Trong những năm gần đây, trà sữa đã trở thành một trong những đồ uống phổ biến nhất tại Việt Nam. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường này, nhiều người đã nảy ra ý tưởng mở quán trà sữa để kinh doanh. Trong bài viết này, Công ty Luật Siglaw sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin cần biết về Mở quán trà sữa có cần giấy phép con kinh doanh không?
Giấy phép con kinh doanh là gì?
Giấy phép con kinh doanh (tên tiếng Anh là Business license) hay còn được gọi là Giấy phép con được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cá nhân hoặc tổ chức cho phép họ được hoạt động kinh doanh trong ngành nghề có điều kiện. Giấy phép này xác nhận doanh nghiệp đã tuân thủ các điều kiện pháp lý cần thiết và được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh theo đúng quy định đối với từng ngành nghề có điều kiện cụ thể. Do đó, cá nhân hoặc tổ chức chỉ được cấp Giấy phép con kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện của ngành nghề kinh doanh.
Mở quán trà sữa có cần giấy phép con kinh doanh không?
Mở quán trà sữa có cần giấy phép con kinh doanh hay không còn tùy thuộc vào mô hình kinh doanh trà sữa của bạn. Nếu bạn kinh doanh theo mô hình trà sữa vỉa hè, hoặc không có địa điểm cố định thì bạn không cần đăng ký giấy phép con kinh doanh. Còn nếu bạn kinh doanh trà sữa có địa điểm cụ thể, cố định bắt buộc phải có giấy phép này.
Việc này không chỉ giúp bạn hoạt động hợp pháp mà còn bảo vệ quyền lợi của bạn và khách hàng. Cụ thể, việc có giấy phép con kinh doanh sẽ giúp bạn tránh được các rủi ro về pháp lý và tạo niềm tin cho khách hàng khi đến quán.
Thủ tục xin giấy phép con kinh doanh quán trà sữa
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Để mở quán trà sữa, cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị 01 hồ sơ bao gồm:
Đối với quán trà sữa mô hình hộ kinh doanh:
- Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh quán trà sữa;
- Thông tin đăng ký hộ kinh doanh: tên, địa chỉ, vốn, số lao động sử dụng, thông tin chủ hộ kinh doanh…;
- Bản sao công chứng hợp lệ:
- Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh quán trà sữa;
- CMND/CCCD chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình;
- Sổ hồng hoặc hợp đồng thuê/mượn địa điểm mở quán trà sữa;
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ.
Đối với quán trà sữa mô hình công ty:
- Điều lệ công ty kinh doanh quán trà sữa;
- Giấy đề nghị thành lập công ty kinh doanh quán trà sữa;
- Danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Danh sách thành viên góp vốn đối với công ty TNHH;
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật, thành viên/cổ đông góp vốn và người được ủy quyền nộp hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Đối với quán trà sữa mô hình hộ kinh doanh:
Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc Phòng Tài chính – Kế hoạch của UBND cấp quận/huyện hoặc nộp trực tuyến tại trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố;
- Đối với quán trà sữa mô hình công ty:
Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính hoặc nộp online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận giấy phép con kinh doanh trà sữa
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Nếu hồ sơ hợp lệ, quán trà sữa sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Kinh doanh quán trà sữa là một loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống, do vậy sau khi mở quán trà sữa mô hình hộ kinh doanh hoặc công ty, để đi vào hoạt động, quán trà sữa cần xin thêm Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, cụ thể hồ sơ bao gồm:
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở;
- Bản trình bày về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Giấy xác nhận sức khỏe tốt của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy chứng nhận đã tham gia và hoàn thành tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
Mở quán trà sữa là một ý tưởng kinh doanh hấp dẫn trong thời đại hiện nay, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện đúng quy định để quán trà sữa có thể hoạt động một cách suôn sẻ và thành công.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết Công ty Luật Siglaw giải đáp về Mở quán trà sữa có cần giấy phép kinh doanh không? Nếu quý khách hàng gặp các vấn đề liên quan về Mở quán trà sữa vui lòng liên hệ cho Công ty Luật Siglaw để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện.