Hướng dẫn quy định pháp luật về báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và dòng tiền của doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật, mọi doanh nghiệp thuộc các ngành và thành phần kinh tế đều bắt buộc phải tổng kết và trình bày báo cáo tài chính hàng năm. Đối với các công ty hoặc tổng công ty có các đơn vị trực thuộc, ngoài việc thực hiện báo cáo tài chính hàng năm, họ cũng phải biên soạn báo cáo tài chính tổng hợp (hay còn gọi là báo cáo tài chính hợp nhất) tại cuối kỳ kế toán năm, dựa trên báo cáo tài chính của từng đơn vị trực thuộc. Vậy báo cáo tài chính là gì? Các quy định hiện nay về báo cáo tài chính. Hãy cùng công ty luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Phân loại báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Nói một cách dễ hiểu, báo cáo tài chính là một tổ hợp những thông tin về tình hình tài chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp bao gồm: tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền, bảng cân đối kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, bảng kết quả kinh doanh, và chú giải kèm theo.

Phân loại báo cáo tài chính dựa trên thiết lập và trình bày theo cơ sở nội dung phản ánh thì báo cáo tài chính có hai loại:

+ Báo cáo tài chính hợp nhất: Tổng hợp toàn bộ tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp, gồm cả công ty mẹ quản lý và các công ty con trong cùng hệ sinh thái, kể cả các công ty liên kết.

+ Báo cáo tài chính riêng lẻ: Thể hiện tình hình tài chính, kinh doanh của một doanh nghiệp.

Phân loại báo cáo tài chính dựa theo thời điểm lập báo cáo thì sẽ có hai loại:

+ Báo cáo tài chính hằng năm: Được thiết lập và tính theo số năm dương lịch hoặc kỳ kế toán hằng năm, đảm bảo tròn 12 tháng sau khi có thông báo của cơ quan thuế. Doanh nghiệp được phép thay đổi giữa hai kỳ kế toán năm tài chính cũ và năm mới.

+ Báo cáo tài chính giữa niên độ: Báo cáo được lập cho 4 quý của năm tài chính cùng báo cáo tài chính bán niên. Loại báo cáo này được xây dựng theo một mẫu cụ thể dưới dạng tóm lược nhưng đảm bảo đầy đủ. Với các doanh nghiệp Nhà nước hoặc công ty niêm yết bắt buộc, cần lập báo cáo tài chính giữa niên độ, đối với các loại hình doanh nghiệp khác thì không bắt buộc.

Mục đích của báo cáo tài chính

– Báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin tình hình tài chính, kinh doanh và dòng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ sở hữu doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước cũng như nhu cầu hữu ích của người sử dụng trong việc đưa ra quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính cũng đồng thời phải cung cấp thông tin về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí sản xuất kinh doanh, lãi – lỗ, phân chia kết quả kinh doanh,…

– Cung cấp các thông tin liên quan khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” với mục đích giải trình thêm về chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp, các chính sách kế toán đã áp dụng nhằm ghi nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính. Để đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ luật pháp và minh bạch tài chính.

Báo cáo tài chính không chỉ cung cấp cái nhìn toàn diện về hoạt động kinh doanh mà còn hỗ trợ quyết định quản lý, đánh giá hiệu suất, và là công cụ hỗ trợ quản lý tài chính cũng như quản lý rủi ro trong doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, giảm bớt gánh nặng tổng thể liên quan đến quá trình nộp thuế hàng năm.

Xem thêm: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

Những quy định pháp luật về báo cáo tài chính mới nhất 2024

Hướng dẫn quy định pháp luật về báo cáo tài chính
Hướng dẫn quy định pháp luật về báo cáo tài chính

Những đối tượng phải lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật

Hệ thống Báo cáo tài chính năm hiện nay được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Báo cáo tài chính năm phải lập theo dạng đầy đủ. Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán bên cạnh làm BCTC năm thì phải lập BCTC giữa niên độ (Báo cáo tài chính quý và Báo cáo tài chính bán niên). Cụ thể, đối tượng lập báo cáo tài chính  Báo cáo tài chính giữa niên độ bao gồm các đối tượng sau:

(1) Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập Báo cáo tài chính giữa niên độ;

(2) Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng nêu trên được khuyến khích lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (nhưng không bắt buộc).

Chủ sở hữu đơn vị có thể lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược đối với Báo cáo tài chính giữa niên độ. Tuy nhiên không được trái với quy định của pháp luật và đơn vị thuộc đối tượng bị điều chỉnh.

Đối với Doanh nghiệp cấp trên có các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập Báo cáo tài chính của riêng đơn vị mình và Báo cáo tài chính tổng hợp. Báo cáo tài chính tổng hợp được lập trên cơ sở đã bao gồm số liệu của toàn bộ các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân và đảm bảo đã loại trừ tất cả số liệu phát sinh từ các giao dịch nội bộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.

Các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập Báo cáo tài chính của mình phù hợp với kỳ báo cáo của đơn vị cấp trên để phục vụ cho việc tổng hợp Báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên và kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước.

Lưu ý:

+ Đối với các doanh nghiệp ngành đặc thù, việc lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo quy định tại chế độ kế toán của Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.

+ Việc lập, trình bày và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất năm và Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ thực hiện theo quy định của pháp luật về Báo cáo tài chính hợp nhất.

+ Việc ký Báo cáo tài chính phải thực hiện theo Luật kế toán. Đối với đơn vị không tự lập Báo cáo tài chính mà thuê dịch vụ kế toán lập Báo cáo tài chính, người hành nghề thuộc các đơn vị dịch vụ kế toán phải ký và ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người hành nghề cá nhân phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.

Thời hạn nộp báo cáo tài chính

  Đối với doanh nghiệp nhà nước Đối với doanh nghiệp khác
Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm + Thời hạn nộp BCTC năm: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước: Chậm nhất là 90 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc sẽ nộp BCTC cho công ty mẹ theo thời hạn quy định.

 

+ Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày.

+ Đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn quy định.

Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý + Thời hạn nộp BCTC quý: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Các công ty mẹ, tổng công ty Nhà nước: chậm nhất là 45 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, tổng công ty Nhà nước sẽ nộp BCTC cho công ty mẹ theo thời hạn do công ty mẹ quy định.  

Trên đây là một số thông tin cơ bản về Quy định pháp luật về báo cáo tài chính. Nếu có thắc mắc gì về dịch vụ Báo cáo tài chính bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Siglaw để được hỗ trợ!

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: 21 đường N4, Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238