Danh sách những công việc được cho thuê lại lao động

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, mô hình cho thuê lại lao động đang dần trở lên phổ biến. Có thể nói đây không chỉ là một giải pháp linh hoạt về nhân sự, mà còn là xu hướng ngày càng phổ biến trong môi trường kinh doanh ngày nay. Không chỉ mang lại lợi ích về chi phí và linh hoạt, mà mô hình này còn mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới cho cả người lao động và doanh nghiệp. Vậy cho thuê lại lao động là gì? Hiện nay có những ngành nghề nào được cho thuê lại động theo quy định của pháp luật? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.

Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định. Sau đây Công ty Luật Siglaw xin giới thiệu đến bạn danh mục các công việc được cho thuê lại lao động

Danh sách các công việc được cho thuê lại lao động

Theo quy định của pháp luật hiện nay có các công việc sau được phép cho thuê lại lao động:

1. Phiên dịch/Biên dịch/Tốc ký 11. Biên tập tài liệu
2. Thư ký/Trợ lý hành chính 12. Vệ sĩ/Bảo vệ
3. Lễ tân 13. Tiếp thị/Chăm sóc khách hàng qua điện thoại
4. Hướng dẫn du lịch 14. Xử lý các vấn đề tài chính, thuế
5. Hỗ trợ bán hàng 15. Sửa chữa/Kiểm tra vận hành ô tô
6. Hỗ trợ dự án 16. Scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp/Trang trí nội thất
7. Lập trình hệ thống máy sản xuất 17. Lái xe
8. Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông 18. Quản lý, vận hành, bảo dưỡng và phục vụ trên tàu biển
9. Vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất 19. Quản lý, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và phục vụ trên giàn khoan dầu khí
10. Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy 20. Lái tàu bay, phục vụ trên tàu bay/Bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay/Điều độ, khai thác bay/Giám sát bay
Danh sách những công việc được cho thuê lại lao động
Danh sách những công việc được cho thuê lại lao động

Để được cấp giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng các điều kiện gì?

Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

(1) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về Doanh nghiệp;

(2) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải không có án tích;

(3) Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép

 Điều kiện về mức ký quỹ: Để xin cấp giấy phép cho thuê lại lao động, doanh nghiệp phải thực hiện nộp tiền ký quỹ là 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).

Thẩm quyền cấp giấy phép cho thuê lại lao động: Thẩm quyền cấp giấy phép cho thuê lại lao động hiện nay theo quy định của pháp luật là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Một số lưu ý khi thực hiện cho thuê lại lao động

 – Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải được thành lập theo đúng các quy định và điều kiện quy định của pháp luật. Quy trình này bao gồm việc tuyển dụng người lao động, giao kết hợp đồng lao động với người lao động, và sau đó chuyển giao họ sang làm việc tại doanh nghiệp khác. Trong quá trình này, mối quan hệ lao động giữa người lao động và doanh nghiệp cho thuê lại lao động vẫn được duy trì, mặc dù họ đang làm việc dưới sự điều hành của doanh nghiệp thuê lại. Điều này đảm bảo tính linh hoạt cho cả người lao động và doanh nghiệp thuê lại, tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên tham gia vào quá trình làm việc.

– Bên thuê lại lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sử dụng người lao động thuê lại để làm những công việc theo danh mục công việc được phép thuê lại lao động trong một thời gian nhất định.

Đối tượng thuê lại lao động có thể là các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Có nhu cầu sử dụng người lao động thuê lại để thực hiện các công việc thuộc danh mục công việc được phép trong một khoảng thời gian nhất định.

– Người lao động được thuê lại là người lao động có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được doanh nghiệp cho thuê lại tuyển dụng và giao kết hợp đồng lao động, sau đó chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của bên thuê lại lao động.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về Danh mục các công việc được cho thuê lại lao động. Nếu có thắc mắc gì về dịch vụ Thành lập doanh nghiệp cho thuê lại lao động bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Siglaw để được hỗ trợ!

Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 12A Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Email: [email protected]

Chi nhánh tại miền Nam: Số 99 Cộng Hòa, Phường 04, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected]

Hotline: 0961 366 238

Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238