Theo quy định nếu cha dượng nhận nuôi con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì chỉ cần đáp ứng điều kiện về năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có tư cách đạo đức tốt. Vậy trình tự thủ tục nhận nuôi con nuôi như thế nào? Mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu chi tiết trong bài viết này:
Các đối tượng được nhận làm con nuôi
Theo Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 thì người được nhận làm con nuôi bao gồm:
Trẻ em dưới 16 tuổi; và Người từ đủ 16 tuổi – dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuô hoặc được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Người nhận nuôi con nuôi cũng đồng thời phải đáp ứng các điều kiện sau: (1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; (2) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; (3) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; (4) Có tư cách đạo đức tốt.
Quy trình và hồ sơ nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam hiện nay
Bước 1: Chuẩn bị bị hai bộ hồ sơ và Nộp hồ sơ về việc đăng ký nhận nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú, cụ thể như sau:
Thành phần hồ sơ | Loại giấy tờ |
Hồ sơ của người nhận con nuôi | |
Đơn xin nhận con nuôi; | Bản gốc |
Giấy tờ pháp lý | Bản sao |
Phiếu lý lịch tư pháp; | Bản Gốc |
Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; | Bản gốc |
Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp | Bản gốc |
Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp | Bản gốc |
Hồ sơ của người được nhận nuôi trong nước | |
Giấy khai sinh | |
Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp | |
Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng; | Hai ảnh |
Biên bản xác nhận do UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi | Bản gốc |
Một trong các giấy tờ:
– Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi. – Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự; – Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; – Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng. |
Bước 2: UBND xã tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan
Thời gian cho giai đoạn này khoảng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tiến hành xong việc lập ý kiến của những người liên quan bằng văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.
Khi kiểm tra hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch phải nghiên cứu, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh của những người liên quan. Trước hết, quy định rằng việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi.
Trong trường hợp cha hoặc mẹ đẻ đã qua đời, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được, quy trình nhận nuôi cần phải có sự đồng ý của bên còn lại. Nếu cả cha và mẹ đều không thể xác định được, thì sự đồng ý của người giám hộ là bắt buộc.
Đặc biệt, đối với trường hợp nhận nuôi trẻ em từ 9 tuổi trở lên, quy định yêu cầu sự đồng ý của chính trẻ em đó. Điều này nhấn mạnh tới quyền lựa chọn và ý kiến của trẻ em, đồng thời đảm bảo rằng họ có sự tham gia tích cực trong quá trình quyết định về việc trở thành con nuôi.
Bước 3: UBND xã ra quyết định cấp giấy chứng nhận nuôi con nuôi
Trong trường hợp việc nhận nuôi con nuôi được đồng ý, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người liên quan, UBND xã xem xét nếu người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi đáp ứng các điều kiện nêu trên thì tổ chức cấp giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
Nếu bị từ chối, UBND xã sẽ ra công văn trả lời cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng biết lí do trong thời hạn 10 ngày.
Để được tư vấn miễn phí một cách toàn diện, Quý khách liên hệ Công ty luật Siglaw
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Số 44/A32 – NV13, Khu A Glexemco, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Tp.Hà Nội.
Email: vphn@siglaw.com.vn
Chi nhánh tại miền Nam: A9.05 Block A, Tòa Sky Center, số 5B đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh miền Trung: 177 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: vphcm@siglaw.com.vn
Hotline: 0961 366 238
Facebook: https://www.facebook.com/hangluatSiglaw