Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp là loại giấy phép con cần thiết cho doanh nghiệp nếu muốn thành lập và hoạt động cơ sở giáo dục nghề. Vậy điều kiện để cấp giấy phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp là gì? Hồ sơ thủ tục như thế nào? Mời bạn tham khảo trong bài viết này nhé:

Điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Để hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Dưới đây là điều kiện để xin giấy phép và điều kiện thành lập:

Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Doanh nghiệp khi có đủ điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ nào thì thực hiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ đó và chỉ được tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ tương ứng.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ, các doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:

Điều kiện chung

Đối với đào tạo trình độ sơ cấp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/chỗ học.
  • Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo.
Quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp
Quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp
Đối với đào tạo trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng

Trường cao đẳng được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; trường trung cấp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp và cơ sở giáo dục đại học được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Các ngành, nghề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp có trong danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành; phù hợp với cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của bộ, ngành, địa phương.

Trường hợp tên ngành, nghề đào tạo chưa có trong danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, trường trung cấp, trường cao đẳng và cơ sở giáo dục đại học phải trình bày luận cứ khoa học về ngành, nghề đào tạo mới; xây dựng bản mô tả ngành, nghề và phân tích công việc của ngành, nghề đó.

– Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo, cụ thể:

  • Có phòng học; phòng thí nghiệm; phòng, xưởng thực hành, thực tập; cơ sở sản xuất thử nghiệm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học theo chương trình đào tạo, quy mô đào tạo của từng ngành, nghề. Diện tích phòng học lý thuyết; phòng, xưởng thực hành, thực tập dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 5,5 m2/chỗ học.
  • Có đủ thiết bị đào tạo của từng ngành, nghề đào tạo đáp ứng theo danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chưa ban hành danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu của ngành, nghề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì phải bảo đảm đủ thiết bị đào tạo theo quy định trong chương trình đào tạo và tương ứng với quy mô đào tạo của ngành, nghề đăng ký hoạt động.
  • Có thư viện với các phần mềm và trang thiết bị phục vụ cho việc mượn, tra cứu, nghiên cứu tài liệu; có đủ nguồn thông tin tư liệu như sách, giáo trình, bài giảng của các mô đun, tín chỉ, học phần, môn học, các tài liệu liên quan đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập.
  • Có đủ phòng làm việc, khu hành chính và khu hiệu bộ, bảo đảm đáp ứng cơ cấu tổ chức phòng, khoa, bộ môn chuyên môn, bảo đảm diện tích ít nhất là 06 m2/người đối với đào tạo trình độ trung cấp và 08 m2/người đối với đào tạo trình độ cao đẳng.
  • Có các công trình xây dựng phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí và các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên.
  • Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng ngành, nghề đăng ký hoạt động được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
  • Có đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo; đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình đào tạo, trong đó:
  • Tỷ lệ học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên tối đa là 25. Có số lượng giáo viên, giảng viên cơ hữu đảm bảo đảm nhận tối thiểu là 60% chương trình của mỗi ngành nghề đào tạo.
  • Giáo viên, giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều kiện với giáo viên tham gia giảng dạy

Về Trình độ chuyên môn
  • Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với nghề giảng dạy để dạy trình độ sơ cấp sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 hoặc chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.
  • Nắm vững kiến thức của mô-đun được phân công giảng dạy.
  • Có kiến thức về các mô-đun liên quan trong nghề.
  • Hiểu biết về thực tiễn nghề nghiệp và nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề được phân công giảng dạy.
  • Thực hiện thành thạo các kỹ năng nghề quy định trong chương trình mô-đun được phân công giảng dạy.
  • Biết tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ của nghề được phân công giảng dạy.
Về Trình độ ngoại ngữ

Có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.

Về Trình độ tin học

Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định.

Về Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy

Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 1 hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp hoặc tương đương trở lên.

Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 6 tháng.

Điều kiện thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Với chính sách xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp, nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, công dân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài… thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tham gia hoạt động đào tạo nghề nghiệp.

Để được thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì buộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về quy hoạch, về cơ sở vật chất, về nhân sự, về chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy

Điều kiện thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Điều kiện thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập, cho phép thành lập khi có đề án thành lập và đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khi thành lập phải hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định;

– Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo diện tích đất sử dụng tối thiểu:

  • Của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1000 m2.
  • Của trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.
  • Của trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị.

– Vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:

  • Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 tỷ đồng.
  • Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng.
  • Đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng.

– Đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định này (dự kiến về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý).

Trình tự, thủ tục đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Doanh nghiệp phải đươc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp để được đào tạo, cũng như tuyển sinh các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học,.. Siglaw xin tư vấn thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Trình tự, thủ tục đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Trình tự, thủ tục đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học

  • Gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Tổng cục Dạy nghề.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Dạy nghề tổ chức kiểm tra các điều kiện bảo đảm hoạt động giáo dục nghề nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu; trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục Dạy nghề gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp để thực hiện quản lý theo địa bàn.

Đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp

  • Gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính của cơ sở. Trường hợp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại phân hiệu, địa điểm đào tạo khác không cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nơi đặt trụ sở chính thì gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt phân hiệu, địa điểm đào tạo khác của cơ sở.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu; trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp về Tổng cục Dạy nghề để theo dõi, quản lý.

Các trường hợp đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải thực hiện đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong các trường hợp theo quy định của pháp luật như thế nào?

Các trường hợp đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Các trường hợp đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Theo Nghị định 143/2016/NĐ-CP quy định các trường hợp cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải thực hiện đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp như sau:

  • Tăng quy mô tuyển sinh của từng ngành, nghề đào tạo vượt từ 10% trở lên so với quy mô tuyển sinh/năm được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
  • Bổ sung ngành, nghề đào tạo (mở ngành, nghề đào tạo mới).
  • Bổ sung hoặc thay đổi trình độ đào tạo hoặc điều chỉnh quy mô tuyển sinh giữa các trình độ đào tạo và giữa các ngành, nghề trong cùng nhóm ngành, nghề.
  • Chia, tách, sáp nhập hoặc có sự thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có liên quan đến nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
  • Chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo đến nơi khác, mà trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo là nơi trực tiếp tổ chức đào tạo.
  • Thành lập phân hiệu mới có tổ chức hoạt động đào tạo.
  • Mở thêm địa điểm đào tạo mới hoặc liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động đào tạo ngoài trụ sở chính hoặc phân hiệu.
  • Đổi tên cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp
  • Thôi tuyển sinh hoặc giảm quy mô tuyển sinh đối với các ngành, nghề đào tạo đã được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Trên đây là nội dung giải đáp về những trường hợp đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Trường hợp nào sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp? Trình tự, thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?

Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

  • Có hành vi gian lận để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
  • Vi phạm nghiêm trọng quy định về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
  • Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ tuyển sinh.
  • Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải thu hồi.
  • Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp giải thể theo quy định của pháp luật.
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trình tự, thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định thì có quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo trình tự, thủ tục như sau:

  • Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm, xác định lý do thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm, lý do thu hồi, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, thông báo đến cơ quan liên quan biết để phối hợp thực hiện và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi, đồng thời chấm dứt mọi hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo giấy chứng nhận đã bị thu hồi ngay sau khi quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành.

Chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Siglaw xin giới thiệu tới quý khách hàng thủ tục Chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:

Chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Yêu cầu

  • Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động.

Hồ sơ đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

  • Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; văn bản của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đại diện hợp pháp của những người góp vốn thành lập đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, trong đó nêu rõ lý do, mục đích của việc chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trụ sở chính, phân hiệu, địa điểm đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi sáp nhập và trụ sở mới của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi chia, tách.
  • Đề án chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó làm rõ phương án bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; kế hoạch, thời gian dự kiến, lộ trình thực hiện việc chia, tách, sáp nhập; thủ tục và thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp.
  • Biên bản họp, nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc những người góp vốn thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp về việc chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục.

Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Tiếp nhận hồ sơ chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập hồ sơ theo quy định gửi cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định.
  • Cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp trước khi trình người có thẩm quyền chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
  • Trường hợp hồ sơ đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định có văn bản trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp và nêu rõ lý do.

Quyết định chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hợp lệ, cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định này trình người có thẩm quyền quyết định chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Thẩm quyền chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định thì có quyền chia, tách, sáp nhập hoặc cho phép chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Thời hạn gửi quyết định chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng công lập, quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng tư thục, Tổng cục Dạy nghề gửi quyết định về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chủ quản của trường cao đẳng để theo dõi, quản lý.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội, bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Dạy nghề, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp đặt trụ sở chính để theo dõi, quản lý.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Dạy nghề để theo dõi, quản lý.

Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại Siglaw

  • Công ty luật Siglaw tư vấn chi tiết các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
  • Chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng để lên một bộ hồ sơ hoàn chỉnh và nộp hồ sơ tại Tổng cục Dạy nghề hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để xin cấp giấy chứng nhận hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
  • Siglaw liên tục theo dõi cập nhật báo cho khách hàng trong thời gian chờ giải quyết hồ sơ.
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp sau đó đưa trực tiếp cho khách hàng và tư vấn thêm về các vấn đề pháp lý khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 143/2016/NĐ-CP

5/5 - (4 votes)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238