiệp định đa phương, trong đó có Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Australia-New Zealand, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Hai bên cũng đã nhất trí phát huy hiệu quả Chiến lược Tăng cường Hợp tác Kinh tế giữa Australia và Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam đang giữ vị trí  thứ 7 trong số các đối tác thương mại của Australia, đồng thời, Australia cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 10 của Việt Nam.

Với Mỹ

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai và là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam, Trong năm 2021, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt hơn 86 tỷ USD, trong đó các mặt hàng chủ lực bao gồm hàng may mặc, điện tử, máy móc và nông sản.

Mỹ và Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao quan hệ kinh tế, bao gồm việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do Mỹ – Việt Nam (US-Vietnam FTA), việc tham gia vào Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương). Các biện pháp này đã tạo ra một cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia.

Nên đầu tư sang úc hay đầu tư sang Mỹ
Nên đầu tư sang úc hay đầu tư sang Mỹ

Thuận lợi khi đầu tư sang Úc và Mỹ

Thuận lợi khi đầu tư sang Úc

  • Chính sách về thuế: chính sách thuế của Australia được đánh giá là hấp dẫn với việc miễn thuế Capital gain (tăng trưởng vốn) và hoàn thuế thu nhập đối với khoản tăng thêm. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư có thể tận dụng tiềm năng tăng giá của tài sản để tạo ra lợi nhuận mà không phải đóng bất kỳ khoản thuế nào.
  • Độc quyền phân phối: Ngoài ra, các nhà đầu tư Việt Nam khi đầu tư thành lập công ty tại Úc còn được phép độc quyền phân phối sản phẩm tại Việt Nam. Điều này có nghĩa là họ sẽ không phải cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường và có thể kiểm soát giá cả và phân phối sản phẩm tốt hơn.
  • Duy trì đầu tư hai bên: nếu các nhà đầu tư Việt Nam có nhu cầu mở rộng sản xuất tại Việt Nam, phía Australia sẽ đầu tư ngược lại và chuyển giao công nghệ. Điều này giúp tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia và tạo ra lợi ích cho cả hai bên.

Hiện nay, khi đầu tư vào thị trường Úc, nhà đầu tư Việt Nam có cơ hội được hưởng ưu đãi visa đầu tư không chỉ cho bản thân mà cả gia đình. Do đó, việc thành lập Công ty ở Úc sẽ phù hợp với những nhà đầu tư đang có nhu cầu được thường trú tại Úc với dòng visa đầu tư kinh doanh 188 (Gồm bốn loại 188A, 188B, 188C, 188E). Để có được loại visa này thì nhà đầu tư phải thành lập và vận hành được Doanh nghiệp ít nhất 2 năm và có thời gian lưu trú bắt buộc dài tại Úc. Xem thêm: Các hình thức đầu tư được phép tại Úc

Thuận lợi khi đầu tư sang Mỹ

  • Thị trường lớn và đa dạng: Với quy mô dân số hơn 333 triệu người cùng sức mua lớn, Mỹ là một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới. Điều này tạo ra cơ hội kinh doanh và tiếp cận khách hàng rộng lớn. Mỹ cũng có sự đa dạng trong các ngành công nghiệp, từ công nghệ thông tin đến y tế, năng lượng, sản xuất và dịch vụ tài chính, cung cấp nhiều lĩnh vực để đầu tư và phát triển kinh doanh.
  • Hạ tầng và công nghệ tiên tiến: Mỹ có hạ tầng vượt trội và công nghệ tiên tiến. Cơ sở hạ tầng giao thông, viễn thông, và hệ thống logistics được phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất và phân phối. Công nghệ và nghiên cứu phát triển ở Mỹ cũng rất tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, y tế, và năng lượng.
  • Ưu đãi về thuế: Các ưu đãi thuế liên bang như Tín dụng thuế kinh doanh trong các cộng đồng đổi mới (RC) và các khu vực trao quyền (EZ); Tín dụng Thuế Đầu tư Năng lượng Tái tạo – Khoản tín dụng này giảm thuế thu nhập liên bang cho các chủ sở hữu đủ điều kiện nộp thuế dựa trên vốn đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo.
  • Cơ hội nhận được Thị thực EB-5 dành cho Nhà đầu tư nhập cư. Đây là loại thị thực giúp những người nhập cư tìm cách vào Mỹ theo cách đầu tư vào một doanh nghiệp thương mại. Xem thêm: Chi phí thành lập công ty tại Mỹ

Khó khăn khi đầu tư sang Úc và Mỹ

Khó khăn khi đầu tư sang Úc

  • Các thủ tục và quy định pháp lý khó khăn: Thành lập công ty ở Úc đòi hỏi phải tuân thủ nhiều quy định pháp lý và thủ tục phức tạp, bao gồm đăng ký với Cơ quan Chính phủ, tìm kiếm địa điểm để mở văn phòng, tìm kiếm người lao động, đăng ký thuế và bảo hiểm.
  • Xin cấp giấy phép xây dựng: Nếu doanh nghiệp cần xây dựng cơ sở vật chất hoặc đơn giản là cần bổ sung vào cơ sở vật chất hiện có thì việc xin giấy phép xây dựng ở quốc gia này có thể là một thách thức lớn. Các doanh nghiệp Úc phải hoàn thành 11 thủ tục khác nhau liên quan đến giấy phép xây dựng. Các thủ tục này bao gồm một số cuộc kiểm tra phải được thực hiện bởi chính quyền địa phương. Có thể bạn sẽ bị choáng ngợp nhưng quy trình này tương đối hợp lý khi so sánh với giấy phép xây dựng kinh doanh ở các quốc gia OECD khác. 
  • Nhiều chi phí và thuế: Nếu đây là lần đầu tiên nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp ở Úc thì họ có thể sẽ bỡ ngỡ với nhiều loại chi phí và thuế mà bạn phải nộp ở quốc gia này. Ví dụ: Phí đăng ký số doanh nghiệp (ABN). Nếu công ty không có ABN, công ty sẽ bị những công ty khác khấu trừ 46,5% từ bất cứ món tiền trả nào mà công ty đó phải trả.

Khó khăn khi đầu tư sang Mỹ

  • Quy định pháp lý và hành chính: Mỹ có hệ thống pháp lý phức tạp và quy định hành chính nghiêm ngặt. Việc hiểu và tuân thủ các quy định và luật pháp liên quan đến kinh doanh và đầu tư là rất quan trọng. Điều này đòi hỏi sự tư vấn pháp lý chuyên sâu và nắm rõ quy trình thực hiện.
  • Cạnh tranh và thị trường: Mỹ là một thị trường cạnh tranh mạnh mẽ, với nhiều doanh nghiệp lớn và thành công. Thành công trong việc định vị và tạo ra lợi thế cạnh tranh trong môi trường này đòi hỏi sự đầu tư kỹ thuật, quảng bá sản phẩm/dịch vụ, và tìm hiểu thị trường địa phương. Bên cạnh đó, mỹ thị là thị trường có tốc độ phát triển rất nhanh. Nếu doanh nghiệp của bạn không theo kịp xu thế thì rất dễ bị bỏ lại phía sau
  • Chi phí đầu tư và vận hành: Mỹ là một trong những nước có mức chi phí đầu tư và vận hành cao. Chi phí thuê mặt bằng, lao động, vận chuyển, và các chi phí khác có thể ảnh hưởng đến tính khả thi và lợi nhuận của dự án đầu tư. Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và Mỹ tương đối xa. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến chi phí, thời gian vận chuyển, hạn chế việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam, cùng với đó làm giảm tính cạnh tranh về giá đối với các sản phẩm bản địa

Các ngành nghề đầu tư phổ biến ở Úc và Mỹ

Các ngành nghề đầu tư phổ biến ở Úc gồm các ngành nghề sau: Bất động sản (Công ty đầu tư bất động sản TNR Holdings Vietnam), Nông nghiệp (Công ty Hoàng Anh Gia Lai), Du lịch (Tập đoàn Vingroup).

Bất động sản: Bất động sản tại Úc thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Việt Nam nhờ vào tính ổn định và tiềm năng sinh lời. Các nhà đầu tư Việt Nam chủ yếu đầu tư vào các dự án bất động sản cao cấp, đặc biệt là ở Sydney và Melbourne. Điển hình là Công ty đầu tư bất động sản TNR Holdings Vietnam. Đây là một trong những công ty đầu tư Việt Nam có mặt tại thị trường Úc. Công ty đã đầu tư vào nhiều dự án bất động sản tại Sydney và Melbourne, bao gồm cả các dự án căn hộ cao cấp và các khu phức hợp thương mại-dịch vụ.

Nông nghiệp: Úc là một trong những quốc gia sản xuất nông sản hàng đầu thế giới, với nhiều loại cây trồng và động vật. Các nhà đầu tư Việt Nam thường đầu tư vào các dự án sản xuất nông sản như trồng cây ăn trái, nuôi gia súc, gia cầm. Một ví dụ về nhà đầu tư Việt Nam đầu tư sang Úc trong lĩnh vực nông nghiệp là công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Năm 2010, HAGL đã mua lại 33.5% cổ phần của công ty nông nghiệp gỗ và bảo vệ môi trường Mộc Đức tại Úc với giá 30 triệu AUD (khoảng 21 triệu USD). Công ty Mộc Đức hoạt động trong lĩnh vực trồng cây thông và kinh doanh gỗ.

Du lịch: Úc là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng thế giới, với nhiều danh lam thắng cảnh và di sản văn hóa. Các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư vào ngành du lịch tại Úc để khai thác tiềm năng du lịch của đất nước này. Một ví dụ về nhà đầu tư Việt Nam đầu tư sang Úc trong lĩnh vực du lịch là Tập đoàn Vingroup. Vingroup đã mua lại khu đất có diện tích 6,2 ha tại vịnh Scarborough, Perth, Tây Úc với giá khoảng 15 triệu USD. Khu đất này được Vingroup lên kế hoạch phát triển thành một khu resort nghỉ dưỡng sang trọng với tên gọi Vinpearl Resort & Spa Scarborough.

Các ngành nghề đầu tư phổ biến ở Mỹ gồm Công nghệ: Mỹ nổi tiếng với lĩnh vực công nghệ phát triển mạnh, bao gồm các lĩnh vực như phát triển phần mềm, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học và thương mại điện tử. Các trung tâm công nghệ lớn như Thung lũng Silicon ở California và bối cảnh công nghệ ở các thành phố như Seattle và Austin khiến Hoa Kỳ trở thành một địa điểm lý tưởng cho các khoản đầu tư liên quan đến công nghệ.

Dịch vụ tài chính: Hoa Kỳ là nơi có ngành dịch vụ tài chính phát triển mạnh mẽ và phức tạp. Nó bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, quản lý tài sản, vốn cổ phần tư nhân, vốn mạo hiểm và fintech. Phố Wall ở Thành phố New York là một trung tâm tài chính toàn cầu và là điểm đến hàng đầu cho các khoản đầu tư tài chính.

Sản xuất: Hoa Kỳ có cơ sở sản xuất mạnh, đặc biệt là trong các lĩnh vực như ô tô, hàng không vũ trụ, máy móc, điện tử và hóa chất. Cơ sở hạ tầng tiên tiến, lực lượng lao động lành nghề và khả năng tiếp cận thị trường của đất nước khiến nó trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài muốn thiết lập hoặc mở rộng hoạt động sản xuất của họ.

Hàng tiêu dùng và Bán lẻ: Hoa Kỳ có một thị trường tiêu dùng rộng lớn, khiến nước này trở thành điểm đến hấp dẫn cho các khoản đầu tư bán lẻ và hàng tiêu dùng. Điều này bao gồm các khoản đầu tư vào thời trang, thương hiệu cao cấp, thực phẩm và đồ uống, điện tử tiêu dùng và thương mại điện tử.

Giải trí và Truyền thông: Ngành giải trí và truyền thông Hoa Kỳ, tập trung ở Hollywood và các trung tâm truyền thông lớn, có ảnh hưởng toàn cầu. Đầu tư vào sản xuất phim, truyền hình, âm nhạc, trò chơi, nền tảng phát trực tuyến và sáng tạo nội dung có thể mang lại lợi nhuận đáng kể

Thủ tục đầu tư sang Úc và Mỹ khác nhau thế nào

Thủ tục đầu tư sang Úc

Để đầu tư sang Úc, nhà đầu tư Việt Nam sẽ cần:

