Khi kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng để đảm bảo rằng quá trình kiểm toán diễn ra một cách chính xác và đáng tin cậy. Những nguyên tắc này không chỉ định hình quá trình kiểm toán mà còn tạo ra cơ sở cho tính minh bạch và tính chất độc lập của quá trình này. Khi kiểm toán báo cáo tài chính cần tuân thủ những nguyên tắc nào? Trong bài viết này, Siglaw xin điểm qua một số các nguyên tắc cần tuân thủ khi kiểm toán báo cáo tài chính.
4 Nguyên tắc khi Kiểm toán báo cáo tài chính
Có 4 nguyên tắc cơ bản mà các kiểm toán viên cần tuân theo khi làm kiểm toán báo cáo tài chính. Đó là:
(1) Phải tuân thủ pháp luật, tuân thủ chuẩn mực kế toán, tránh vi phạm quy định của pháp luật
(2) Báo cáo kiểm toán sau khi được kiểm toán phải được thông qua nguyên tắc kiểm toán: đảm bảo tính độc lập của đơn vị kiểm toán, kiểm toán viên, chính trực, khách quan và tính thận trọng, bảo mật của kiểm toán viên
(3) Phải được thực hiện bởi đơn vị và kiểm toán viên có đầy đủ chứng chỉ và đáp ứng yêu cầu về bằng cấp theo quy định của pháp luật
(4) Báo cáo tài chính sau khi được kiểm toán phải thể hiện được rõ nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác và hoàn thiện, có giá trị pháp lý
Phải tuân thủ pháp luật, tuân thủ chuẩn mực kế toán, tránh vi phạm quy định của pháp luật
Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán là đảm bảo rằng các hoạt động của đơn vị được thực hiện theo pháp luật và các quy định, bao gồm việc tuân thủ các điều khoản của luật và các quy định về các số liệu và thuyết minh được trình bày trên báo cáo tài chính.
Báo cáo kiểm toán sau khi được kiểm toán phải được thông qua nguyên tắc kiểm toán: đảm bảo tính độc lập của đơn vị kiểm toán, kiểm toán viên, chính trực, khách quan và tính thận trọng, bảo mật của kiểm toán viên
Nguyên tắc này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và minh bạch trong quá trình kiểm toán. Độc lập giúp kiểm toán viên hoặc công ty kiểm toán thực hiện công việc một cách không bị ảnh hưởng bởi áp lực từ bên ngoài. Đảm bảo rằng kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến kiểm toán một cách khách quan và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại vi. Đây là yếu tố quan trọng để bảo vệ tính minh bạch và tin cậy của báo cáo tài chính.
Tính khách quan là khả năng nhìn nhận mọi vấn đề một cách công bằng và không thiên vị. Kiểm toán viên cần dựa vào bằng chứng và thông tin để đưa ra ý kiến kiểm toán. Tính khách quan đảm bảo rằng ý kiến kiểm toán được hình thành dựa trên sự hiểu biết toàn diện và không bị chi phối bởi quan điểm cá nhân. Điều này giúp tăng cường tính minh bạch và công bằng của quá trình kiểm toán.
Bên cạnh đó, nguyên tắc bảo mật cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng. Đây là yếu tố đảm bảo rằng thông tin trong quá trình kiểm toán được bảo vệ và không bị lộ ra ngoại trừ trong các trường hợp được phép. Điều này đảm bảo tính toàn vẹn và an ninh của thông tin kiểm toán.
Khi tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán sẽ mang lại một số các lợi ích như sau:
– Đảm bảo sự các cuộc kiểm toán được thực hiện một các chuyên nghiệp và công bằng giữa các bên. Điều này giúp tạo niềm tin vào kết quả của các cuộc kiểm toán đó.
– Việc thực hiện quy tắc đạo đức giúp kiểm toán viên luôn độc lập, chính trực, hạn chế được các tình huống khó khăn, nhạy cảm có thể phát sinh trong quá trình kiểm toán.
– Việc tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán có thể giúp xây dựng và duy trì lòng tin giữa kiểm toán viên và khách hàng. Định vị thương hiệu của mình trong lòng khách hàng, tạo ra sự khác biệt và cạnh tranh trên thị trường.
Xem thêm: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
Phải được thực hiện bởi đơn vị và kiểm toán viên có đầy đủ chứng chỉ và đáp ứng yêu cầu về bằng cấp theo quy định của pháp luật
Năng lực chuyên môn là khả năng và hiểu biết chuyên sâu trong lĩnh vực kiểm toán giúp kiểm toán viên thực hiện kiểm toán một cách hiệu quả và chính xác. Giúp kiểm toán viên luôn đưa ra những quyết định cân nhắc và cảnh báo được các rủi ro đến khách hàng của mình.
Người làm kiểm toán phải thực hiện công việc kiểm toán theo những chuẩn mực chuyên môn đã quy định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, quy định của Hội nghề nghiệp và các quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được nhất quán và duy trì theo nguyên tắc nghề nghiệp đề ra thì Kiểm toán viên luôn phải trau dồi kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ để có thể đáp ứng được các yêu cầu về học vấn, đào tạo và kinh nghiệm làm nghề kiểm toán; các yêu cầu về nghiệp vụ chuyên môn cũng như các quy định về bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp.
Ngoài ra, người làm công tác kiểm toán áp dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn trong công tác kiểm toán nội bộ; hành động một cách thận trọng, phù hợp với các chuẩn mực chuyên môn và kỹ thuật được áp dụng.
Báo cáo tài chính sau khi được kiểm toán phải thể hiện được rõ nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác và hoàn thiện, có giá trị pháp lý
Báo cáo tài chính sau khi được kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp đến các bên liên quan, bao gồm cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan quản lý, và những đối tác kinh doanh khác. Dưới đây là phân tích về tầm quan trọng và các yếu tố quan trọng cần được thể hiện trong báo cáo tài chính sau khi kiểm toán:
Báo cáo tài chính sau khi kiểm toán cần phản ánh một cách chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các con số và thông tin phải được kiểm toán một cách kỹ lưỡng để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy.
Thông tin trong báo cáo tài chính cần được trình bày một cách minh bạch và dễ hiểu để người đọc có thể nắm bắt được tình hình tài chính một cách nhanh chóng và chính xác.
Ngoài ra, cần tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính để báo cáo tài chính sau kiểm toán được hoàn thiện và có giá trị pháp lý.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về Các nguyên tắc cần tuân thủ khi Kiểm toán báo cáo tài chính. Nếu có thắc mắc gì về dịch vụ xin Kiểm toán báo cáo tài chính bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Siglaw để được hỗ trợ!
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw