Singapore và Malaysia đều là hai quốc gia có sự tương đồng về độ mở thị trường và nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn. Vậy nhà đầu tư nên đầu tư sang Singapore hay đầu tư sang Malaysia? Để trả lời thắc mắc này mời bạn cùng Siglaw tham khảo bài viết dưới đây:
Mối quan hệ Việt Nam với Singapore, Malaysia
Với Singapore
Năm 2023 đánh dấu cột mốc 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Singapore, đồng thời tròn 10 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Trong 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Singapore dẫn đầu là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất với số vốn đạt 6,46 tỷ USD, chiếm 23,3% tổng FDI rót vào Việt Nam trong năm 2022.
Cách đây 27 năm (năm 1996), Tập đoàn Sembcorp Industries của Singapore và Tập đoàn Becamex của Việt Nam đã cùng thành lập Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) đầu tiên, trải dài trên vùng đất rộng 2.500 ha tại tỉnh Bình Dương. Đây là dự án khu công nghiệp đánh dấu sự hợp tác chặt chẽ của Chính phủ hai nước. Cho đến nay, trên cả nước đã có 12 VSIP, thu hút tổng vốn đầu tư trị giá khoảng 17 tỷ USD và đã tạo ra hơn 300.000 việc làm tại Việt Nam. Các dự án đầu tư của doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam tập trung nhiều nhất ở lĩnh vực công nghiệp chế biến (chiếm khoảng 40% tổng vốn đầu tư); tiếp đến là kinh doanh bất động sản; và lĩnh vực sản xuất điện.
Với Malaysia
Malaysia luôn là một trong những đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam trong khối ASEAN. Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kim ngạch thương mại song phương không ngừng gia tăng, kim ngạch năm 2022 đạt 14,7 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2021. Ngoài ra, Malaysia cũng là nhà đầu tư lớn thứ hai của Việt Nam trong ASEAN, đứng thứ 10/140 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 668 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn 13 tỷ USD.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam có 21 dự án đầu tư sang Malaysia với tổng vốn đăng ký đạt 853 triệu USD. Việt Nam và Malaysia đã tham gia vào một số hiệp định quan trọng nhằm tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai bên như Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Malaysia, Hiệp định Tránh đánh thuế kép (DTA),…
Thuận lợi khi đầu tư sang Singapore và Malaysia
Thuận lợi khi đầu tư sang Singapore
Pháp luật thông thoáng: Hoạt động đầu tư tại Singapore được điều chỉnh bởi các luật chung, chẳng hạn như luật chung về hợp đồng, luật công ty và các luật cụ thể theo ngành. Nhìn chung, không có sự phân biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, trừ những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định. Việc thành lập công ty cũng rất dễ dàng, chỉ cần vốn pháp định 1 đô la Singapore, với điều kiện minh bạch về mọi vấn đề tài chính và trong ban giám đốc phải có một người Singapore. Tại sao nên mở công ty tại Singapore?
Nơi tụ tập các nhà bán buôn, mua sỉ: Trên thực tế, dân số của Singapore không nhiều, tiêu dùng không cao nhưng thị trường này lại là nơi các nhà bán buôn, mua sỉ đầy kinh nghiệm trên thế giới đặt trụ sở tại đảo quốc Sư Tử này. Đó cũng là cơ hội để nhà đầu tư Việt Nam tiếp cận nhà bán buôn để bán hàng số lượng lớn, xuất đi thị trường khác.
Bộ máy hành chính giải quyết nhanh chóng: Singapore trong những năm qua rất nổi tiếng với bộ máy hành chính hoạt động nhanh chóng, trơn tru để giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển dễ dàng. Các công ty nước ngoài chỉ cần xin cấp giấy phép hoạt động và đăng ký thành lập, thông qua sự kiểm soát của Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán (ACRA). Các thủ tục đăng ký rõ ràng và nhất quán, cơ chế thuế ưu đãi và liên danh hiệu quả cùng việc cho phép sở hữu nước ngoài 100%.
