Kế hoạch kinh doanh tại Úc

Với môi trường kinh doanh đa dạng và nền kinh tế phát triển mạnh mẽ của Australia, việc có một kế hoạch kinh doanh tại Úc thích hợp sẽ giúp bạn định hình chiến lược, tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức. Trong bài viết này, hãy cùng Siglaw đi sâu vào cách xây dựng một kế hoạch kinh doanh ở Úc một cách hiệu quả, từ việc nắm bắt tình hình thị trường đến việc thiết lập mục tiêu cụ thể và các bước cơ bản cần thực hiện.

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh tại Úc

Để đưa ra quyết định về ngành nghề đầu tư kinh doanh, bạn cần xem xét nhiều yếu tố như đặc điểm thị trường ở từng địa phương cụ thể, kinh nghiệm làm việc của bản thân, đối tượng khách hàng mục tiêu, nguồn hàng hóa/nguyên liệu…

Trường hợp điều kiện thị trường tại Úc phù hợp với ngành nghề kinh doanh hiện tại của bạn, bạn có thể cân nhắc tiếp tục với ngành nghề đang kinh doanh tại Việt Nam để tận dụng nền tảng kinh nghiệm lâu năm của mình. 

Thêm vào đó, nhờ vị trí địa lý gần Việt Nam, việc tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai quốc gia đã trở thành lựa chọn phổ biến cho nhiều doanh nhân và nhà đầu tư. Đáng chú ý, một số sản phẩm có chất lượng cao như thịt bò, sữa bò và các sản phẩm từ sữa khác cùng với rượu vang được sản xuất tại Úc rất được ưa chuộng tại Việt Nam và trên khắp thế giới. Điều này tạo ra cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho những người muốn đầu tư và định cư tại Úc.

Kế hoạch kinh doanh tại Úc
Kế hoạch kinh doanh tại Úc

Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể xem xét kinh doanh theo hình thức nhượng quyền. Đây là hình thức kinh doanh đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực ẩm thực hoặc dịch vụ làm đẹp, làm móng tay… Mô hình này được ưu chuộng vì vì sự an toàn và thích hợp cho những người mới đến Úc và chưa có kiến thức sâu về thị trường định cư.

Bằng cách mua nhượng quyền sử dụng những thương hiệu nổi tiếng và đang hoạt động thành công tại Úc, nhà đầu tư có thể tiết kiệm thời gian, công sức, nhanh chóng thấy được dòng tiền và lợi nhuận ổn định đến từ việc kinh doanh này.

Lĩnh vực kinh doanh tại Úc được nhiều người lựa chọn

Kinh doanh bất động sản

Sự hấp dẫn của bất động sản tại Úc được thúc đẩy bởi sự kết hợp giữa kinh tế phát triển và khí hậu ôn hòa, làm tăng giá trị của các tài sản bất động sản ở đây. Điều này đã thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư từ nước ngoài, bao gồm Việt Nam và nhiều quốc gia khác, nhìn nhận Úc như một điểm đến đầy tiềm năng.

Với tài chính ổn định và nhu cầu đầu tư ngày càng tăng, đầu tư vào bất động sản Úc đã trở thành một lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn phát triển kế hoạch đầu tư của mình.

Kinh doanh các mặt hàng làm đẹp hữu cơ

Hoạt động kinh doanh các sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên và hữu cơ đang trở nên ngày càng phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới.

Các sản phẩm làm đẹp này được phát triển thông qua sự nghiên cứu tỉ mỉ về nguyên liệu và công dụng. Từ việc sử dụng bao bì hữu cơ đến việc sử dụng các thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên không chỉ tạo ra các sản phẩm làm đẹp chất lượng mà còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, tạo ra một hiệu ứng tích cực cho sản phẩm.

Kinh doanh nhà hàng

Kinh doanh nhà hàng tại Úc mang đến nhiều cơ hội và tiềm năng hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Ngày càng nhiều nhà hàng phục vụ ẩm thực châu Á đã xuất hiện ở Úc.

Các nhà đầu tư đam mê ẩm thực và muốn mang đặc sản của quốc gia mình đến Úc thì đây là một sự lựa chọn tuyệt vời. Các món ăn châu Á thường có sự độc đáo riêng so với các món ăn từ các châu lục khác, điều này làm cho những nhà hàng phục vụ món Á trở nên hấp dẫn đối với cư dân Úc và du khách quốc tế.

Tuy nhiên, việc mở nhà hàng và đầu tư kinh doanh tại Úc đòi hỏi tuân thủ các quy định pháp lý, vốn và quá trình tuyển dụng nhân sự. Mặc dù có tiềm năng lợi nhuận cao, nhưng để thành công, việc xây dựng thương hiệu, xây dựng chiến lược truyền thông và chiến lược kinh doanh là điều cốt lõi.

Kinh doanh tiệm làm móng

Làm đẹp là nhu cầu phổ biến ở bât kỳ quốc gia nào, vì vậy, đây cũng là một chiến lược kinh doanh tiềm năng và ít rủi ro mà bạn có thể lựa chọn. Nghề làm móng yêu cầu cao về kỹ năng và sự tỉ mỉ để tạo ra được các sản phẩm đẹp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên, việc mở một tiệm làm móng ở Úc đòi hỏi bạn phải có mặt bằng và đủ nhân sự để phục vụ khách hàng. Nhân viên tiệm làm móng không được bảo lãnh, điều này có thể gây khó khăn khi tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự. Nếu muốn được bảo lãnh thì có thể lựa chọn kết hợp hình thức làm nail với các dịch vụ làm đẹp khác.