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để có thể hoạt động đầu tư đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư cơ bản gồm: Đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện kế hoạch đầu tư; Văn bản đề nghị cho phép thay đổi mục đích sử dụng đất‚ giao đất‚ cho thuê đất‚ đề xuất phương án sử dụng đất (nếu có); Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư; Văn bản đề xuất kế hoạch dự định triển khai trong dự án đầu tư; Tài liệu trình bày‚ giải thích về cách thức sử dụng công nghệ trong danh sách bị hạn chế trao đổi công nghệ (nếu có); Bản sao Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất; Bản sao hộ chiếu‚ CCCD hoặc CMND (đối với chủ đầu tư là cá nhân). Bản sao giấy chứng nhận thành lập (đối với nhà đầu tư là tổ chức); Khác

Thủ tục đầu tư sang Mỹ

Bước 1: Đáp ứng các điều kiện để xin cấp mới dự án:

  • Phù hợp nguyên tắc: khuyến khích đầu tư của Nhà nước và quy định pháp luật.
  • Không thuộc ngành cấm đầu tư và đáp ứng điều kiện đối với ngành có điều kiện.
  • Cam kết tự thu xếp ngoại tệ/cam kết thu xếp ngoại tệ của TCTD được phép.
  • Có quyết định đầu tư ra nước ngoài (Do nhà đầu tư tự quyết định theo quy định luật doanh nghiệp hoặc Cơ quan quyết định việc đầu tư ra nước ngoài đối với doanh nghiệp Nhà nước).
  • Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.

Bước 2: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có): 

Xem xét nguồn vốn có thuộc TH cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư không:

  • Dự án có nguồn vốn từ 20 nghìn tỷ đồng trở lên
  • Dự án có cơ chế, chính sách đặc biệt cần Quốc hội phê duyệt)
  • Các dự án có vốn 800 tỷ đồng trở lên
  • Dự án có ngành, nghề điều kiện vốn 400 tỷ đồng trở lên thì cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư.

Bước 3:  Xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài nhà đầu tư cần quan tâm những vấn đề sau

  • Không cần nộp hồ sơ xin cấp GCNĐKĐT với dự án cần xin chấp thuận chủ trương đầu tư (cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp GCNĐKĐT ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài.)
  • Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên, sẽ cần lấy ý kiến.
  • Với dự án không xin chấp thuận chủ trương đầu tư: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Bước 4: Thực hiện xin cấp phép cho dự án đầu tư tại Mỹ

Bước 5: Chuyển vốn đầu tư sang Mỹ để thực hiện hoạt động đầu tư

Dịch vụ tư vấn đầu tư sang Úc và Mỹ tại Siglaw

Ưu đãi: Siglaw là một trong những công ty luật hàng đầu tại Việt Nam, với đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực luật đầu tư. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ tận tình, hiệu quả và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong quá trình tư vấn soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Kinh nghiệm: kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị đi đầu trong cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, bao gồm tư vấn  tư ra nước ngoài trong đó có Úc và Mỹ. Chúng tôi luôn cập nhật và nắm bắt tình hình pháp lý mới nhất, giúp khách hàng đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng.

Đội ngũ Siglaw: Đội ngũ luật sư của Siglaw bao gồm những chuyên gia có trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan mọi lĩnh vực. Chúng tôi có khả năng đưa ra những giải pháp phù hợp nhất, quản trị rủi ro để giúp khách hàng có thể dễ dàng, thuận tiện nhất trong triển khai thực hiện dự án.

Chi phí: Chi phí tư vấn đầu tư ra nước ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ với chi phí hợp lý và cạnh tranh nhất. Chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp với quý khách về các chi phí cần thiết trước khi bắt đầu công việc, để quý khách có thể kiểm soát tốt hơn ngân sách và kế hoạch tài chính của mình.

Như vậy, quyết định đầu tư sang Úc hay Mỹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu đầu tư, ngành công nghiệp, năng lực tài chính và kiến thức về thị trường. Nhà đầu tư cần xem xét kỹ các yếu tố kể trên để quyết định thị trường đầu tư cho dự án của mình. Các công ty nên tham khảo các chuyên gia, nghiên cứu và tìm hiểu kỹ về các tiềm năng và rủi ro trong từng thị trường sẽ giúp bạn đưa ra quyết định thông minh và thành công trong việc đầu tư.

Trên đây là những thông tin về chủ đề “Nên đầu tư sang Úc hay sang Mỹ” từ đội ngũ nhân viên Công ty Luật Siglaw. Nếu quý khách hàng còn vấn đề gì vướng mắc cần giải quyết, hãy liên hệ với Siglaw để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí một cách nhanh nhất.

5/5 - (2 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238