Nới lỏng thị thực: Singapore tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng về thị thực nhập cảnh và cư trú cho người nước ngoài muốn hoạt động kinh doanh tại nước này
Thuế: Mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất được áp dụng ở Singapore chỉ là 17%, đây cũng là mức thuế thấp nhất thế giới. Ngoài ra, Singapore đã ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTA) với hơn 70 quốc gia trên thế giới, cùng với thuế tăng vốn và thu nhập cổ tức bằng 0.
Thuận lợi khi đầu tư sang Malaysia
Khuôn khổ pháp lý: Malaysia có một khuôn khổ pháp lý tương đối mạnh mẽ cung cấp sự ổn định và bảo mật cho các nhà đầu tư dài hạn có mong muốn các khoản đầu tư, nghiên cứu và sản phẩm của họ được bảo vệ.
Khả năng tiếp cận tài chính: Malaysia tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thể tiếp cận nguồn vốn và khoản vay dễ dàng hơn. Nước này cũng áp dụng các phương thức gây quỹ mới như huy động vốn từ cộng đồng, cho vay ngang hàng.
Thuế: 2 tỷ RM quỹ đặc biệt đã được chính phủ phân bổ trong năm 2022 nhằm thu hút các công ty nước ngoài đầu tư vào Malaysia. Thậm chí, nước này còn áp dụng chính sách không đánh thuế thu nhập lên đến 15 năm cho các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ chuyển hoạt động sang Malaysia. Những chính sách ưu đãi đầu tư Malaysia dành cho Việt Nam
Khó khăn khi đầu tư sang Singapore và Malaysia
Khó khăn khi đầu tư sang Singapore
Vay vốn ngân hàng: Việc vay vốn ngân hàng ở Singapore là không hề dễ. Nhà đầu tư Việt Nam có thể phải thế chấp bằng bất động sản mà không phải là máy móc thiết bị, lãi suất vay cũng dao động ở mức lớn. Tùy vào đánh giá tín dụng, ngân hàng có thể cho vay với lãi suất chỉ 1% nhưng cũng có thể lên đến 18-19%.
Công ty đối thủ chơi xấu: Vì việc thành lập công ty dễ dàng, với chi phí rẻ nên vẫn tồn tại một số tổ chức làm ăn kiểu “chụp giựt”, điều này có thể khiến doanh nghiệp đầu tư Việt Nam mất tiền khi xuất hàng sang Singapore vì đối tác không trả tiền hàng. Trường hợp này, công ty Việt Nam nên thuê luật sư để kiện đòi lại tiền nhưng nên tuân thủ nguyên tắc “tiền trao cháo múc” để hàng hóa được thanh toán đầy đủ.
Khó khăn khi đầu tư sang Malaysia
Cạnh tranh khốc liệt: Malaysia là quốc gia có môi trường kinh doanh cạnh tranh, đặc biệt khi so sánh với các nước xuất khẩu lớn khác như Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia. Vì lý do này, các nhà đầu tư Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và cần tìm cách phát triển các sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh để giành lợi thế trên thị trường.
Yêu cầu chứng chỉ Halal: Malaysia là một quốc gia đa số theo đạo Hồi và yêu cầu chứng chỉ Halal đối với các sản phẩm thực phẩm. Điều này có thể dẫn đến chi phí bổ sung và quy trình phê duyệt phức tạp cho các nhà sản xuất và xuất khẩu thực phẩm. Để tiếp cận thị trường này, các nhà đầu tư cần đảm bảo rằng các sản phẩm của họ tuân thủ các quy định của Halal.
Đa dạng văn hóa và tôn giáo: Malaysia đa dạng về văn hóa và tôn giáo với các cộng đồng người Hoa, Ấn Độ, Malaysia gốc và dân tộc bản địa. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu cần hiểu và đáp ứng nhu cầu đa dạng của các phân khúc thị trường khác nhau. Điều này có thể đòi hỏi những nỗ lực để điều chỉnh sản phẩm, chiến lược marketing và kinh doanh cho từng nhóm khách hàng.
