Mã ngành 5011: Vận tải hành khách ven biển và viễn dương

Khác với vận tải hàng hóa (Mã ngành 5012) thì vận tải hành khách ven biển và viễn dương (Mã ngành 5011) ở Việt Nam chưa thật sự tương xứng với tiềm năng của một quốc gia với hơn 3.200 km bờ biển tuyệt đẹp và vô số đảo đẹp tự nhiên, nổi tiếng với cảnh đẹp hùng vĩ và đa dạng.

Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển hơn nữa dịch vụ vận tải du lịch biển. Tuy nhiên, để tham gia vào hoạt động vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương, các doanh nghiệp và tổ chức cần hiểu rõ về pháp luật liên quan đến mã ngành 5011.

Quy định phạm vi kinh doanh mã ngành 5011

Phạm vi hoạt động của Mã ngành 5011 vận tải hành khách ven biển và viễn dương bao gồm:

– Vận tải hành khách ven biển và viễn dương, theo lịch trình hoặc không theo lịch trình;

– Hoạt động của tàu thuyền du lịch hoặc thăm quan;

– Hoạt động của phà, tàu, xuồng taxi.

– Cho thuê tàu, thuyền có kèm thủy thủ đoàn cho vận tải ven biển và viễn dương (ví dụ đối với tàu đánh cá).

Không bao gồm các hoạt động sau:

– Hoạt động của nhà hàng, quán bar trên boong tàu nếu những hoạt động đó do một đơn vị khác thực hiện;

– Hoạt động của các “casino nổi” là hoạt động cá cược và đánh bạc nếu hoạt động đó do một đơn vị khác thực hiện.

Mã ngành 5011: Vận tải hành khách ven biển và viễn dương
Mã ngành 5011: Vận tải hành khách ven biển và viễn dương

Các trường hợp được phép hoạt động kinh doanh Mã ngành 5011

– Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

– Hợp tác xã kinh doanh vận tải biển được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hợp tác xã.

Điều kiện hoạt động kinh doanh Mã ngành 5011

Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách quốc tế

  1. Điều kiện về tài chính: Phải có bảo lãnh theo quy định của pháp luật với mức tối thiểu là 05 (năm) tỷ Đồng Việt Nam hoặc mua bảo hiểm để bảo đảm nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên.
  2. Điều kiện về tàu thuyền: Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu biển; nếu tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
  3. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải thiết lập hoặc thuê tổ chức bộ máy và nhân lực như sau:
  • Về tổ chức bộ máy, gồm: Bộ phận quản lý an toàn theo quy định của Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn (ISM Code); bộ phận quản lý an ninh hàng hải;
  • Về nhân lực: Người được giao phụ trách lĩnh vực quản lý an toàn, an ninh hàng hải phải được đào tạo, huấn luyện và được cấp chứng chỉ nghiệp vụ.”

Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách nội địa

  1. Điều kiện về tổ chức bộ máy: Có bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh, khai thác vận tải hành khách biển nội địa.
  2. Điều kiện về tài chính: Phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài để bảo đảm nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên; mức bảo lãnh tối thiểu là 500 triệu đồng Việt Nam.
  3. Điều kiện về tàu thuyền: Phải có tối thiểu 01 tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
  4. Điều kiện về nhân lực:
  • Người phụ trách bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh, khai thác vận tải hành khách biển nội địa phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế;
  • Thuyền viên làm việc trên tàu biển phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, tiêu chuẩn về sức khỏe và được cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chuyên môn, được cấp chứng chỉ chuyên môn và đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe.

Điều kiện đối với phương tiện vận tải hành khách

  1. Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
  2. Phương tiện phải lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động – AIS khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo theo quy định của pháp luật.
  3. Trang bị đủ số lượng phao, áo phao cho du khách trên tàu.
  4. Phương tiện vận tải khách du lịch phải đảm bảo nội thất và tiện nghi như sau:
  • Đối với phương tiện từ 12 ghế ngồi đến 20 ghế ngồi phải trang bị: Bảng hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị cứu sinh, cứu đắm và số điện thoại, địa chỉ các cơ quan tìm kiếm cứu nạn để tại vị trí ghế ngồi của khách; có biểu đồ hành trình tuyến du lịch; có thùng chứa đồ uống; thùng đựng rác.
  • Đối với phương tiện từ 20 ghế ngồi đến 50 ghế ngồi ngoài các quy định tại điểm a khoản này còn phải trang bị: dụng cụ chống nắng, micro; tủ thuốc và các dụng cụ sơ cứu, cứu nạn; Khu vực phục vụ dịch vụ ăn uống và khu chế biến (nếu có) phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo các quy định an toàn phòng chống cháy nổ.
  • Đối với phương tiện từ trên 50 ghế ngồi trở lên ngoài các quy định tại điểm b khoản này phải trang bị: Mái che, rèm cửa chống nắng, điều hòa nhiệt độ hoặc quạt mát tương ứng với số khách du lịch được vận chuyển; phòng vệ sinh.

Mức phạt vi phạm khi kinh doanh Mã ngành 5011 không đáp ứng quy định pháp luật

  1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định khi thực hiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến, kinh doanh vận chuyển khách du lịch theo quy định.
  2. Hình thức xử phạt bổ sung:
  • Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 02 tháng đến 04 tháng;
  • Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, chứng chỉ chuyên môn người lái phương tiện từ 06 tháng đến 12 tháng.

Trên đây là những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về Mã ngành 5011: Vận tải hành khách ven biển và viễn dương. Vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238