Giấy phép kinh doanh khách sạn là gì? Điều kiện xin giấy phép?

Giấy phép kinh doanh khách sạn là một trong những điều kiện pháp lý bắt buộc đối với bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào muốn hoạt động trong lĩnh vực lưu trú. Vậy Giấy phép kinh doanh khách sạn là gì? Khi nào cần thực hiện xin Giấy phép kinh doanh khách sạn? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Giấy phép kinh doanh khách sạn là gì?

Hiện nay, để kinh doanh dịch vụ khách sạn, cá nhân và tổ chức phải đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật và dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định của Luật Du lịch 2017.

Thực tế, khái niệm “Giấy phép kinh doanh khách sạn” chỉ là cách gọi phổ biến để dễ hiểu, chứ không tồn tại chính thức trong các quy định pháp luật hiện hành. Việc xin phép hoạt động cho dịch vụ khách sạn liên quan đến nhiều giấy phép khác nhau như giấy chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy, giấy phép an ninh trật tự, và các điều kiện khác để đảm bảo cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn theo pháp luật.

Để giúp người đọc dễ dàng hiểu rõ hơn, Siglaw xin phép tiếp tục sử dụng thuật ngữ “Giấy phép kinh doanh khách sạn” trong nội dung bài viết.

Giấy phép kinh doanh khách sạn là gì? Điều kiện xin giấy phép?
Giấy phép kinh doanh khách sạn là gì? Điều kiện xin giấy phép?

Điều kiện xin giấy phép kinh doanh dịch vụ khách sạn

Để kinh doanh dịch vụ đối với khách sạn, cần đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật như sau:

  • Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung
  • Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường
  • Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường
  • Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
  • Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.

Ngoài các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và dịch vụ như đã nêu ở trên, cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ khách sạn cần đáp ứng thêm các điều kiện cụ thể, về: 

+ An ninh, trật tự

+ An toàn về phòng cháy và chữa cháy

+ Bảo vệ môi trường

+ An toàn thực phẩm

Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra, giám sát khi xin giấy phép kinh doanh dịch vụ khách sạn?

Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ của khách sạn là Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại địa phương nơi cơ sở lưu trú đặt trụ sở. Đây là các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng thanh tra, kiểm tra và giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng khác cũng tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát như:

– Cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm: Kiểm tra điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các nhà hàng, bếp ăn của khách sạn.

– Cơ quan phòng cháy chữa cháy (PCCC): Kiểm tra hệ thống phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn cho khách và cơ sở lưu trú.

– Cơ quan quản lý hành chính về trật tự xã hội: Kiểm tra điều kiện an ninh trật tự tại cơ sở lưu trú, đảm bảo tuân thủ các quy định về đăng ký tạm trú cho khách hàng.

Những cơ quan này cùng phối hợp để đảm bảo các cơ sở lưu trú du lịch như khách sạn đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu về chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật và an toàn cho khách hàng theo quy định của pháp luật.

Trước khi đi vào hoạt động chậm nhất 15 ngày, cá nhân, tổ chức kinh doanh khách sạn có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản tới Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra, giám sát điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch khách sạn về những nội dung bao gồm: 

(1) Tên, loại hình, quy mô cơ sở lưu trú du lịch

(2) Địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch, thông tin về người đại diện theo pháp luật

(3) Cam kết đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định cùa pháp luật

Các mô hình cần xin giấy phép kinh doanh khách sạn

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, loại hình cơ sở lưu trú du lịch Khách sạn cần xin giấy phép kinh doanh khách sạn bao gồm: 

  • Khách sạn nghỉ dưỡng: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp
  • Khách sạn bên đường: Cơ sở lưu trú du lịch gần đường giao thông, có bãi đỗ xe nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của khách sử dụng phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, ô tô) đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài
  • Khách sạn nổi: Cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển khi cần thiết
  • Khách sạn thành phố: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại các đô thị phục vụ khách du lịch.

Như vậy, Doanh nghiệp kinh doanh các loại hình khách sạn thuộc cơ sở lưu trú du lịch, từ quy mô nhỏ đến lớn, bao gồm các khách sạn tiêu chuẩn 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao, resort, và boutique hotel. Tiếp theo là các nhà nghỉ (motel), guesthouse, homestay, và căn hộ dịch vụ cho thuê ngắn hạn. Các khu nghỉ dưỡng (resort), hostel, căn hộ du lịch (condotel), hoặc các loại hình lưu trú đặc biệt như khách sạn “capsule”… đều cần phải đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật và dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định để hoạt động hợp pháp. 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về Giấy phép kinh doanh khách sạn. Nếu có thắc mắc gì về Dịch vụ xin Giấy phép kinh doanh khách sạn bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Siglaw để nhận được những tư vấn chính xác, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất!

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238