Mã ngành 9810 theo quy định tại phụ lục II 27/2018/QĐ-TTg thì nhóm hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất tự tiêu dùng của hộ gia đình. Những hoạt động này bao gồm trồng trọt, chăn nuôi (những hoạt động này chưa thể hiện trong điều tra của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản), sản xuất đồ dùng trong gia đình như: Rổ rá, nong nia, quần áo, mũ, nón và các sản phẩm vật chất tự tiêu dùng khác..
Hồ sơ thông báo thay đổi, bổ sung mã ngành 9810
Hồ sơ gồm:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
– Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
Trình tự thực hiện thay đổi, bổ sung mã ngành 9810
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
– Cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ bổ sung mã ngành 9810
– Trong trường hợp hồ sơ đủ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ tiếp thành thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
– Trong trường hợp chưa đủ giấy tờ, cán bộ giải thích lý do trả hồ sơ và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung giấy tờ theo quy định.
Bước 3: Nhận kết quả
– Sau khi tiến hành thay đổi ngành, nghề đăng ký kinh doanh, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả.
– Doanh nghiệp nhận kết quả là Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính.
Một số lưu ý khi thay đổi ngành, nghề kinh doanh
Để có thể thay đổi ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần phải lưu ý
Doanh nghiệp cần nắm được ngành nghề được thay đổi bổ sung có thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện không và điều kiện kinh doanh như thế nào.
Doanh nghiệp phải thực hiện mã hóa ngành nghề kinh doanh muốn thay đổi bổ sung đó về ngành nghề kinh doanh cấp 4 quy định tại hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.
Đối với một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, khi thay đổi bổ sung ngành nghề doanh nghiệp cần điều chỉnh vốn để đáp ứng điều kiện về vốn.
Đối với việc thay đổi bổ sung thêm ngành nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện, cần phải xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải xin giấy phép trước khi hoạt động kinh doanh.
Đối với ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp không có nhu cầu hoạt động kinh doanh hoặc đã được sửa đổi, xóa bỏ theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam doanh nghiệp cần xóa bỏ hoặc sửa đổi ngành nghề theo quy định hiện hành.
Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề: Doanh nghiệp phải đảm bảo trong quá trình hoạt động có đủ chứng chỉ hành nghề (nếu không là thành viên công ty nộp kèm Hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm chức danh tương ứng).
Trên đây là bài viết của Công ty luật Siglaw về mã ngành 9810, điều kiện kinh doanh, hồ sơ và thủ tục bổ sung mã ngành. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw