Mở một cửa hàng kinh doanh không chỉ là một ước mơ mà còn là một bước đi quan trọng trong hành trình khởi nghiệp. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào hiện thực hóa ý tưởng, các chủ cửa hàng cần phải hiểu rõ về quy trình và yêu cầu pháp lý, trong đó giấy phép kinh doanh cửa hàng đóng vai trò chủ chốt.
Giấy phép kinh doanh cửa hàng không chỉ là tấm vé thông hành giúp bạn hoạt động hợp pháp mà còn là bảo chứng cho sự tin cậy của khách hàng và đối tác. Vậy giấy phép kinh doanh cửa hàng là gì? Qua bài viết này, Công ty Luật Siglaw sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về giấy phép kinh doanh cửa hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Giấy phép kinh doanh cửa hàng là gì?
Giấy phép kinh doanh của hàng là giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp cho những của hàng đã, đang và sắp đi vào hoạt động kinh doanh. Tùy vào hoạt động kinh doanh cửa hàng mà có hoặc không phải xin giấy phép kinh doanh cửa hàng.
Đối tượng phải xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng
Theo quy định của pháp luật thương mại của Việt Nam, giấy phép kinh doanh cửa hàng được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện một số hoạt động kinh doanh thương mại. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Khi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động sau thì cần phải xin Giấy phép kinh doanh:
- Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa (không bao gồm một số mặt hàng được quy định);
- Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa (một số mặt hàng nhất định);
– Thực hiện quyền phân phối bán lẻ gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;
– Cung cấp dịch vụ logistics;
– Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
– Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
– Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
– Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
– Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Đối tượng không phải xin giấy phép kinh doanh cửa hàng
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP thì những đối tượng không phải đăng ký kinh doanh bao gồm:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
- Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng
Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng bao gồm các giấy tờ sau:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh: Sử dụng mẫu số 01 theo Phụ lục kèm theo Nghị định, trong đó trình bày thông tin cần thiết về doanh nghiệp và yêu cầu cấp giấy phép.
Bản giải trình:
- Giải trình điều kiện cấp Giấy phép: Cung cấp thông tin về việc đáp ứng các điều kiện theo quy định.
- Kế hoạch kinh doanh: Chi tiết mô tả hoạt động kinh doanh, phương thức thực hiện, kế hoạch phát triển thị trường, nhu cầu lao động, và đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội.
- Kế hoạch tài chính: Bao gồm báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất (nếu doanh nghiệp đã hoạt động từ 1 năm trở lên), giải trình về vốn và nguồn vốn, kèm tài liệu tài chính liên quan.
- Tình hình kinh doanh: Cung cấp thông tin về hoạt động mua bán hàng hóa và tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Tài liệu của cơ quan thuế: Chứng minh rằng doanh nghiệp không còn nợ thuế quá hạn.
Bản sao các giấy tờ:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa (nếu có).
Quy trình thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng
Quy trình cấp giấy phép kinh doanh diễn ra như sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng
Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp, qua bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện) đến Cơ quan cấp Giấy phép.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
Trong 03 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ không đủ hoặc không hợp lệ.
Bước 3: Xem xét điều kiện
Trong 10 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ:
- Nếu hồ sơ không đáp ứng điều kiện: Cơ quan cấp Giấy phép sẽ gửi văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Nếu hồ sơ đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép sẽ:
- Cấp Giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh tế.
- Nếu từ chối, sẽ có văn bản trả lời nêu lý do.
- Gửi hồ sơ và văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương hoặc bộ quản lý ngành theo quy định.
Bước 4: Chấp thuận từ Bộ Công Thương
Trong 15 ngày từ khi nhận hồ sơ, Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành sẽ ra văn bản chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh hoặc từ chối và nêu rõ lý do.
Bước 5: Cấp Giấy phép
Trong 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản chấp thuận, Cơ quan cấp Giấy phép sẽ cấp Giấy phép kinh doanh. Nếu bị từ chối, Cơ quan sẽ gửi văn bản trả lời và nêu lý do.
Trên đây là một số những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw cung cấp về giấy phép kinh doanh cửa hàng. Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề về giấy phép kinh doanh, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện theo địa chỉ:
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: [email protected]
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: [email protected]
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw