Báo điện tử là gì? Hồ sơ và thủ tục xin giấy phép báo điện tử

Với sự phát triển vượt trội của công nghệ thông tin như hiện nay, thì con người chỉ cần ngồi một chỗ với chiếc điện thoại, máy tính bảng hoặc laptop có truy cập Internet, là có thể dễ dàng tiếp cận đến các tin tức từ trong cho đến ngoài nước bằng các trang báo điện tử, báo trực tuyến, báo mạng hay tin tức trực tuyến.

Vì vậy nhiều trang báo trực tuyến ra đời để đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin của người đọc, và nhiều doanh nghiệp muốn xây dựng các trang báo điện tử để có thể tiếp cận người đọc, tuy nhiên để có thể thiết lập các trang báo điện tử này doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện để được cấp giấy phép báo điện tử báo điện tử. Mời các bạn cùng Siglaw tìm hiểu “Báo điện tử là gì?” và “Làm sao có thể xin được giấy phép báo điện tử”

Báo điện tử là gì?

Có thể hiểu Báo điện tử là một dạng báo chí được xuất bản và phân phối qua mạng internet, thay vì qua các phương tiện truyền thống như báo in. Báo điện tử thường cung cấp tin tức, bài viết, hình ảnh, video, và các nội dung tương tác khác mà người đọc có thể truy cập trực tuyến thông qua máy tính, điện thoại di động hoặc các thiết bị kết nối internet.

Từ đó rút ra các đặc điểm của báo điện tử:

  • Cập nhật liên tục: Báo điện tử có thể cập nhật tin tức trực tuyến theo thời gian thực, giúp người đọc nắm bắt thông tin mới nhất.
  • Đa phương tiện: Ngoài văn bản, báo mạng online còn có thể cung cấp hình ảnh, video, âm thanh, đồ họa tương tác.
  • Tương tác: Người đọc có thể bình luận, chia sẻ tin tức trực tuyến qua mạng xã hội, hoặc tham gia vào các cuộc thảo luận trực tuyến.
  • Tiện lợi và linh hoạt: Người đọc có thể truy cập báo online bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu chỉ cần có kết nối internet.

Một số ví dụ về báo điện tử phổ biến ở Việt Nam bao gồm: VnExpress, Dân Trí, VietnamNet, Thanh Niên, Kenh14,…

VnExpress trang báo điện tử nhiều người đọc tại Việt Nam
VnExpress trang báo điện tử nhiều người đọc tại Việt Nam

Điều kiện để xin giấy phép báo điện tử

Khi xin giấy phép báo điện tử online cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật Việt Nam trong đó bao gồm các điều kiện như sau:

Phù hợp với quy hoạch: Việc thành lập báo trực tuyến phải tuân thủ theo kế hoạch phát triển báo chí của nhà nước.

Đảm bảo về nhân sự:

  • Tổng biên tập, phó tổng biên tập trang báo mạng: Phải có trình độ chuyên môn cao, có bằng cử nhân đại học trở lên, có thẻ nhà báo, kinh nghiệm làm báo và am hiểu về luật báo chí.
  • Nhân viên: Đủ số lượng phóng viên, biên tập viên để đảm bảo hoạt động thường xuyên của báo. Nếu báo sử dụng ngôn ngữ khác, phải có người thành thạo ngôn ngữ đó.

Xác định rõ thông tin:

  • Tên báo
  • Mục tiêu
  • Đối tượng
  • Ngôn ngữ

Tên miền: Phải sử dụng ít nhất một tên miền “.vn” còn thời hạn sử dụng tối thiểu 6 tháng tại thời điểm xin cấp phép.

Quy trình quản lý: Có quy định rõ ràng về cách thức hoạt động của báo trực tuyến.

Cơ sở vật chất và tài chính:

  • Có văn phòng, máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động báo chí.
  • Có đủ kinh phí để duy trì hoạt động.
  • Đảm bảo an toàn thông tin.

Chứng nhận của địa phương: Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chứng nhận có đủ điều kiện hoạt động báo chí điện tử. 

Trường hợp đặc biệt: Các tổ chức như tôn giáo, Viện nghiên cứu khoa học cơ bản chuyên ngành  sẽ có quy định riêng sẽ do Bộ thông tin và Truyền thông xem xét, quyết định. 

Hồ sơ xin cấp giấy phép báo điện tử online

Hồ sơ xin cấp phép trang báo điện tử online bao gồm các tài liệu sau:

  • Đơn xin cấp giấy phép: Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo trực tuyến Online theo mẫu số 06 đính kèm theo Thông tư 41/2020/TT-BTTTT
  • Đề án hoạt động: Ghi rõ tên cơ quan chủ quản, tên tờ báo mạng, mục đích, tôn chỉ, đối tượng phục vụ, nội dung thông tin dự kiến, cơ cấu tổ chức, nhân sự, và kế hoạch tài chính.
  • Danh sách nhân sự: Bao gồm thông tin của người đứng đầu tờ báo và các nhân sự chủ chốt (theo mẫu số 03 đính kèm theo Thông tư 41/2020/TT-BTTTT)
  • Sơ yếu lý lịch Tổng biên tập hoặc người dự kiến là Tổng biên tập (theo mẫu số 04 đính kèm theo Thông tư 41/2020/TT-BTTTT)
  • Bản in màu giao diện trang chủ báo điện tử có xác nhận của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp phép. Trang chủ của báo điện tử phải hiện thị các thông tin: Tên báo trực tuyến; tên cơ quan chủ quản báo chí; tên miền; số giấy phép, ngày cấp, cơ quan cấp giấy phép; địa chỉ trụ sở chính; số điện thoại, fax, thư điện tử; họ và tên Tổng biên tập;

Thủ tục xin giấy phép báo điện tử

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép báo điện tử online đến Bộ Thông tin và Truyền thông. 

Bước 2: Bộ Thông tin và truyền thông sẽ xem xét hồ sơ. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm cấp giấy phép hoạt động báo điện tử; trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Căn cứ pháp lý về việc xin giấy phép báo điện tử

  • Luật Báo chí 2016.
  • Nghị định số 27/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về việc cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin.
  • Thông tư số 16/2011/TT-BTTTT về quy định cấp phép hoạt động báo chí điện tử.

Trên đây là một số những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw cung cấp về Báo điện tử và thủ tục xin giấy phép báo điện tử. Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề về cách mở cửa hàng tạp hóa – xin giấy phép kinh doanh tạp hóa, vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.

Đánh giá
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238