Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thực phẩm

Ngành nghề kinh doanh là một trong những nội dung bắt buộc phải đăng ký khi thành lập doanh nghiệp. Đây là căn cứ để chi cục thuế cấp mã chương, loại, khoản cho doanh nghiệp để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước. Do vậy ngành nghề kinh doanh là nội dung được quy định để thống kê, phân loại doanh nghiệp, nó không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với vai trò giới thiệu công ty thì ngành nghề kinh doanh giúp đối tác nhận biết nhanh chóng về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp một cách rõ ràng, và đầy đủ. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải thật sự chắc chắn quyết định, cân nhắc kỹ lưỡng lĩnh vực kinh doanh của công ty mình.

Ngành nghề kinh doanh thực phẩm là lĩnh vực hoạt động liên quan đến sản xuất, chế biến, phân phối, bán lẻ và dịch vụ liên quan đến thực phẩm. Các doanh nghiệp trong ngành này có thể hoạt động từ việc trồng trọt, chế biến thực phẩm đến việc phân phối và bán lẻ sản phẩm thực phẩm cho người tiêu dùng.

Các hoạt động kinh doanh thực phẩm

  1. Sản xuất thực phẩm: Gồm các hoạt động từ trồng trọt, nuôi trồng đến chế biến thực phẩm từ nguyên liệu tươi sống.
  2. Chế biến thực phẩm: Bao gồm các công đoạn chế biến và đóng gói thực phẩm để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
  3. Phân phối và vận chuyển: Bao gồm việc di chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến điểm bán lẻ hoặc đối tác kinh doanh.
  4. Bán lẻ thực phẩm: Bao gồm cả các cửa hàng thực phẩm, siêu thị, chuỗi cửa hàng và các hình thức bán lẻ trực tuyến.
  5. Dịch vụ ẩm thực: Cung cấp các dịch vụ như nhà hàng, quán ăn, dịch vụ lưu trú, và các sự kiện liên quan đến thực phẩm.

Ngành nghề kinh doanh thực phẩm là một lĩnh vực lớn và đa dạng, với nhiều cơ hội kinh doanh khác nhau từ sản xuất thực phẩm chất lượng đến cung cấp dịch vụ ẩm thực và bán lẻ thực phẩm. Vậy mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm là gì? Và hiện nay có những mã ngành kinh doanh thực phẩm nào?

Mã ngành nghề kinh doanh thực phẩm là dãy ký tự được mã hóa theo bảng chữ cái hoặc số để thể hiện một ngành thực phẩm kinh doanh cụ thể. Ví dụ như Buôn bán đồ uống; Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ;…

Khi đăng ký mã ngành kinh doanh thực phẩm thì doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong phạm vi ngành nghề đã đăng ký theo quy định của pháp luật

Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thực phẩm
Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thực phẩm

Một số mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thực phẩm

  • 4632: Buôn bán thực phẩm
  • 4633: Buôn bán đồ uống
  • 4722: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
  • 4723: Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh
  • 4711: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào

Các mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thực phẩm trên chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp

  • 4781: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ
  • 5610: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
  • 5629: Dịch vụ ăn uống khác
  • 5630: Dịch vụ phục vụ đồ uống (trừ hoạt động quán bar và quán giải khát có khiêu vũ)

Điều kiện khi kinh doanh ngành thực phẩm

– Điều kiện để được thành lập: Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm.

– Điều kiện để được hoạt động:

+ Có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, còn gọi là Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).

+ Đối với kinh doanh thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe

phải có Giấy xác nhận phù hợp theo quy định về an toàn thực phẩm.

+ Giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy và Giấy phép an ninh trật tự.

Lưu ý: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương và phải đáp ứng các điều kiện như trên để được hoạt động. Tuy nhiên, điều kiện trên không áp dụng với hình thức kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, không có địa điểm kinh doanh cố định, kinh doanh thức ăn đường phố.

Một số ngành kinh doanh thực phẩm phổ biến hiện nay

  1. Kinh doanh thực phẩm tươi sống;
  2. Kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến;
  3. Kinh doanh dịch vụ ăn uống, quán ăn, nhà hàng;
  4. Kinh doanh thức ăn đường phố…

Trên đây là một số thông tin cơ bản về Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thực phẩm mà Hãng Luật Siglaw muốn giới thiệu đến bạn. Nếu có thắc mắc gì về Dịch vụ đăng ký kinh doanh thực phẩm bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Siglaw để được hỗ trợ!

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238