Trong thời đại công nghệ 4.0 với sự thay đổi liên tục, mức độ cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Để tăng cường sức mạnh và nâng cao hiệu quả kinh doanh, nhiều công ty đang quan tâm đến chiến lược Mergers and Acquisitions (M&A) – thực hiện mua lại hoặc hợp nhất với một doanh nghiệp khác. Lĩnh vực công nghệ càng được quan tâm hơn trong những năm gần đây khi các doanh nghiệp cần cập nhật xu hướng mới nhất để tăng cường tính cạnh tranh và thích nghi với thị trường. Trong bài viết này, SigLaw sẽ tư vấn cho bạn biết thêm thông tin về M&A trong lĩnh vực công nghệ và đi sâu vào các yếu tố quan trọng cần được xem xét khi thực hiện M&A trong lĩnh vực này.
Tổng quan về M&A trong lĩnh vực công nghệ
M&A là viết tắt của hai từ Mergers and Acquisitions được dịch là mua lại và sáp nhập. Đây là thuật ngữ để chỉ sự mua bán, sáp nhập, hợp nhất, mua cổ phần, mua tài sản giữa hai hay nhiều doanh nghiệp với nhau. Khi các doanh nghiệp muốn củng cố và gia tăng vị thế cạnh tranh của mình một cách nhanh chóng trên thị trường thì giao dịch M&A là một lựa chọn tối ưu.
M&A trong lĩnh vực công nghệ có thể được thực hiện theo nhiều hình thức, bao gồm:
- Mua lại toàn bộ công ty hoặc một phần của công ty khác
- Hợp nhất với một công ty khác để tạo ra một công ty mới
- Sáp nhập các phần mềm hoặc sản phẩm công nghệ của các công ty khác
Vì sao các doanh nghiệp quan tâm đến M&A lĩnh vực công nghệ
- Ngành công nghệ đang ngày càng có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian tới, theo dự đoán của các chuyên gia, thị trường M&A nói chung và trong lĩnh vực công nghệ nói riêng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, là mảng đầu tư hứa hẹn đối với những nhà đầu tư, giúp mang lại nguồn lực và cơ hội phát triển đối với các doanh nghiệp.
- M&A là hoạt động đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, ví dụ như tăng quy mô và thị phần, giảm chi phí nhân sự đồng thời tối ưu hóa nguồn tài chính của doanh nghiệp.
- Hoạt động M&A tạo cơ hội cho những doanh nghiệp có quy mô tầm trung hoặc lớn, với nguồn tài chính và nhân lực ổn định tiến bộ đáng kể trong thời gian ngắn.
Các thương vụ M&A nổi bật trong lĩnh vực công nghệ
Dưới đây là danh sách những thương vụ trong lĩnh vực công nghệ lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2022:
- Ví điện tử Momo với vòng gọi vốn 100 triệu USD do Warburg Pincus dẫn dắt đầu năm 2021 và 200 triệu USD vòng gọi vốn được dẫn dắt bởi Mizuho vào tháng 12/2021),
- Tiki với vòng gọi vốn 258 triệu USD do Bảo hiểm AIA dẫn dắt
- Sky Mavis với vòng gọi vốn 152 triệu USD do Andreessen Horowitz dẫn dắt,
- Equest kêu gọi thành công 100 triệu USD)…
- Các start-up như Loship, Citics, Sky Mavis… đã công bố gọi vốn thành công đến 2 lần trong năm qua.
Làm thế nào để thực hiện M&A trong lĩnh vực công nghệ có hiệu quả?
- Đối với các công ty công nghệ, việc nâng cao khả năng quản trị và hoàn thiện sản phẩm là rất cần thiết, đồng thời cần xem xét thiết lập các mối quan hệ hợp tác dài hạn nhằm đạt được sự tăng trưởng cả về doanh thu lẫn chi phí, và giữ vững vị thế trên thị trường trong bối cảnh nguồn vốn bị hạn chế và biến động mạnh mẽ. Các công ty nên triển khai lại cấu trúc và điều chỉnh chiến lược cho tương lai. Các công ty công nghệ có thể sử dụng các dịch vụ chuyên nghiệp để tái cấu trúc, gọi vốn, thực hiện các giao dịch M&A và tìm kiếm các đối tác chiến lược để đảm bảo hiệu quả tốt. Tuy nhiên, các công ty cần lưu ý tới việc đảm bảo có đội ngũ nhân viên có kỹ năng và đào tạo để sử dụng công nghệ hiệu quả.
- Đối với các nhà đầu tư, trong thị trường đầu tư hiện tại, có thể xem đây là thời điểm thuận lợi để các nhà đầu tư mua các doanh nghiệp fintech với giá tốt và nhiều lựa chọn hơn. Vì các nhà đầu tư cũ đã thoái vốn, dẫn đến việc định giá cho các công ty fintech có thể bị ảnh hưởng. Các vòng gọi vốn mới đang gia tăng với giá trị công ty được định giá thấp hơn. Các giai đoạn chuyển đổi cũng có thể dẫn đến giảm giá trị công ty. Những nhà đầu tư tự chủ động và có khả năng phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường sẽ tận dụng được những cơ hội đầu tư hấp dẫn.
- Đối với thể chế thị trường, đề xuất các công ty công nghệ thành lập một sàn giao dịch riêng cho các startup trong ngành công nghệ, tương tự như NASDAQ ở Mỹ, KONEX ở Hàn Quốc hay ChiNext ở Trung Quốc, có thể tạo ra một môi trường thuận lợi để các công ty này có thể phát triển quy mô và tầm vóc của mình. Bởi việc áp dụng mô hình “tăng trưởng bằng mọi giá” thay vì hoạt động có lợi nhuận khiến các công ty công nghệ gặp khó khăn trong huy động vốn do không đủ điều kiện để trở thành công ty đại chúng hay niêm yết.
Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ:
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Hotline: 0961 366 238
Email: [email protected]
Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.