Đăng ký thành lập công ty kinh doanh tại Úc

Sau khi đã có ý tưởng và lên kế hoạch kinh doanh, bạn cần đăng ký kinh doanh và thực hiện các thủ tục thành lập công ty tại Úc để có thể bắt đầu công việc kinh doanh của mình. 

Bước 1. Chọn loại hình doanh nghiệp

Tại Úc có 04 loại hình doanh nghiệp:

  • Soletrader (Doanh nghiệp tư nhân); 
  • Partnership (Hợp danh); 
  • Company (Công ty cổ phần);
  • Trust (Quỹ tín thác). 

Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà cơ cấu quản lý, trách nhiệm pháp lý, khả năng huy động vốn và chính sách thuế sẽ khác nhau. Bạn cần cân nhắc lựa chọn loại hình phù hợp nhất với chiến lược và ngành nghề kinh doanh của mình. 

Loại hình phổ biến nhất là công ty cổ phần (company) do tính tách biệt về tài sản và trách nhiệm pháp lý, từ đó tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp được bảo vệ. Đồng thời, loại hình công ty này còn có khả năng huy động vốn tốt, các quy định về cơ chế hoạt động, sổ sách kế toán và chi phí thiết lập vận hành cũng ở mức vừa phải.

Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty sẽ bị đánh thuế 2 lần (gồm thuế thu nhập doanh nghiệp khi tổng kết hoạt động kinh doanh và thuế thu nhập cá nhân khi chia về cho các chủ sở hữu) là nhược điểm của loại hình này. 

Lựa chọn tối ưu nhất là Quỹ tín thác. Đây là một loại doanh nghiệp đặc biệt tại Úc có khả năng mang lại lợi ích lâu dài cho chủ doanh nghiệp và giảm thiểu nghĩa vụ thuế một cách tối ưu. Tuy nhiên, vì tính phức tạp trong việc thiết lập và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ các đơn vị dịch vụ chuyên nghiệp trong suốt quá trình kinh doanh theo hình thức Qũy tín thác.

Bước 2. Đăng ký kinh doanh

Chủ doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký mã số kinh doanh (Australia Business Number – viết tắt là ABN) và tên doanh nghiệp để sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh và làm việc với Sở thuế vụ.

Đối với doanh nghiệp tư nhân, việc đăng ký ABN và tên doanh nghiệp có thể không phải là yêu cầu bắt buộc nếu giao dịch bằng chính tên riêng của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đối với công ty cổ phần, trước khi đăng ký mã số kinh doanh  ABN, doanh nghiệp cần phải đăng ký mã số công ty (Australian Company Number – viết tắt ACN).

Bước 3. Đăng ký mã số thuế (Tax File Number – TFN)

Tất cả các loại hình doanh nghiệp đều phải đăng ký mã số thuế riêng để thực hiện khai báo thu nhập và nộp thuế với Sở thuế vụ hàng năm trừ doanh nghiệp tư nhân có thể sử dụng mã số thuế cá nhân của chủ doanh nghiệp. 

Bước 4. Đăng ký giấy phép kinh doanh (license/permit)

Tùy vào ngành nghề và địa điểm kinh doanh, chủ doanh nghiệp có thể phải đăng ký thêm giấy phép kinh doanh. Bạn cần thực hiện xác minh với chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành để biết chính xác mình có cần đăng ký giấy phép kinh doanh hay không.

Bước 5. Đăng ký tài khoản ngân hàng

Để bắt đầu tiến hành các giao dịch kinh doanh, doanh nghiệp cần mở một tài khoản ngân hàng. Điều này giúp đảm bảo rằng chủ doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định pháp luật và đồng thời được pháp luật bảo vệ.

Bước 6. Mua bảo hiểm

Doanh nghiệp bắt buộc phải mua bảo hiểm tai nạn và sức khỏe cho nhân viên của mình.

Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng cân nhắc việc mua bảo hiểm doanh nghiệp, nhằm bảo vệ doanh nghiệp nếu xảy ra các sự cố bất ngờ trong quá trình kinh doanh như tai nạn, thiên tai hay các vụ kiện tụng. Những sự kiện này có thể gây ra khó khăn lớn cho doanh nghiệp hoặc thậm chí đe dọa đến sự tồn tại của doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô kinh doanh, việc mua bảo hiểm có thể là một yêu cầu bắt buộc hoặc được xem xét dựa trên đánh giá về mức độ rủi ro mà chủ doanh nghiệp đối mặt để quyết định liệu họ cần mua bảo hiểm hay không.

Sau khi hoàn thành 6 bước trên, doanh nghiệp việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp về cơ bản đã có thể đi vào hoạt động.

Trên đây là những chia sẻ của công ty luật Siglaw về kế hoạch kinh doanh tại Úc. Để được tư vấn một cách toàn diện, Quý khách vui lòng liên hệ:

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

5/5 - (5 votes)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238