Đại lý bảo hiểm

Hoạt động Đại lý bảo hiểm là một trong những lĩnh vực quan trọng trong ngành bảo hiểm, đóng vai trò kết nối giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng. Vậy Đại lý bảo hiểm là gì? Cá nhân, tổ chức kinh doanh đại lý bảo hiểm cần đáp ứng các điều kiện gì? Hãy cùng Công ty Luật Siglaw tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Đại lý bảo hiểm là gì?

Theo quy định tại Luật Kinh doanh Bảo hiểm, Đại lý bảo hiểm là cá nhân hoặc tổ chức được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, hoặc tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô ủy quyền thực hiện các hoạt động đại lý bảo hiểm trên cơ sở hợp đồng đại lý.

Đại lý bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm

Để kinh doanh Đại lý bảo hiểm cá nhân, tổ chức cần đáp ứng các điều kiện gì?

Phụ thuộc vào đối tượng kinh doanh đại lý bảo hiểm mà cá nhân, tổ chức cần đáp ứng các yêu cầu khác nhau, cụ thể:

Đối với cá nhân

  • Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam
  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
  • Có chứng chỉ đại lý bảo hiểm phù hợp theo quy định

Đối với tổ chức

  • Được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam
  • Đã đăng ký ngành, nghề kinh doanh hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật Doanh nghiệp
  • Có nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật
  • Điều kiện về nhân sự và điều kiện khác theo quy định của Chính phủ

Lưu ý: Đối với các tổ chức hoạt động trong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền có nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm

Đại lý bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc nào?

Thứ nhất, cá nhân không được phép làm đại lý BH đồng thời cho nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoạt động trong cùng loại hình bảo hiểm. Đối với đại lý BH cho tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho tổ chức tương hỗ khác.

Thứ hai, tổ chức không được phép làm đại lý bảo hiểm cho nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoặc tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản mà tổ chức đó đang làm đại lý.

Thứ ba, Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm, nhân viên trong tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm chỉ được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đối với những sản phẩm bảo hiểm đã được đào tạo.

Thứ tư, Thông tin của cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm và nhân viên trong tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải được đăng ký và cập nhật tại cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Thứ năm, cá nhân đã có chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhưng không hoạt động trong thời gian 03 năm liên tục phải thi lại và lấy chứng chỉ mới trước khi tiếp tục hoạt động đại lý bảo hiểm hoạt động đại lý.

Thủ tục thành lập công ty hoạt động đại lý bảo hiểm

Đối với cá nhân làm đại lý bảo hiểm độc lập, chỉ cần ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm với một doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu muốn thành lập công ty để hoạt động đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp cần hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư trước, sau đó dùng tư cách pháp nhân của công ty để ký hợp đồng đại lý bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm. Cụ thể, Thủ tục thành lập công ty hoạt động đại lý bảo hiểm như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Tùy thuộc vào loại hình mà doanh nghiệp lựa chọn sẽ cần chuẩn bị các hồ sơ khác nhau. Dưới đây Công ty Luật Siglaw sẽ giới thiệu đến bạn hồ sơ thành lập Công ty Cổ phần. Để thành lập Công ty Cổ phần, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

(2) Điều lệ công ty.

(3) Danh sách sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài

(4) Bản sao các giấy tờ:

+ Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

+ Giấy tờ pháp lý của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;

+ Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập, cổ đông tổ chức đầu tư nước ngoài

+ Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (nếu có)

(5) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

(6) Văn bản ủy quyền người nộp hồ sơ (nếu có)

Bước 2: Nộp hồ sơ. Doanh nghiệp có thể chọn một trong những hình thức sau để nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp:

+ Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh

+ Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính

+ Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử

Ngoài ra, khi nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có mất phí, do đó bạn cần chuẩn bị khoản tiền để nộp lệ phí đăng bố cáo lúc nộp hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và sẽ tiến hành cấp đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

Bước 4: Làm con dấu pháp nhân

Bước 5: Thực hiện một số thủ tục sau khi thành lập công ty

Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục khác có thể kể đến như Treo bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở công ty; Đăng ký chữ ký số; Đăng ký tài khoản ngân hàng; Đăng ký khai thuế qua mạng; Đăng ký và thông báo sử dụng hóa đơn điện tử; Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Trên đây là một số thông tin cơ bản về Đại lý bảo hiểm. Nếu có thắc mắc gì về Dịch vụ Thành lập công ty hoạt động đại lý bảo hiểm bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Siglaw để nhận được những tư vấn chính xác, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất!

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238