Rào cản thương mại và kỹ thuật: Malaysia có thể đưa ra các biện pháp phòng vệ thương mại và yêu cầu kỹ thuật đối với một số ngành nghề và sản phẩm. Các nhà đầu tư Việt Nam cần nắm vững các quy định và thủ tục nhập khẩu, chứng nhận kỹ thuật và tuân theo các yêu cầu của Malaysia để tránh rào cản thương mại không cần thiết.
Các ngành nghề đầu tư nước ngoài phổ biến ở Singapore và Malaysia
Ngành nghề đầu tư phổ biến ở Singapore
Thương mại điện tử: Thương mại điện tử là ngành mang lại doanh thu cao nhất tại Singapore. Có tới hơn 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh.
Fintech: Nhiều kỹ sư châu Á có kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực Fintech tại Singapore vì nhiều công ty công nghệ lớn của thế giới đã lựa chọn quốc gia này làm nơi đặt trụ sở hoạt động, như: Google, Facebook, IBM,…
Du lịch: Thống kê cho thấy, có tới 50% người Singapore trên độ tuổi 15 đi du lịch ít nhất một năm một lần. Điều đó cho thấy, đây là một trong những thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam tới đầu tư ở lĩnh vực du lịch.
Ngành nghề đầu tư phổ biến ở Malaysia
Ngành công nghiệp sản xuất: Malaysia có một ngành công nghiệp sản xuất phát triển, bao gồm sản xuất điện tử, ô tô, thiết bị y tế, thiết bị điện tử tiêu dùng và hàng tiêu dùng. Quốc gia này thu hút nhiều nhà đầu tư với cơ sở hạ tầng tốt, lực lượng lao động có kỹ năng và chính sách thuế hấp dẫn.
Ngành dầu khí và năng lượng: Nguồn tài nguyên dầu khí của Malaysia rất phong phú, đặc biệt là dầu và khí tự nhiên. Nhà đầu tư Việt Nam có thể lựa chọn khai thác dầu khí, xử lý và phân phối năng lượng.
Công nghệ thông tin và truyền thông: Đây là một ngành đang phát triển mạnh mẽ tại Malaysia. Với một hệ thống viễn thông tiên tiến và lực lượng lao động chất lượng cao, Malaysia thu hút các doanh nghiệp công nghệ và các dự án phần mềm, dịch vụ truyền thông và các dịch vụ công nghệ liên quan.
Tài chính và dịch vụ tài chính: Hệ thống tài chính của Malaysia phát triển đi kèm với các dịch vụ tài chính đa dạng, bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và quản lý tài sản.
Thủ tục đầu tư sang Singapore và Malaysia
Doanh nghiệp khi đầu tư sang Singapore hay Malaysia đều cần thực hiện quy trình thủ tục sau:
Bước 1: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư sang Singapore, Malaysia
Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư sang Singapore, Malaysia đối với các dự án đầu tư sau:
+ Dự án có vốn đầu tư sang Singapore, Malaysia từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
+ Dự án đầu tư sang Singapore, Malaysia yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư sang Singapore, Malaysia đối với các dự án đầu tư sau:
+ Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư sang Singapore, Malaysia từ 400 tỷ đồng trở lên;
+ Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư sang Singapore, Malaysia từ 800 tỷ đồng trở lên.
Bước 2: Làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) sang Singapore, Malaysia
Trước khi thành lập công ty con hoặc chi nhánh tại Singapore, Malaysia, nhà đầu tư Việt Nam cần thực hiện thủ tục xin cấp IRC như dưới đây (Căn cứ theo Điều 57, 60, 61 Luật đầu tư; Điều 75, 76, 78, 80 Nghị định 31):
Hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Singapore, Malaysia gồm:
+ Văn bản đăng ký đầu tư sang Singapore, Malaysia;
+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư: Trường hợp là cá nhân cần Bản sao công chứng Giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu/Số định danh cá nhân; Trường hợp là doanh nghiệp Việt Nam cần Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
+ Quyết định đầu tư sang Singapore, Malaysia (theo quy định tại Điều 57, Luật Đầu tư 2014);
+ Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư (theo quy định tại Điều 58, Luật Đầu tư 2014);
+ Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu dự án đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ).
+ Tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án đầu tư (Hợp đồng/Thỏa thuận nguyên tắc về việc thuê địa điểm,…)
+ Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư đến thời điểm nộp hồ sơ;
+ Đề xuất dự án đầu tư sang Singapore, Malaysia (nội dung chủ yếu: hình thức, mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án; hiệu quả đầu tư của dự án,…);
+ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư, gồm: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc tổ chức tài chính; Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
+ Báo cáo về việc cho công ty con vay (trường hợp nhà đầu tư cho công ty con vay để thực hiện dự án đầu tư) (nội dung chủ yếu: tổng số tiền cho vay; mục đích, điều kiện cho vay; kế hoạch giải ngân; kế hoạch thu hồi nợ; đánh giá khả năng tài chính của bên đi vay,…);
+ Tài liệu xác định việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (Cam kết của nhà đầu tư về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh,…) (trường hợp nhà đầu tư bảo lãnh cho công ty con vay để thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài).
Bước 3: Nộp hồ sơ, chờ kết quả.
Dự án đầu tư Singapore, Malaysia thuộc diện chấp thuận chủ trương của Quốc hội nộp 01 bộ gốc, 19 bộ sao;
Dự án đầu tư Singapore, Malaysia thuộc diện chấp thuận chủ trương của Thủ tướng Chính phủ nộp 01 bộ gốc, 07 bộ sao;
Dự án đầu tư Singapore, Malaysia không thuộc diện chấp thuận chủ trương 01 bộ gốc, 02 bộ sao.
Dịch vụ tư vấn đầu tư sang Singapore và Malaysia từ công ty luật Siglaw
Ưu đãi: Siglaw là một trong những công ty luật hàng đầu tại Việt Nam, với đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực luật đầu tư sang Singapore, Malaysia. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ tận tình, hiệu quả và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong quá trình tư vấn soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Kinh nghiệm: Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị đi đầu trong cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư thành lập công ty tại Singapore và đầu tư thành lập công ty tại Malaysia. Chúng tôi luôn cập nhật và nắm bắt tình hình pháp lý mới nhất, giúp khách hàng đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng.
Đội ngũ Siglaw: Đội ngũ luật sư của Siglaw bao gồm những chuyên gia có trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan mọi lĩnh vực. Chúng tôi có khả năng đưa ra những giải pháp phù hợp nhất, quản trị rủi ro để giúp khách hàng có thể dễ dàng, thuận tiện nhất trong triển khai thực hiện dự án đầu tư tại Singapore, Malaysia.
Chi phí: Chi phí tư vấn đầu tư sang Singapore, Malaysia phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ với chi phí hợp lý và cạnh tranh nhất. Chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp với quý khách về các chi phí cần thiết trước khi bắt đầu công việc, để quý khách có thể kiểm soát tốt hơn ngân sách và kế hoạch tài chính của mình.
Singapore và Malaysia là hai nền kinh tế tương đồng với Việt Nam. Mỗi quốc gia sẽ có những thuận lợi và khó khăn khác nhau. Việc quyết định đầu tư sang Singapore và Malaysia phụ thuộc xem nhà đầu tư muốn đầu tư vào lĩnh vực nào, vốn ra vào và các vấn đề pháp lý khác. Các nhà đầu tư nên tham khảo các chuyên gia, nghiên cứu và tìm hiểu kỹ về các tiềm năng và rủi ro trong từng thị trường sẽ giúp bạn đưa ra quyết định thông minh và thành công trong việc đầu tư.
Trên đây là những thông tin về chủ đề “Nên đầu tư sang Singapore hay sang Malaysia” từ đội ngũ nhân viên Công ty Luật Siglaw. Nếu quý khách hàng còn vấn đề gì vướng mắc cần giải quyết, hãy liên hệ với Siglaw để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí một cách nhanh nhất.