Làm sao để chuyển đổi visa du lịch sang thẻ tạm trú?

Hiện nay, việc người nước ngoài đi du lịch tại Việt Nam sau đó quyết định ở lại làm việc tại Việt Nam là một điều khá phổ biến, nhất là khi Việt Nam cũng là một đất nước rất chào đón và thân thiện, nhiệt tình với bạn bè quốc tế. Vậy cách nào để có thể chuyển đổi visa du lịch sang thẻ tạm trú để được làm việc và ở lại Việt Nam. Hãy cùng công ty luật Siglaw tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Chuyển đổi visa du lịch sang thẻ tạm trú là gì?

Tại Việt Nam, Visa du lịch (ký hiệu Visa DL) có thể được hiểu là loại giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để thăm quan, du lịch, không phải để làm việc hay kinh doanh. Vì thế, visa du lịch chỉ có thời hạn lưu trú tối đa là 30 ngày. 

Trong khi đó, thẻ tạm trú là loại giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp cho cá nhân người nước ngoài được phép sinh sống, lưu trú trong thời hạn tối đa 02 năm, 03 năm hoặc 05 năm tùy loại thẻ tạm trú. Điểm đặc biệt và là ưu điểm nhất của thẻ tạm trú là chúng có thể thay thế visa (thị thực) và khi hết hạn thì thẻ tạm trú có thể được cấp thẻ mới. 

Trên thực tế, chuyển đổi từ visa du lịch sang thẻ tạm trú là việc chuyển từ visa du lịch sang visa thương mại và sau đó chuyển sang thẻ tạm trú.     

Làm sao để chuyển đổi visa du lịch sang thẻ tạm trú?
Làm sao để chuyển đổi visa du lịch sang thẻ tạm trú?

Ai có quyền đổi visa du lịch sang thẻ tạm trú?

Điều 36 Luật Nhập Cảnh, Xuất Cảnh, Quá Cảnh, Cư Trú Của Người Nước Ngoài Tại Việt Nam 2014 (sửa đổi năm 2019) liệt kê rõ các chủ thể được cấp thẻ tạm trú đó là:

  • Cấp thẻ tạm trú NG3 cho người nước ngoài và vợ/chồng/con/người giúp việc của người nước ngoài. Trong đó người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ của Việt Nam, tổ chức quốc tế của Liên hợp quốc.
  • Người nước ngoài có visa ĐT, LV1, LV2, LĐ, NN1, NN2, PV1, TT thì được nộp hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú có ký hiệu tương ứng với ký hiệu của visa đó.

Điều kiện để chuyển đổi visa du lịch sang thẻ tạm trú tại Việt Nam

Điều kiện để người nước ngoài chuyển từ visa du lịch thành thẻ tạm trú khá đơn giản, cụ thể cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Hộ chiếu còn thời hạn, đặc biệt là có thời hạn dài hơn 01 tháng so với thời hạn của thẻ tạm trú. Ví dụ, người nước ngoài xin thẻ tạm trú LĐ có thời hạn 02 năm, thì hộ chiếu phải có thời hạn ít nhất là 02 năm và 01 tháng. 
  • Không phải là hộ chiếu E có đường lưỡi bò của Trung Quốc.
  • Được tạm trú hợp pháp ở Việt Nam. Nghĩa là visa du lịch mà người nước người nước ngoài đang dùng còn thời hạn, và họ đã đi khai báo tạm trú trực tiếp hay trực tuyến tại Việt Nam.
  • Có các giấy tờ để xin chuyển từ Visa du lịch sang thẻ tạm trú (chi tiết sẽ được viết tại mục về quy trình xin chuyển đổi ở bên dưới).
  • Đối với các cá nhân được quyền xin chuyển visa du lịch sang thẻ tạm trú thì cần có các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng như: visa DH, ĐT, LV1, LV2, LĐ, NN1, NN2, PV1, TT; văn bản chứng minh người nước ngoài là thành viên; Giấy tờ chứng minh quan hệ vợ chồng con cái (chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn,…); Giấy phép lao động tại Việt Nam;…

Quy trình xin chuyển đổi visa du lịch sang thẻ tạm trú tại Việt Nam

✔️Bước 1: Chuyển visa du lịch sang visa thương mại ✅Hồ sơ

  • Hộ chiếu gốc và visa còn thời hạn của người nước ngoài
  • Văn bản bảo lãnh người nước ngoài của công ty tại Việt Nam

✅Nộp tại: Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam

  • Địa chỉ Hà Nội: 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội. Số liên hệ: 02438257941; Fax: 02438243287, 02438243288
  • Địa chỉ TP.HCM: 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Q1, TP. Hồ Chí Minh. Số liên hệ: 028.39202300. 
  • Thời gian làm việc: 
  • Sáng: 8h-11h30 (thứ 2 đến thứ 7) 
  • Chiều: 13h30-16h (thứ 2 đến thứ 6
  • Không làm việc chiều thứ 7, cả ngày chủ nhật, ngày lễ.

✅Thời gian nhận kết quả: 07 ngày làm việc từ ngày nhập đủ hồ sơ hợp lệ

✔️Bước 2: Chuyển visa thương mại sang thẻ tạm trú Visa thương mại chỉ có hiệu lực tối đa 03 tháng, vì thế ngay khi nhận được visa thương mại, người nước ngoài cần làm thủ tục chuyển sang thẻ tạm trú luôn. 

✅Tùy trường hợp thì sẽ cần có các hồ sơ như

  • Hộ chiếu gốc còn thời hạn của người nước ngoài
  • Giấy tạm trú (công an xã/phường đã xác nhận)
  • Đơn xin gia hạn visa (Mẫu NA5)
  • Đơn xin cấp thẻ tạm trú (Mẫu NA8) và Đơn đề nghị cấp thẻ tạm trú từ công ty chủ quản (NA6)
  • Giấy phép lao động
  • Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty,…
  • Và các hồ sơ có liên quan khác

✅Nộp tại: Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam

✅Thời gian nhận kết quả: 05-07 ngày làm việc từ ngày nhập đủ hồ sơ hợp lệ

Lưu ý khi chuyển đổi visa du lịch sang thẻ tạm trú

Quy định cấm, hạn chế khi chuyển đổi visa du lịch sang thẻ tạm trú tại Việt Nam liên quan tới Trung Quốc

Luật hộ chiếu của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Điều 3, 4, 5 và Điều 8 liệt kê bốn loại hộ chiếu của Trung Quốc gồm Hộ chiếu phổ thông (普通护照), Hộ chiếu công vụ (公务护照), Hộ chiếu ngoại giao (外交护照), và Hộ chiếu công vụ thông thường (公务普通护照).

Ngày 01/07/2011, Trung Quốc tiến hành thử nghiệm cấp hộ chiếu điện tử (hộ chiếu E) cho cá nhân có hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ nhằm đem lại sự tiện lợi cho cá nhân đó. Trong đó, tất cả các đặc điểm cá nhân, sinh trắc, tên, thời hạn hộ chiếu, ảnh,…của chủ sở hữu đều được số hóa vào 01 con chip thông minh trên hộ chiếu.

Tiếp sau đó là sự ra đời của hộ chiếu phổ thông điện tử ngày 15/05/2021. Và cuối cùng, từ tháng 01/2015, là quá trình chuyển đổi tất cả các loại hộ chiếu của Trung Quốc sang hộ chiếu điện tử (hộ chiếu E) và loại hộ chiếu cũ không còn được chính phủ Trung Quốc tiếp tục cấp nữa. 

Ở Việt Nam, hộ chiếu E (hộ chiếu điện tử) của Trung Quốc là loại hộ chiếu không hợp pháp bởi Trung Quốc đã in “bản đồ hình lưỡi bò” (xâm phạm chủ quyền Việt Nam) một cách tinh vi bằng laser lên họ chiếu E, mà mắt thường rất khó phát hiện. 

Chính vì thế, những cá nhân sở hữu hộ chiếu E nhập cảnh vào Việt Nam sẽ không được dán tem visa, cũng như không được đóng bất kỳ con dấu nào của Việt Nam lên đó. Thay cho việc này, cá nhân đó sẽ được cấp thị thực rời có giá trị giống với tem visa để vào Việt Nam thăm thân, du lịch, làm việc,… Đặc biệt hơn cả, người Trung Quốc có hộ chiếu E sẽ không được cấp tạm trú, mà chỉ được quyền lưu trú ngắn hạn tại Việt Nam.

Chi phí chuyển đổi visa du lịch sang thẻ tạm trú tại Việt Nam

  • Gia hạn tạm trú = 10 USD/lần
  • Cấp thị thực có giá trị 01 lần = 25 USD/chiếc
  • Thị thực thời hạn tối đa 03 tháng = 50 USD/chiếc
  • Thị thực thời hạn trên 03 tháng đến 06 tháng = 95 USD/chiếc
  • Thị thực thời hạn trên 06 tháng đến 12 tháng = 135 USD/chiếc
  • Thị thực thời hạn trên 12 tháng đến 02 năm = 145 USD/chiếc
  • Thị thực thời hạn trên 02 năm đến 05 năm = 155 USD/chiếc

Thẻ tạm trú có thời hạn bao lâu?

Theo Điều 38 Luật Nhập Cảnh, Xuất Cảnh, Quá Cảnh, Cư Trú Của Người Nước Ngoài Tại Việt Nam 2014 (sửa đổi năm 2019), thẻ tạm trú sẽ có thời hạn ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất là 30 ngày. Trong đó, thời hạn tối đa của từng loại thẻ tạm trú là như sau:

  • Thời hạn loại thẻ tạm trú LĐ và PV1 là không quá 02 năm
  • Thời hạn loại thẻ tạm trú NN1, NN2, TT là không quá 03 năm.
  • Thời hạn loại thẻ tạm trú NG3, LV1, LV2, ĐT và DH là không quá 05 năm.

Căn cứ pháp lý về việc chuyển đổi visa du lịch sang thẻ tạm trú

  • Luật Nhập Cảnh, Xuất Cảnh, Quá Cảnh, Cư Trú Của Người Nước Ngoài Tại Việt Nam số 47/2014/QH13 năm 2014
  • Luật sửa đổi luật Nhập cảnh, xuất cảnh, Quá Cảnh, Cư Trú Của Người Nước Ngoài Tại Việt Nam số 51/QH14/2019

Ưu điểm của dịch vụ tư vấn trọn gói chuyển đổi visa du lịch sang thẻ tạm trú cho người nước ngoài của Công ty Luật Siglaw  

  • Tư vấn miễn phí 24/7 về mọi thắc mắc về chuyển đổi visa du lịch sang thẻ tạm trú cho người nước ngoài
  • Hướng dẫn, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ 
  • Thời gian làm việc nhanh chóng, 100% đúng hạn
  • Các chuyên gia, luật sư tư vấn với kinh nghiệm trên 10 năm
5/5 - (3 votes)
Luật sư Lê Dung

Tư vấn chuyên môn bài viết:

Luật sư Lê Dung (Elena)

CEO Công ty luật Siglaw

Luật sư Lê Dung đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho nhà đầu tư đến từ hơn 10 quốc gia như: Mỹ, Singapore, Canada, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc….

Tư vấn miễn phí: 0961 366 238