Để mở một cửa hàng kinh doanh không ít người gặp khó khăn trong việc xác định các giấy tờ cần thiết để bắt đầu. Vậy để mở cửa hàng kinh doanh, cá nhân cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Qua bài viết này, Công ty Luật Siglaw sẽ hướng dẫn bạn từng bước trong việc chuẩn bị giấy tờ cần thiết khi mở cửa hàng kinh doanh, giúp bạn tự tin bước vào thế giới thương mại với đầy đủ kiến thức và sự chuẩn bị.
Mở cửa hàng kinh doanh cần gì?
Để mở cửa hàng kinh doanh thì bạn cần phải nắm rõ những vấn đề sau:
- Địa điểm để mở cửa hàng kinh doanh
- Tên của cửa hàng đúng quy định và phù hợp với sứ mệnh, sản phẩm/dịch vụ mà quý khách hàng chuẩn bị kinh doanh
- Xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng & hoàn thiện các thủ tục pháp lý khác theo Luật quy định
- Không gian cửa hàng bố trí thuận tiện
- Những thiết bị, đồ dùng, dụng cụ cần thiết cho công việc kinh doanh tại cửa hàng
- Nhập xuất hàng hóa đúng chuẩn.
- Tuyển dụng & đào tạo nhân viên tại cửa hàng
- Xây dựng hình ảnh & thương hiệu cửa hàng.
Giấy tờ cần thiết để mở cửa hàng kinh doanh
Mở cửa hàng kinh doanh quý khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh cửa hàng để nộp tới cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Quận/Huyện nơi đặt cửa hàng. Hồ sơ chi tiết bao gồm các loại giấy tờ sau:
- CCCD(Căn cước công dân)/ Hộ chiếu bản sao y công chứng;
- Bản sao có công chứng của hộ khẩu
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh phải có đầy đủ thông tin sau:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại;
- Ngành, nghề kinh doanh: Không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật
- Số vốn kinh doanh;
- Số lao động sử dụng;
- Họ và tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, thông tin CMND/ Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân kinh doanh hoặc đại diện đơn vị kinh doanh;
Các trường hợp mở cửa hàng kinh doanh không cần giấy phép
Theo quy định của pháp luật, không phải cứ mở cửa hàng kinh doanh thì cần phải đăng ký kinh doanh. Các đối tượng không phải đăng ký kinh doanh thường liên quan đến các hoạt động buôn bán nhỏ lẻ hoặc cung cấp dịch vụ đơn giản, không có địa điểm cố định hoặc quy mô lớn. Cụ thể, các đối tượng có thể thực hiện hoạt động kinh doanh mà không cần phải đăng ký kinh doanh bao gồm các đối tượng kinh doanh dưới hình thức sau:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo): Đây là hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định. Người bán có thể vừa mua vừa bán các sản phẩm như sách báo, tạp chí, hoặc các hàng hóa khác mà họ có được từ các thương nhân hợp pháp. Hình thức này thường diễn ra ở nơi công cộng, như trên đường phố, công viên, hoặc khu vực đông người.
- Buôn bán vặt: Hình thức này liên quan đến việc mua bán các vật dụng nhỏ lẻ, không yêu cầu phải có địa điểm cố định. Người bán có thể bày bán hàng hóa ở nhiều nơi khác nhau, từ chợ tạm đến vỉa hè, với sản phẩm thường là những đồ dùng thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày.
- Bán quà vặt: Hoạt động này bao gồm việc bán các loại quà bánh, đồ ăn nhẹ, và nước uống, có thể có hoặc không có địa điểm cố định. Các gánh hàng rong, xe đẩy bán đồ ăn hoặc quán nhỏ bên lề đường thường là hình thức phổ biến trong loại hình kinh doanh này.
- Buôn chuyến: Đây là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ. Hình thức buôn chuyến cho phép người kinh doanh linh hoạt trong việc thu mua và phân phối hàng hóa mà không cần đầu tư lớn vào kho bãi.
- Thực hiện các dịch vụ nhỏ: Bao gồm nhiều loại hình dịch vụ như đánh giày, bán vé số, sửa khóa, sửa chữa xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh, và nhiều dịch vụ khác. Những dịch vụ này thường không yêu cầu có địa điểm cố định, và người cung cấp dịch vụ có thể hoạt động tại nhiều địa điểm khác nhau hoặc di động.
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối: Là hình thức kinh doanh phổ biến ở khu vực nông thôn. Họ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc sản xuất muối, đáp ứng nhu cầu thực phẩm của cộng đồng. Hoạt động này không yêu cầu thủ tục đăng ký phức tạp, giúp các hộ gia đình dễ dàng tham gia vào kinh tế địa phương và tạo thu nhập cho gia đình.
Những hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương, tạo ra cơ hội việc làm và đáp ứng nhu cầu của cộng đồng mà không yêu cầu các thủ tục đăng ký kinh doanh phức tạp.
Trên đây là một số những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw cung cấp về mở cửa hàng kinh doanh. Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề về mở cửa hàng kinh doanh, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện theo địa chỉ:
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: [email protected]
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: [email protected]
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw