Doanh nghiệp SME là gì? Vai trò & Phân loại

Trong thị trường kinh doanh, thuật ngữ “SME” được đề cập thường xuyên. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa và vai trò của doanh nghiệp SME. Trong bài viết này, Công ty Luật Siglaw sẽ giúp bạn tìm hiểu về Doanh nghiệp SME là gì?

Doanh nghiệp SME gì?

Doanh nghiệp SME (Small and Medium Enterprise) dịch sang tiếng Việt là Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo định nghĩa của Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế (OECD), doanh nghiệp SME được xác định dựa trên số lượng nhân viên và doanh thu hàng năm, là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Thường có số lượng nhân viên ở một ngưỡng nhất định. Các doanh nghiệp SME đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Doanh nghiệp SME là gì?
Doanh nghiệp SME là gì?

Vai trò của doanh nghiệp SME trong nền kinh tế

  • Doanh nghiệp SME tạo ra nhiều việc làm hơn các doanh nghiệp lớn bởi chúng thường có quy mô nhỏ và sử dụng ít vốn hơn, đồng thời tạo ra nhiều việc làm cho người lao động có trình độ và kinh nghiệm thấp hơn => Tạo việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp
  • Doanh nghiệp SME thường hoạt động tại các khu vực nông thôn và vùng nghèo, tạo ra cơ hội kinh doanh và phát triển cho các cộng đồng địa phương, giảm bớt khoảng cách phát triển giữa các khu vực => Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
  • Doanh nghiệp SME có thể tìm kiếm cơ hội ở các thị trường mới hoặc các phân khúc thị trường chưa được khai thác => Sản xuất hàng hóa và dịch vụ đa dạng
  • Việc mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp SME mà còn tạo ra thu nhập cho khu vực và góp phần vào cân đối thương mại quốc tế => Phát triển kinh tế khu vực
  • Theo Bộ Tài chính, Doanh nghiệp SME là lực lượng quan trọng trong việc đóng góp 40% GDP, giải quyết việc làm cho hơn 60% lao động, có mặt tại khắp các địa bàn từ thành thị tới nông thôn, miền núi, biên giới và hải đảo trên cả nước => Nâng cao GDP của Việt Nam

Các loại hình doanh nghiệp SME

Các doanh nghiệp SME có thể được phân loại dựa trên số lượng nhân viên, doanh thu hoặc tài sản. Ví dụ, theo định nghĩa của OECD, các doanh nghiệp SME được phân loại như sau:

Doanh nghiệp siêu nhỏ

  • Trong lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng: Số lao động đóng BHXH bình quân 1 năm không quá 10 người & tổng doanh thu hoặc tổng nguồn vốn 1 năm không quá 3 tỷ đồng.
  • Lĩnh vực Thương mại, dịch vụ: Số lao động 1 năm bình quân đóng BHXH không quá 10 người & tổng doanh thu 1 năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng

Doanh nghiệp nhỏ

  • Trong lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng: Số lao động đóng BHXH bình quân 1 năm không quá 100 người & tổng doanh thu 1 năm không quá 50 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng đồng.
  • Lĩnh vực Thương mại, dịch vụ: Số lao động 1 năm bình quân đóng BHXH không quá 50 người & tổng doanh thu 1 năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng.

Doanh nghiệp vừa

  • Trong lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng: Số lao động đóng BHXH bình quân 1 năm không quá 200 người & tổng doanh thu 1 năm không quá 200 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.
  • Lĩnh vực Thương mại, dịch vụ: Số lao động 1 năm bình quân đóng BHXH không quá 100 người & tổng doanh thu 1 năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.

Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp SME

Cơ hội đối với doanh nghiệp SME bao gồm:

  • Thị trường và nguồn nhân lực dồi dào
  • Ưu tiên ứng dụng công nghệ
  • Đổi mới sáng tạo
  • Thị trường nội địa ngày càng lớn mạnh
  • Sự hỗ trợ của Chính phủ

Thách thức dành cho doanh nghiệp SME cần nắm rõ:

  • Khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng
  • Trình độ quản lý và nhân lực hạn chế
  • Thay đổi nhanh chóng của công nghệ
  • Khó tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu
  • Lỗ hổng quản trị

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về Doanh nghiệp SME là gì? Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề liên quan về Doanh nghiệp SME, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.

Email: vphn@siglaw.com.vn

Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: vphcm@siglaw.com.vn

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

5/5 - (3 bình chọn)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238